Tết Đoan Ngọ là gì? ăn gì? cúng gì? Năm 2021 vào ngày nào?

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ 2021 vào ngày nào? Bạn còn đang băn khoăn về những vấn đề này cũng như muốn tìm giải đáp một cách nhanh chóng, chuẩn xác nhất. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ được biết đến là ngày tết truyền thống tại Việt Nam nói riêng cũng như một số nước trong khu vực Đông Á nói chung.

Tết Đoan Ngọ trong tiếng anh là gì? Đó là Mid-year Festival. Từ “Đoan” trong Tết Đoan Ngọ có nghĩa là khởi đầu, mở đầu. Còn từ “Ngọ” chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Chính vì vậy, việc tổ chức và ăn tết Đoan Ngọ thường được tiến hành vào buổi trưa. Đó cũng chính là lúc mặt trời ở vị trí gần trái đất nhất.

tết đoan ngọ là gì
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi là ngày giết sâu bọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được biết đến với cái tên tết giết sâu bọ, hay còn hiểu là ngày để kêu gọi mọi người cùng nhau tiêu diệt, bắt các loại sâu gây hại cho cây cối, hoa màu.

Tìm hiểu xem:

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Ở mỗi quốc gia, nguồn gốc Tết Đoan Ngọ sẽ có những sự lý giải khác nhau. Tại Việt Nam, đó là câu chuyện xoay quanh một ông lão tự xưng là Đôi Truân. Như thường lệ, người dân sẽ tổ chức tiệc ăn mừng sau khi thu hoạch xong mùa màng bội thu. Tuy nhiên, vào năm đó, khoảng đầu tháng 5, sâu bọ kéo đến tàn phá, ăn mất nhiều loại nông sản thu hoạch. Lúc đó, Đôi Truân đã tới và chỉ cho mỗi nhà cách cúng thần linh để trị sâu bọ.

Mâm cúng lễ theo yêu cầu sẽ có bánh tro, hoa quả. Sau khi cúng xong, mọi người trong gia đình cần ra ngoài vận động, tập thể dục. Người dân làm theo và kết quả là lũ sâu bọ đã rũ rượi và chết đi. Đôi Truân còn dặn thêm mọi người về việc cúng và thực hiện các hoạt động này hàng năm, đúng vào ngày 5/5 và giờ Ngọ. Cũng chính từ đó, Tết Đoan Ngọ xuất hiện và trở thành ngày lễ lớn, thiêng liêng của người Việt.

Không chỉ có Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác cũng tổ chức ngày Tết Đoan Ngọ này.

Vậy Tết Đoan Ngọ Trung Quốc bắt nguồn từ đâu? Đó là vào cuối thời Chiến Quốc khi vị Đại thần nước Sở là Khuất Nguyên đã nhảy xuống sông Mịch La vào ngày 5/5. Được biết, do can ngăn vua Hoài Vương không thành công và bị gian thần hãm hại nên Khuất Nguyên đã quyết một lòng tự tử. Dân chúng đau buồn trước tin ông mất, họ đã chèo thuyền để vớt xác nhưng không tìm thấy xác. Sau đó, người dân đổ gạo xuống để các loài cá không động tới thể xác của ông.

Hàng năm, cứ vào ngày 5/5, người dân đều tới dòng sông Mịch La để thực hiện các nghi thức tế lễ Khuất Nguyên.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ được biết đến là dịp để người dân bày tỏ lòng sự biết ơn, lòng thành kính đối với trời đất, các vị thần linh, tổ tiên và ông bà. Đồng thời, trong ngày tết này, họ cũng cầu mong về một mùa vụ sắp tới bội thu, sung túc.

Ở một số vùng miền, người dân còn giữ nguyên các giá trị, nếp phong tục Tết Đoan Ngọ xưa. Đó là việc tụ họp, quây quần bên những người thân yêu để chia sẻ với nhau về công việc, cuộc sống riêng của mỗi người. Những người con cháu làm ăn xa cũng thu xếp để về đoàn tụ với gia đình. Chính vì thế, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là rất thiêng liêng, nó được ví ngang với dịp Tết Nguyên đán truyền thống.

tết đoan ngọ ăn gì
Rượu nếp cẩm và các món đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Tết Đoan Ngọ ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những quan niệm về mâm cúng lễ khác nhau. Tuy nhiên, một số lễ vật cần đảm bảo đủ đó là: vàng mã, hương, hoa hay nước trắng. Rượu nếp Tết Đoan Ngọ cũng là lễ vật không thể thiếu. Ngoài ra, trong mỗi gia đình có thể lựa chọn thêm các loại hoa quả, bánh tro, bánh ú, xôi, chè… để giúp mâm cũng thêm đủ đầy hơn.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

  • Bánh tro

Đây là loại bánh gắn liền với phong tục Tết Đoan Ngọ của người Việt từ thời xa xưa. Bánh tro hay còn gọi là bánh gio, bánh ý, bánh âm. Bánh tro có hình tứ giác, có màu vàng đậm. Nguyên liệu để làm bánh tro bao gồm: gạo nếp, các loại cây khô, lá chuối.

Gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại cây khô, sau đó gói bằng lá chuối bên ngoài và mang đi luộc. Bánh tro thường được làm trước ngày 5/5 khoảng 1 – 2 ngày để cúng lễ và có công dụng rất tốt trong việc làm mát ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

  • Nếp cẩm, rượu nếp

Khi được hỏi về Tết Đoan Ngọ ăn gì thì nếp cẩm là món ăn mà bạn không nên bỏ qua. Nếp cẩm và rượu nếp sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại đến đường tiêu hóa. Theo quan niệm dân gian, việc ăn món ăn này vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ có tác dụng tốt và hiệu nghiệm hơn.

  • Chè trôi nước

Đối với người miền nam, chè trôi nước được ăn nhiều trong ngày Tết Đoan Ngọ này. Những viên bánh nhỏ xinh, được làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh. Khi ăn, người thưởng thức sẽ kết hợp cùng nước cốt dừa để tạo nên hương thơm, vị ngọt thanh mát.

  • Chè kê

Chè kê là món ăn đặc trưng của người Huế vào dịp Tết Đoan Ngọ. Nồi chè kê thơm phức được nấu từ hạt kê bỏ vỏ, cùng nước đường và một chút gừng giúp cho ngày lễ này thêm ngọt ngào và may mắn.

  • Các món từ vịt

Còn với người miền Bắc, miền Trung, vào ngày Tết Đoan Ngọ, họ thường chế biến các món ăn từ vịt. Thịt vịt luộc, thịt vịt rang… giúp cung cấp dưỡng chất bổ ích cho cơ thể, đồng thời giúp giải nhiệt rất tốt trong những ngày hè oi bức.

  • Hoa quả

Bên cạnh các món ăn mặn, hoa quả cũng là sự lựa chọn được nhiều gia đình áp dụng. Đặc biệt là các loại như: mận, xoài xanh… Các loại quả này có vị chua được ăn vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp diệt trừ sâu bọ.

Năm 2021 vào ngày nào?

Tết Đoan Ngọ 2021 được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch, theo lịch hàng năm. Ngày đó cũng chính là vào thứ 2 ngày 14/6 dương lịch.

Vào ngày này, người dân nên chuẩn bị các lễ vật cúng từ sáng sớm để tránh trường hợp thiếu sót hoặc mâm lễ quá sơ sài. Thời gian cúng chuẩn nhất là từ 11 – 13 giờ.

Xem Ngày đông chí năm 2021 là ngày nào?

Văn khấn Tết Đoan Ngọ

Việc cúng tùy thuộc vào từng gia chủ, quan trọng nhất là ở sự thành tâm. Điều này thể hiện lòng biết ơn đối với các đấng bề trên, những người đã giúp đỡ và cầu mong mùa màng bội thu. Tuy nhiên, nếu đang băn khoăn về cách cúng, văn khấn mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ sao cho chuẩn thì bạn có thể tham khảo thêm dưới đây.

văn khấn mùng 5 tháng 5 tết đoan ngọ
Bài văn khấn mùng 5 tháng 5 tết đoan ngọ

Trên đây chúng tôi gửi tới bạn một cách đầy đủ về Tết Đoan Ngọ là ngày gì? ý nghĩa phong tục tết Đoan Ngọ và trong ngày này ăn gì? cúng gì? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày đặc biệt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *