Tết Hàn thực là gì? Tại sao bánh trôi bánh chay lại không thể thiếu?

Tết Hàn thực là gì hay Tết Hàn thực vào ngày nào? Bạn đang băn khoăn về những thông tin này cũng như muốn có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày Tết Hàn thực vào thời gian sắp tới. Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về ngày Tết đặc biệt nhé.

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực là ngày tết truyền thống, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Xét về mặt chữ Hán, “hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Vào ngày này, người ta sẽ sử dụng đồ ăn lạnh là chủ yếu.

tết hàn thực là gì
Tết Hàn thực là ngày tết gì?

Đây cũng được biết đến là một dịp quan trọng để tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với người đã khuất trong những ngày tháng cuối xuân.

Nguồn gốc của Tết Hàn thực

Tết Hàn thực có nguồn gốc từ một điển tích của người Trung Quốc. Điển tích đó được lưu truyền trong dân gian với nội dung chính như sau: Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công ở nước Tấn phải lưu vong do gặp loạn. Hiền sĩ tên Giới Tử Thôi đã phò vua và giúp vua nghĩ ra rất nhiều kế để tránh nạn.

Một hôm, trên đường lưu vong, khi lương thực chuẩn bị trong hành lý của vị vua này cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã cắt một miếng thịt đùi của mình, nấu lên và dâng vua. Lúc hỏi ra, vua mới biết sự thật, ông vô cùng cảm kích trước tấm lòng của Giới Tử Thôi.

Khi giành lại ngôi vương, vị vua Tấn Văn Công đã phong thưởng cho những người có công, tuy nhiên lại không có Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận, hiền sĩ trở về núi Điền Sơn ở ẩn. Sau này, vua Tấn Văn Công nhớ ra và sai người đi tìm Giới Tử Thôi, tuy nhiên, hiền sĩ đã không quay về để lĩnh thưởng. Vị vua ra lệnh đốt rừng nhằm thúc ép Tử Thôi trở về. Tử Thôi quyết chí, ông và mẹ đã chịu chết cháy trong rừng.

Vua thương xót và đã lập miếu thờ, ra lệnh người trong dân gian kiêng đốt lửa 3 ngày và ăn đồ lạnh để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Cũng chính từ đó, ngày Tết Hàn thực 3/3 xuất hiện và được tổ chức hàng năm.

Ý nghĩa Tết Hàn thực

Mặc dù có nguồn gốc từ điển tích của Trung Quốc, người Trung Quốc cúng ngày này để tưởng nhớ Tử Thôi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ý nghĩa Tết Hàn thực lại hoàn toàn khác.

Vậy Tết Hàn thực có nghĩa là gì? Đó thực chất là thời điểm quan trọng, khi thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng. Ngày 3/3 âm lịch được chọn để đánh dấu giai đoạn chuyển mình của thiên nhiên, của vạn vật. Người dân chuẩn bị các mâm lễ để cúng tế trời đất, tổ tiên.

Tết Hàn thực - ngày sum họp của gia đình
Tết Hàn thực – ngày sum họp của gia đình

Đồng thời, đây cũng là dịp mà những người đi xa trở về, đoàn tụ cùng gia đình để đi tảo mộ và quây quần bên mâm cơm sum họp đầm ấm.

Tết Hàn thực cúng gì?

Ngoài những lễ vật thường thấy khi người dân dùng để cúng khấn trong các dịp khác như: hương, hoa, trầu cau, giấy tiền… thì một số đồ cùng không thể thiếu đó là:

  • Bánh trôi, bánh chay

Lễ vật này được đánh giá là điểm cốt lõi và quan trọng nhất trong mâm cúng  Tết Hàn thực 3/3. Số lượng đĩa hoặc bát bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng thường là 3 hoặc 5. Nhưng đẹp nhất và may mắn nhất vẫn là con số 5.

Bánh trôi nặn tròn, nhỏ còn bánh chay được nặn tròn dẹt và thường không có nhân. Hai món bánh tạo nên nét đẹp riêng cho ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam.

Cũng từ hai món ăn này mà ở một số địa phương đã gọi ngày 3/3 là ngày bánh trôi, bánh chay.

  • Mâm ngũ quả

5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành, với các màu khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng… Mâm ngũ quả là lễ vật dâng lên các đấng bề trên nhằm thể hiện sự hiếu thảo và sự nguyện cầu, ước mong về những điều tốt lành trong công việc, cuộc sống.

  • Ly nước sạch

Ly nước nhỏ sạch thể hiện cho tâm đức của gia chủ. Nó không chỉ là lễ vật nhằm bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ trời đất, tổ tiên mà còn là thứ để soi lương tâm xem có lương thiện, trong sáng hay không.

Ngoài ly nước, gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm khoảng 3 – 5 chén trà nhỏ để đặt lên mâm cúng lễ.

Tại sao Tết Hàn thực bánh trôi bánh chay là món không thể thiếu?

Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Bánh trôi, bánh chay được làm từ bột gạo nếp thơm, nó thể hiện cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt. Nhờ có sự lao động cần mẫn, kiên trì và vất vả của người lao động mới tạo ra được những “hạt ngọc”. Đây còn là sự hài hòa, chắt lọc tinh hoa từ đất trời, kết hợp với những giọt mồ hôi của người gieo trồng.

tết hàn thực bánh trôi bánh chay
Bánh trôi, bánh chay trong ngày Tết Hàn thực

Do đó, việc chế biến và sử dụng hai loại bánh này trong dịp tết Hàn thực 3/3 như để nhắc nhở và dặn dò những thế hệ sau cần biết ơn, kính trọng những thành quả, công sức của người lao động, người đời trước.

Gợi nhớ đến tích truyện dân gian

Ngoài ý nghĩa trên thì Tết Hàn thực bánh trôi, bánh chay cũng gợi nhớ về tích truyện “Lạc Long Quân và Âu Cơ”. Trong đó, bánh trôi chính là 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng còn lại nở thành 50 người con và theo cha xuống biển.

Tết Hàn thực có phải Tết Thanh minh không?

Nhiều người thường nhầm lẫn và thắc mắc rằng Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh. Thực chất, Tết thanh minh và Tết Thanh minh là hai ngày hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên lại có điểm chung và cùng bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại.

Nếu như Tết Hàn thực được tổ chức cố định vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm thì Tết Thanh Minh không có ngày cố định. Ngày Tết này thường bắt đầu sau khi kết thúc tiết xuân phiên, cụ thể là ngày 4 tháng 4 theo lịch dương.

Xem Tết thanh minh là gì?

Tết Hàn thực 2021 vào ngày nào?

Tết Hàn thực 2021 tổ chức vào ngày 3/3 theo lịch âm, và cũng chính là ngày 14/4 theo lịch dương. Gia chủ nên chuẩn bị các lễ vật từ sớm để có thể có được mâm cúng đầy đủ và thực hiện việc cúng khấn vào giờ tốt nhất.

Xem thêm: Ngày đông chí năm 2021 là ngày nào?

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc Tết Hàn thực nghĩa là gì, Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không, nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày đặc biệt này. Hy vọng những kiến thức này sẽ có ích cho bạn, để từ đó thực hiện các việc cần làm, nên làm hoặc tránh những điều xấu vào ngày 3/3.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *