Thất Tịch là gì? Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch

Thất Tịch là gì hay Thất Tịch là ngày gì? Bạn đã nghe nhiều và trải qua ngày này tuy nhiên chưa hiểu rõ thực sự về nguồn gốc, ý nghĩa của nó. Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về ngày lễ Thất Tịch qua bài viết dưới đây nhé.

Thất Tịch là gì?

Lễ Thất Tịch được biết đến với tên gọi khác là Trùng Thất và thường được diễn ra duy nhất vào ngày 7 tháng 7 âm lịch trong năm. Vào ngày này, thời tiết dịu nhẹ, xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Theo quan niệm của dân gian thì đó là nước mắt của Ngưu Lang Chức Nữ trong lần tương phùng một năm một lần.

thất tịch là gì
Thất tịch gắn với truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ

Tên gọi Thất Tịch có thể thay đổi ở từng quốc gia khác nhau. Ví dụ như ở một số vùng tại Việt Nam, ngày lễ này còn được gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Còn tại một số nước khác, tên gọi của ngày này có thể kể đến như: ngày Khất Xảo Tiết, ngày Xảo Tịch, ngày Trùng Thất…

Nguồn gốc ngày Thất Tịch

Vậy nguồn gốc lễ Thất Tịch là gì? Theo truyền thuyết được lưu truyền lại trong dân gian, ngày Thất Tịch là ngày gặp gỡ của Ngưu Lang, một chàng trai chăn trâu có số phận nghèo khổ và Chức Nữ, cô gái xinh đẹp, hiền dịu.

Ngưu Lang có cuộc sống nghèo khổ tuy nhiên anh luôn có tinh thần cầu tiến và chăm chỉ làm ăn. Trong một lần, Ngưu Lang vô tình gặp Chức Nữ, con gái Vương Mẫu Nương Nương, được biết đến là tiên nữ dệt vải toàn vẹn. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, Ngưu Lang và Chức Nữ có tình cảm với nhau, họ nên duyên vợ chồng và đón 2 thiên thần một trai một gái.

Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc không kéo dài được lâu, Chức Nữ theo lệnh của Ngọc Hoàng phải trở về thiên đình. Chức nữ bắt buộc phải nghe theo. Và từ đó, cô rời xe Ngưu Lang và 2 con nhỏ để trở về. Lúc này, Ngưu Lang buồn đau, anh chàng mang theo hai con, cố vượt sông Thiên Hà để gặp nàng. Trước những hành động của Ngưu Lang, Vương Mẫu Nương Nương đã cho 2 người có cơ hội gặp nhau 1 lần vào ngày 7 tháng 7 hàng năm.

Cũng chính vì thế mà bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện thêm một vì sao mang tên Ngưu Lang, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, sự thủy chung của chàng đối với Chức Nữ.

ý nghĩa ngày lễ thất tịch
Ngày này danh cho các cặp đôi

Ý nghĩa của ngày thất tịch

Ngày Thất Tịch 7 tháng 7 được coi là dành cho các cặp đôi. Họ cùng nhau lên chùa cầu bình yên, cầu tình duyên được bền chặt và mãi hạnh phúc. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, chòm sao Ngưu Lang thường sáng nhất, nó rực sáng vì gặp được Chức Nữ, người mà chàng yêu thương. Nếu trời không mưa, vào ngày này, các cặp đôi cũng thường cùng nhau ngắm sao, với sự cầu mong về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc và một tình cảm sắt son như trong truyền thuyết của hai nhân vật trên.

Những câu chuyện tình đẹp hay những lời thề sắt son cùng được viết lên trong ngày đặc biệt này. Không chỉ bởi tính chất thiêng liêng, một năm một lần mà đó còn là sự hy vọng, lời hứa của hai người yêu nhau về một tương lai gắn bó, tươi sáng.

