Cấu tạo và hướng dẫn sử dụng máy phát điện công nghiệp

Máy phát điện công nghiệp là một thiết bị không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Dưới đây là cấu tạo và hướng dẫn sử dụng máy phát điện công nghiệp cơ bản nhất mà người dùng cần nắm được.

Tìm hiểu cấu tạo máy phát điện công nghiệp

Nếu bạn biết cấu tạo và nguyên lý máy phát điện công nghiệp thì việc vận hành máy móc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể như sau:

Các bộ phận cấu tạo máy phát điện công nghiệp
Các bộ phận cấu tạo máy phát điện công nghiệp

Động cơ

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng của máy phát điện công nghiệp. Nó chính là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào cho máy. Các nguyên liệu sử dụng để vận hành động cơ thường là xăng, dầu hoặc có thể là khí thiên nhiên.

Thường kích thước của động cơ sẽ tỷ lệ thuận với công suất của máy phát điện. Giá máy phát điện và chất lượng máy cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào loại động cơ. Chính vì thế bạn nên hết sức quan tâm đến bộ phận quan trọng này của máy.

Các dòng máy phát điện công nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam đa số sử dụng động cơ từ các thương hiệu uy tín nổi tiếng như: Yanmar, Kohler,… với chất lượng và tuổi thọ cao, tiết kiệm nhiên liệu.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà chúng ta có thế chọn loại máy phát điện công nghiệp với động cơ phù hợp. Bạn nên được tư vấn trước khi chọn mua máy về các thông số kỹ thuật, lịch trình bảo trì để đảm bảo cho máy hoạt động tốt và nâng cao tuổi thọ của máy.

Đầu phát điện

Đây được xem là bộ phận quan trọng đứng thứ 2 trong cấu tạo của máy phát điện. Nó thực hiện cả ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.

Trong đầu phát có hai thành phần quan trọng nhất chính là ROTO và STATO. 

Rotor là phần chuyển động để tạo từ trường. Cấu tạo của Rotor gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.

Stato là phần cố định, hoạt động như một nam châm, tác dụng với rotor để tạo chuyển động. Stato được cấu tạo từ các dây dẫn điện được quấn lại tạo thành cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.

Hệ thống nhiên liệu

Đây là nơi chứa và dẫn nhiên liệu từ bình nhiên liệu vào động cơ để động cơ có thể hoạt động. Hệ thống nhiên liệu gồm bình nhiên liệu, ống nối, bơm, bình lọc, kim phun, ống thông gió… Mỗi bộ phận đều sẽ giữ một chức năng quan trọng. Chúng hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo nhiệm vụ cung cấp, điều phối nhiên liệu để việc vận hành máy phát điện công nghiệp được trơn tru hơn.

Bảng điều khiển

Chức năng chính của bộ phận là điều khiển mọi hoạt động của tổ máy phát điện, bảo vệ và hiển thị thông tin của máy đang vận hành.

Ổn áp AVR 

Ổn áp là bộ phận quy định mức điện áp đầu ra của máy, nó đảm bảo mức điện áp ở trong giới hạn cho phép, ổn định dòng điện trong nhiều điều kiện khác nhau.

Hệ thống làm mát

Hướng dẫn các bước vận hành máy phát điện công nghiệp
Hướng dẫn các bước vận hành máy phát điện công nghiệp

Máy phát điện công nghiệp khi vận hành sẽ bị nóng và ảnh hưởng đến hoạt động của máy, hệ thống làm mát sẽ đảm bảo cho máy bền bỉ, tăng năng suất hoạt động.

Hệ thống bôi trơn

Bất cứ máy phát điện công nghiệp nào cũng cần phải có hệ thống bôi trơn hoạt động bằng dầu giúp máy hoạt động bền bỉ và êm ái trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Bộ sạc ắc quy

Nhiệm vụ của bộ sạc là giữ cho pin của chiếc máy phát điện công nghiệp luôn đầy ắp, không làm gián đoạn công việc giữa chừng. 

Kết cấu khung chính và vỏ

Bộ phận này có chức năng bảo vệ máy, giảm tiếng ồn khi máy hoạt động. Thông thường độ ồn đạt tiêu chuẩn khoảng 75dba ± 3 với khoảng cách 7m không gian mở.

Hệ thống xả

Hệ thống xả có vai trò xử lý lượng khí thải ra trong quá trình hoạt động của chiếc máy. Nó còn kết nối chặt chẽ với các động cơ nhằm giảm bớt tình trạng rung khi máy đang hoạt động và bảo vệ được hệ thống xả. Gang, thép là chất liệu dùng để cấu tạo nên hệ thống xả.

Hướng dẫn sử dụng máy phát điện công nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo máy phát điện công nghiệp thì chúng ta hãy theo dõi hướng dẫn sử dụng thiết bị này ngay trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Hướng dẫn các bước sử dụng máy phát điện công nghiệp
Hướng dẫn các bước sử dụng máy phát điện công nghiệp

Xem thêm:

Bước 1: Đối với quy trình vận hành khởi động bằng tay thì các bạn nhấn nút có biểu tượng hình bàn tay. Còn đối với quy trình tự động các bạn hãy nhấn nút có biểu tượng chữ AUTO.

Bước 2: Nhấn nút sở hữu tượng trưng chữ I có màu xanh để khởi động máy. Hoặc bật công tắc trên bộ ATS (hay bộ chuyển nguồn tự động) sang vị trí Auto đối với hệ thống tự động. Nếu muốn chuyển từ chế độ tự động sang chế độ vận hành bằng tay nhấn nút mang biểu tượng bàn tay cho đèn của biểu tượng này sáng lên và ngược lại.

Bước 3: Tiếp tục đánh giá thông số trên màn hình bằng cách sử dụng các nút lên và xuống.

Bước 4: Khi không dùng máy nữa, các bạn cắt hết các phụ tải, cắt Attomat, tắt máy (ấn nút màu đỏ cho tới khi máy dừng hẳn thì thả tay ra).

Bước 5: Trường hợp muốn dừng máy khẩn cấp (khi có sự cố xảy ra) nhấn nút Stop.

Trên đây là cấu tạo và hướng dẫn sử dụng máy phát điện công nghiệp, tuy nhiên mỗi model máy của các thương hiệu khác nhau thì cách vận hành cũng không hoàn toàn giống nhau. Do vậy nếu cần được hỗ trợ về dòng máy mà mình đang dùng, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *