Máy lọc không khí đang được sử dụng phổ biến trong các gia đình nhờ tính năng làm sạch không khí, cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nếu không hiểu và sử dụng đúng cách sẽ gây ra các tác hại ngược lại. Trong bài viết dưới đây tiemruaxe.com sẽ chia sẻ những tác hại của máy lọc không khí, từ đó giúp bạn sử dụng hiệu quả và đúng cách hơn.
Các tác hại máy lọc không khí thường gặp
Máy lọc không khí có tác dụng không? Theo nhiều chuyên gia các máy lọc không khí có tác dụng như: loại bỏ bụi mịn, lọc sạch bụi bẩn, diệt khuẩn, khử mùi, nấm mốc, hút ẩm hoặc tạo độ ẩm,…Giúp không khí trong sạch, cân bằng độ ẩm trong môi trường nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng không đúng cách có thể hoàn toàn gây hại, chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:
Không thường xuyên vệ sinh màng lọc
Sau khi hoạt động một thời gian cần phải vệ sinh màng lọc để bụi bẩn không tích tụ lại bên trong máy. Nếu bạn để quá lâu vô tình máy lọc không khí sẽ trở thành nơi phát tán bụi bẩn ngược trở lại vào không gian phòng.
Ngoài ra, màng lọc không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo ra môi trường nấm mốc, khiến các vi khuẩn sinh sôi. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất tùy theo mức độ bụi trong phòng, thời gian sử dụng nhiều hay ít mà bạn nên vệ sinh màng lọc theo định kỳ từ 1-2 lần/tháng.
Tính năng ion âm tốt nhưng vẫn có tác hại
Một số máy lọc không khí hiện nay có thêm tính năng tạo ion để diệt khuẩn, giúp không khí trong lành hơn. Tính năng này giúp tạo ra các ion phát tán vào không khí và bám vào bụi, vi khuẩn trong không khí.
Đối với bụi, các ion âm bám vào hạt bụi, khiến chúng bị hút vào những vật mang điện tích dương trong phòng. Đối với vi khuẩn, ion âm sẽ kết hợp với gốc OH trong vi khuẩn để làm phá hủy cấu trúc của chúng khiến vi khuẩn chết hoặc không thể hoạt động.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chức năng tạo ion âm sẽ giúp không khí trong phòng ít bụi hơn, sạch hơn. Nhưng bụi bẩn vẫn chỉ quanh quẩn trong không gian kín và bám lên bề mặt của các đồ vật xung quanh. Vì vậy, người dùng có thể phải dọn dẹp phòng nhiều hơn bởi tính năng tạo ion này.
Máy lọc không khí làm cho phòng có mùi lạ
Máy lọc không khí có mùi hôi có thể do chức năng tạo ion âm đôi khi sinh ra khí ozone. Khí này có tính chất oxy hóa mạnh, giúp diệt khuẩn nhưng nếu sinh ra quá nhiều sẽ khiến không khí trong phòng có mùi hắc. Thậm chí nếu quá nhiều khí ozone trong phòng còn có thể khiến cơ thể bị ngộ độc vì khí này.
Đặt máy sai vị trí
Nhiều người khi sử dụng máy thường đặt máy lọc không khí ở vị trí sát tường để không gian căn phòng thêm rộng rãi và không bị vướng. Tuy nhiên, điều này sẽ không tốt cho máy mà vô tình còn làm cản trở đến khả năng hút gió của quạt, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy ở mức thấp hơn bình thường.
Máy lọc không khí thường có 3 cửa hút gió ở 2 cửa bên và 1 cửa dưới. Do đó, vị trí lý tưởng để đặt máy nên đặt nơi thông thoáng, để cách tường 40cm, hoặc để đặt lưng gần cửa sổ, vị trí mở cửa để lưu thông không khí trong phòng là tốt nhất.
Không thay màng lọc khi sử dụng thời gian dài
Sau một thời gian sử dụng bạn cần phải thay màng lọc mới để máy hoạt động tốt hơn. Với mỗi màng lọc khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Tấm lọc than hoạt tính có thời gian sử dụng 2 – 3 năm tùy theo hãng sản xuất và mức độ ô nhiễm không khí trong nhà bạn.
Bộ lọc HEPA có tuổi thọ sử dụng 3 – 10 năm, nếu khu vực bạn đang sống ô nhiễm cao thì 3 năm nên thay lõi lọc 1 lần, còn ở khu vực ít ô nhiễm thì tuổi thọ màng lọc này có thể lên đến 10 năm.
Màng lọc là một bộ phận độc lập với máy lọc không khí, nó sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của máy và sẽ gây nên tác hại của máy lọc không khí nếu không được thay thế trong quá trình sử dụng.
Giải đáp câu hỏi thường gặp về máy lọc không khí
Máy lọc không khí có thật sự hiệu quả, tốt không?
Theo cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ chất lượng không khí bên trong nhà ô nhiễm gấp 5 lần so với không khí bên ngoài. Điều này chủ yếu do thông gió kém, do hóa chất tẩy rửa gia dụng, nấm mốc, chất gây dị ứng, vi khuẩn luôn tồn tại trong nhà.
Trong khi đó, máy lọc không khí có cách thức hoạt động dựa trên phương thức loại bỏ chất gây ô nhiễm trong không khí xấu như:
- Dùng bộ lọc HEPA: bộ lọc HEPA có khả năng loại bỏ đến 99.9% các hạt bụi, kể cả các hạt bụi nhỏ tới 0,3 micron, và hầu hết các vi khuẩn, virus, các chất gây dị ứng.
- Khử mùi hôi như mùi thức ăn, mùi thuốc lá, mùi mồ hôi…
- Một số máy lọc không khí có tính năng bù ẩm, giúp không khí không bị khô, cân bằng, tốt cho da của bạn.
Sử dụng máy lọc không khí có tốn điện không?
Nhiều người khi sử dụng máy lọc không khí thường lo lắng về vấn đề tốn điện nếu bật máy cả ngày. Tuy nhiên, lượng điện tiêu thụ của máy lọc không khí chỉ dao động trong khoảng 0.025-0.055 kW/h. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sử dụng liên tục trong 24 giờ thì sẽ tiêu thụ khoảng 0.6-1.32 kW/h, tương đương số tiền mà bạn cần chi trả là khoảng 3.000 – 5.000 đồng/ngày.
Nếu so với các thiết bị điện gia dụng khác như điều hòa, quạt điện, tủ lạnh…trong gia đình thì mức điện năng mà máy lọc không khí tiêu thụ ở mức thấp. Do đó, sử dụng máy lọc sẽ không tốn nhiều điện như nhiều người nghĩ.
Có nên bật máy lọc không khí cả ngày? Nên bật máy lọc không khí bao lâu?
Đối với câu hỏi máy lọc không khí có nên bật cả ngày thì câu trả lời chắc chắn là không nên, vì một số lý do sau:
- Đối với bộ lọc khí theo thử nghiệm, kiểm tra và chứng minh tính hiệu quả của bộ lọc khí khi hoạt động trong số giờ cố định. Thời gian hoạt động quá dài sẽ khiến cho màng lọc bị tích tụ nhiều bụi bẩn làm ảnh hưởng đến đường hút gió của quạt lọc không khí.
- Khi đó, để lọc không khí ở mức hiệu suất ban đầu quạt sẽ phải tăng công suất để ngăn sự tích tụ trong lõi lọc. Điều này dẫn đến việc quạt sẽ phải hoạt động hết công suất nên sẽ kêu to hơn, điện năng tiêu tốn nhiều hơn. Lâu ngày có thể gây hỏng hóc, nhất là bộ lọc sẽ nhanh chóng phải thay mới.
- Một số máy lọc không khí hiện nay được trang bị hệ thống ion tích điện âm giúp làm mát, làm sạch không khí. Việc duy trì tính năng phát ion âm trong thời gian dài sẽ tạo tần suất ion âm trong không khí cao và dễ sinh ra khí ozone.
Do đó với câu hỏi nên bật máy lọc không khí bao lâu thì câu trả lời là chỉ nên để máy chạy khoảng 8 giờ mỗi ngày. Tốt nhất nên bật máy trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 4 tiếng trở lên và tối đa khoảng 8 tiếng/ngày.
Dùng máy lọc không khí có nên mở cửa?
Phương thức hoạt động của máy lọc không khí là hoạt động bằng cách tuần hoàn, lọc các chất ô nhiễm như bụi, vi khuẩn, lông động vật…từ không khí. Vì vậy máy sẽ liên tục cấp, lọc không khí bên trong phòng. Nếu bạn mở cửa sổ sẽ làm quá trình bị gián đoạn và không khí trong phòng cũng bị ảnh hưởng bởi bụi bên ngoài vào.
Thực tế, khi cửa mở thì máy lọc không khí vẫn hoạt động bình thường nhưng hiệu quả lọc không nhanh, không khí lọc cũng không chất lượng như khi bạn đóng cửa.
Xem thêm:
Có phải máy lọc không khí không cần thay màng lọc khi sử dụng?
Trong máy lọc không khí màng lọc là bộ phận quan trọng nhất giúp ngăn chặn bụi, nấm mốc, mùi hôi trong không khí. Do đó, trong quá trình sử dụng người dùng nên thường xuyên thay thế các bộ lọc này để đảm bảo hiệu suất của máy hoạt động được tốt nhất.
Thông thường, một máy lọc không khí sẽ có 3 hệ thống màng lọc chính là: màng lọc thô, màng lọc HEPA, màng lọc trung gian. Mỗi màng lọc tùy theo từng loại, từng hãng khác nhau sẽ có thời gian sử dụng khác nhau, có thể là 1 năm, 3 năm hoặc thậm chí là 10 năm. Cụ thể:
- Màng lọc thô: thường sẽ không phải thay mới.
- Màng lọc phấn hoa: thời hạn thay mới khoảng 6-12 tháng.
- Màng lọc than hoạt tính: thay mới sau khoảng 2-3 năm.
- Màng lọc nước: thay mới trong khoảng 2 năm sử dụng
- Màng lọc HEPA: thay mới khoảng 3 – 10 năm tùy vào tình trạng ô nhiễm môi trường và thời gian sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ về tác hại của máy lọc không khí khi sử dụng sai cách. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm về dòng sản phẩm này. Để tham khảo thêm các loại máy lọc không khí bạn có thể truy cập vào website trungtammuasam.vn hoặc gọi ngay hotline 0977 658 099 để trao đổi trực tiếp với bộ phận CSKH hoàn toàn miễn phí!