Ngày Thất Tịch ở các nước trên thế giới

Bắt nguồn từ Trung Quốc, ngày lễ Thất Tịch còn được tổ chức ở rất nhiều quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…

Ở Trung Quốc

Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc là ngày lễ lớn, được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi như: xâu kim Khất Xảo, thả hoa đăng, rửa lược… Các cô gái còn độc thân sẽ đi chùa và tham gia vào các hoạt động tập thể này. Cụ thể đó là ở trò chơi xâu kim Khất Xảo, các cô gái cố gắng hết sức để giành được ngôi vị “Đắc Xảo”, hay còn được biết đến là người khéo léo và được nàng Chức Nữ ban phúc, ban sự may mắn trong tình duyên.

Vào ngày này, người Trung Quốc cũng có truyền thống gieo 5 hạt đỗ hoặc hạt tiểu mạch để chúng nảy mầm, sau đó kết lại để thành “Ngũ sinh bồn” nhằm cầu may trong đường con cái.

Ở Nhật Bản

Ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản hay còn gọi là lễ Tanabata. Đây là kỷ niệm gặp gỡ giữ Chức Cơ (Orihime tức sao Chức Nữ) và Ngạn Tinh (Hikoboshi tức sao Ngưu Lang).

Thất tịch ở Nhật được gọi là lễ hội Tanabata
Thất tịch ở Nhật được gọi là ngày lễ hội Tanabata

Vào ngày này, người Nhật thường có phong tục viết những lời cầu nguyện của mình lên các mảnh giấy nhỏ, nhiều màu sắc khác nhau và treo lên cành trúc trước cửa nhà. Họ cầu khấn sao Chức Nữ với mong muốn đem đến sự khéo léo hơn trong công việc và sao Ngưu Lang mang đến cho người dân sự may mắn, mùa màng bội thu và sự thịnh vượng, giàu có.

Các đôi yêu nhau vào ngày lễ Tanabata thường tới các đề thờ để cầu nguyện. Còn đối với trẻ nhỏ, tại các trường học cũng được trang trí những cành trúc lớn, những đám trẻ sẽ cùng nhau trang trí và viết lên những mơ ước của bản thân mình.

Tại Hàn Quốc

Lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc còn được biết đến với tên gọi Chilseok. Thời điểm diễn ra lễ hội cũng chính là khoảng thời gian kết thúc thời tiết nóng nực và bắt đầu vào mùa mưa. Trong lễ hội Chilseok, người dân Hàn Quốc sẽ tắm sạch sẽ vào buổi sớm với sự cầu mong về một sức khỏe tốt, bền bỉ. Đây cũng được coi là lễ hội thưởng thức đồ ăn khi họ cùng nhau quây quần làm ra những món ăn từ lúa mì, cùng nhau ăn và trò chuyện vui vẻ. Ngoài ra, bí ngô, dưa hấu hay các sản vật trồng trọt và thu hoạch cũng được sử dụng cho bữa tiệc lớn của năm này.

Tại Việt Nam

Vào ngày lễ Thất Tịch, các đôi nam nữ yêu nhau thường đến chùa, cầu mong về đường tình duyên, sức khỏe và công việc. Bên cạnh đó, các cặp đôi cũng sẽ giành cho nhau những khoảng thời gian quý giá để đi ăn, đi chơi và cùng ngắm sao Ngưu Lang, Chức Nữ.

thất tịch ăn chè đậu đỏ
Tương truyền ăn chè đậu đỏ trong ngày thất tịch bạn sẽ hết FA 😀

Theo phong tục ở Việt Nam, món ăn không thể thiếu trong ngày này đó là chè đậu đỏ, món ăn dành cho những người độc thân. Chè đậu đỏ mang ý nghĩa tâm linh về việc tìm được một nửa đúng ý, yêu thương.

Tìm hiểu xem Tại sao bánh trôi bánh chay lại không thể thiếu?

Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Thất Tịch là ngày gì, nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động chính diễn ra trong ngày này. Hy vọng có thể mang đến kiến thức hay và bổ ích cho bạn về ngày lễ đặc biệt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *