Khiêm tốn là gì? Những đức tính khiêm tốn? Cho ví vụ

Khiêm tốn là gì? Tại sao phải khiêm tốn? Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người được thể hiện qua những lời nói, hành động, cử chỉ. Người khiêm tốn là người biết mình, hiểu được người khác, nhún nhường và không tự đề cao vai trò cá nhân của mình, không khoe khoang. 

Có thể nhiều người nghĩ rằng những người khiêm tốn sẽ không nổi tiếng hơn, không tài giỏi hơn người khác, họ không thể hiện được tài năng, hiểu biết của mình nên không được nhiều người kính trọng, tỏa sáng. Tuy nhiên, đó là cách hiểu hoàn toàn sai lầm, để hiểu hơn về khiêm tốn là gì và những đức tính khiêm tốn của con người hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là chỉ đức tính của con người biết nhường nhịn, không khoe khoang, không tự để cao bản thân. Đây là một đức tính rất đẹp của cong người. Chúng ta rất nên học hỏi đức tính này.

Khiêm tốn nghĩa là gì? Nghị luận về khiêm tốn
Khiêm tốn nghĩa là gì? Nghị luận về khiêm tốn

Người khiêm tốn còn biết được những thứ mình chưa hiểu hết, sau đó nỗ lực tìm hiểu nó, tìm cách học hỏi từ những người xung quanh mình. Họ cũng không quan tâm đến công việc của mình có bị ảnh hưởng không, luôn hỗ trợ người khác từ phía sau. Đồng thời họ cũng dám nhận những phản hồi chân thật và không ngủ quên trên chiến thắng của mình. 

Những người có đức tính khiêm tốn sẽ không biểu lộ sự kiêu căng, bốc đồng hay sự tự mãn. Họ cũng không hay nói về những gì mình có do đó tạo ra được sự gần gũi, sự đồng cảm và nhận được nhiều sự yêu mến từ những người xung quanh. 

Khiêm nhường là gì?

Khiêm nhường là khiêm tốn trong mối quan hệ đối xử với nhau không giành cái hay cho mình mà có thể sẵn sàng nhường cho người khác. Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, có thái độ nhã nhặn, biết lắng nghe ý kiến của người khác. 

Họ là người không tự đề cao mình, không quá khoe khoang bản thân với những người xung quanh. Bác Hồ là một tấm gương sáng về đức tính khiêm nhường để chúng ta học tập. Dù là người có cương vị cao nhưng Bác luôn sống trong ngôi nhà đơn sơ, lối sống giản dị, mộc mạc. 

Nếu không có khiêm nhường con người sẽ ngủ quên trong chiến thắng, trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu.

Tại sao phải khiêm tốn? Ý nghĩa đức tính khiêm tốn là gì?

Khiêm tốn là một đức tính quan trọng, vô cùng đẹp của mỗi người, ẩn sâu trong mỗi con người đều có sự khiêm tốn nhưng sự khiêm tốn đó có được đánh thức hay không còn phụ thuộc vào cách mà chúng ta gọi chúng như thế nào?

Một người khiêm tốn luôn biết lắng nghe, biết chia sẻ đúng lúc và họ sẽ học tập được nhiều thứ hơn. Một trong những ví dụ về khiêm tốn phải kể đến 5 điều Bác Hồ dạy trong đó điều thứ 5 Bác đã nhấn mạnh:

5 điều Bác Hồ dạy các cháu nhi đồng, thiếu niên về sự khiêm tốn
5 điều Bác Hồ dạy các cháu nhi đồng, thiếu niên về sự khiêm tốn

Xem thêm:

Có thể nói khiêm tốn là một đức tính quý báu mà mỗi người nên rèn luyện và nên có. Bởi những ý nghĩa, lợi ích mang lại cho chúng ra rất nhiều:

  • Giúp chúng ta có được sự yêu quý, thiện cảm từ những người khác, giúp bạn có thể phát triển và có các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Tôn trọng người khác, biết học hỏi từ họ, nhường nhịn giúp đỡ những người yếu hơn mình, chia sẻ những kiến thức mình biết cho họ, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm từ họ. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp nhiều hơn.
  • Chăm chỉ học hỏi, khiêm tốn, cầu thị trau dồi bản thân, tăng thêm nhiều sự hiểu biết, không cầu thị quá thể hiện, bạn sẽ nhận được thêm nhiều kiến thức và sự kính trọng từ những người khác.
  • Khiêm tốn là chìa khóa giúp con người có thể gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, trong công việc.
  • Người khiêm tốn có giá trị bản thân cao hơn so với những người khác.

Có nên trở thành người khiêm tốn trong công việc hay không?

Đức tính khiêm tốn trong cuộc sống là tốt thế nhưng trong một số trường hợp sẽ khiến bản thân bạn phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong công việc, có nên thể hiện sự khiêm tốn quá mức không? Đối với câu hỏi này câu trả lời là “KHÔNG NÊN” bởi 1 số lý do dưới đây:

Khiêm tốn trong công việc bị xem là nhút nhát

Quan điểm về sự khiêm tốn mỗi người sẽ có cảm nhận khác nhau. Đôi khi có người sẽ hiểu nhầm đó là sự nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin. Trong công việc, để có thể thành công bạn cần phải hiểu về cách nhận thức của đồng nghiệp, của cấp trên. 

Trong môi trường công sở năng động bạn sống khiêm tốn sẽ bị cho là người sống khép kín. Bạn dễ bị đánh giá là người không dám thể hiện bản thân, thậm chí sẽ gặp những người ghét bạn vì họ cho là bạn sống không thật lòng, sống giả tạo.

Có nên là người khiêm tốn trong công việc?
Có nên là người khiêm tốn trong công việc?

Quá khiêm tốn làm bạn mất đi giá trị thực của mình

Những người khiêm tốn thường lấy hành động để chứng minh cho năng lực của mình. Đơn giản là con người không ai muốn sự cố gắng, nỗ lực của mình khi đạt được kết quả lại không được công nhận. 

Tuy nhiên, bạn lại chưa nghĩ đến việc nếu không nói ra sẽ không có người nhận ra giá trị thực sự mà bạn mang đến cho công ty. Đối với lối tư duy chăm chỉ làm việc, tập chung, cống hiến mà không cần lên tiếng sẽ khiến bạn mất đi cơ hội phát triển trong công việc, sự nghiệp.

Khiêm tốn quá lâu khiến bạn không hiểu giá trị thực sự của mình

Khiêm tốn quá mức khiến bạn quên đi khả năng, bản lĩnh thực của mình. Bạn luôn nghĩ mình còn nhiều khuyết điểm và thiếu sót, nên không thể vượt qua được sự thành công của người khác. Dẫn đến về lâu dài bạn sẽ ngại giao tiếp, không dám mạo hiểm và không nắm bắt được các cơ hội lớn trong sự nghiệp của mình. 

Sống mãi trong vùng an toàn sẽ khiến bản thân bạn mất đi giá trị bản thân dù tránh được sóng gió nơi công sở. 

Dễ bị bắt nạt nơi công sở

Trong công việc bạn quá khiêm tốn nên không muốn có bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra, không muốn có sự cạnh tranh gắt gao với đồng nghiệp. Điều này khiến bạn trở thành đối tượng dễ bị lợi dụng. Bạn có thể sẵn sàng làm việc trong thời gian dài, với khối lượng công việc lớn sẽ khiến nhiều người vịn vào cớ đó để nhờ vả. 

Lâu dần công việc đó dường như trở thành nhiệm vụ riêng của bạn và bạn tự nhiên phải thực hiện cho tất cả mọi người. Vậy nên, đừng khiêm tốn quá mức đến mức ai cũng có thể chê bai, cười nhạo, bắt nạt bạn nhé.

Khiêm tốn quá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của bạn

Người quá khiêm tốn sẽ bị bất lợi khi đàm phán lương. Ví dụ về khiêm tốn khi bạn thể hiện trong vòng phỏng vấn, đánh giá hàng năm để nâng lương, mặc dù có thể bạn xứng đáng nhận được nhiều điều tốt hơn, mức lương cao hơn. Tuy nhiên, vì khiêm tốn nên bạn e ngại, không dám yêu cầu, đề nghị với sếp. Do đo, vô tình bạn làm giảm đi mức thu nhập của mình, phải nhận mức lương thấp hơn so với năng lực và giá trị mà bạn tạo ra cho công ty. Thậm chí có thể công ty cũng sẽ không quá coi trọng bạn dẫn đến thu nhập của bạn không được như mong muốn. 

Khiêm tốn được gì mất gì?

Theo La Rochefoucauld đã nói rằng: “Ta tỏ vẻ hơn người khác thì người đó sẽ trở thành kẻ thù của ta, ta chịu nhường người thì người sẽ liên kết với ta”. Thật ra khi khiêm tốn cái ta mất đi là những thói xấu như tính tự cao, tính kiêu căng, sự hợm hĩnh. Nhưng nếu giữ nó ta sẽ mất rất nhiều thứ trong cuộc sống. 

Khiêm tốn được gì và mất gì? Khiêm tốn bao nhiêu là đủ?
Khiêm tốn được gì và mất gì? Khiêm tốn bao nhiêu là đủ?

Xem thêm:

Trong cuộc sống người khiêm tốn luôn nhận được nhiều lợi thế trong cuộc sống, họ hiểu kiến thức của mình chỉ là giới hạn. Nên họ biết lắng nghe điều hay lẽ phải từ mọi người, trong các cuộc tranh luận họ nói chuyện nhỏ nhẹ, không chạm vào lòng tự ái của người khác. 

Người khiêm tốn luôn trung thực, không giấu dốt vì họ luôn biết được điều gì mình chưa biết, không tự lừa dối mình, dối thiên hạ. Họ không ngần ngại hỏi bất cứ ai điều gì và sẵn sàng bỏ các thành kiến để tiếp nhận những điều mới lạ. Biến sự thông thái của mọi người thành sự thông thái của mình và tiến tới mục tiêu của mình nhanh hơn. 

Những người khiêm tốn thường sống vui vẻ, thân thiện, dễ hợp tác với người khác vì họ ít khi đụng chạm, tạo sự căng thẳng. Do đó, dễ hòa đồng nhờ họ không tự đặt mình cao hơn người khác, dễ gây được thiện cảm và tạo ấn tượng tốt với người xung quanh vì họ biết tôn trọng người khác và không tự quá đề cao mình.

Top 9+  đức tính của người khiêm tốn là gì?

Trong xã hội phát triển như ngày nay chúng ta đều cần trang bị cho bản thân những hành trang tốt nhất để hoàn thiện bản thân, giúp bản thân hòa nhập vào cộng đồng và xã hội. Trong đó, rèn luyện bản thân những đức tính mà bạn không thể bỏ qua đó là đức tính khiêm tốn. Dưới đây là top 9+ những đức tính khiêm tốn cần phải có và rèn luyện để giúp bạn tránh xa được thói tự cao, tự đại, nhanh chóng hòa đồng và được mọi người yêu mến.

Biết bao dung

Một người khiêm tốn sẽ biết sống bao dung, rộng lượng tha thứ cho những lỗi lần của người khác. Người có lòng bao dung luôn cư xử rộng lượng, biết cách giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp. Bởi sự bao dung là chìa khóa, là sợi dây vô hình kết nối trái tim với trái tim giúp những người phạm phải sai lầm có cơ hội sửa sai. 

Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng một màu hồng, không chỉ có tình yêu và niềm hạnh phúc còn có những sự đau buồn và bất hạnh. Vì thế sự bao dung và độ lượng của bạn sẽ có thể tha thứ cho những lỗi lầm của những người xung quanh và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nhưng để trở thành người có lòng khoan dung bạn cần phải học cách biết lắng nghe và biết dùng lý trí để thấu hiểu hơn, phân tích những sai lầm để bao dung người đó. 

Biết ơn

Sự biết ơn là một trong những đức tính cần có của người khiêm tốn. Biết ơn là cụm từ quen thuộc với chúng ta nhưng không phải ai cũng thực hiện và hiểu được hết ý nghĩa của nó. Biết ơn ông bà, bố mẹ, biết ơn thầy cô đã chăm sóc, dạy dỗ, bao bọc mình.

Đức tính khiêm tốn và lòng biết ơn những gì đang có 
Đức tính khiêm tốn và lòng biết ơn những gì đang có

Biết ơn là sự trân trọng, ghi nhớ đối với những gì mình nhận được từ người khác. Trong cuộc sống đôi khi bạn sẽ nhận được những sự giúp đỡ từ nhiều người khác nhau. Có thể khi bạn vấp ngã sẽ có người đưa tay ra đỡ bạn, bạn có thể biết ơn người đã đẩy bạn ngã vì đã học được cách đề phòng và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. 

Biết ơn về những gì ta đang có, từ đó biết ơn để nhận ra mình còn những thiếu sót của bản thân chứ không phải đi săm soi những lỗi của người khác.

Không nên so sánh

So sánh là một trong những thói quen không tốt của con người. So sánh hơn thua với người khác, so sánh với cuộc sống của người khác mà không tự cố gắng để giúp cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Do đó, người khiêm tốn sẽ không so sánh, bởi con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Vì vậy, cố gắng đừng so sánh mình với người khác, thay vào đó dành thời gian để thực hiện những cái yếu của mình sẽ tốt hơn.

Thường xuyên giúp đỡ, quan tâm đến người khác. Tuy nhiên nên tránh nói về những việc làm tốt của bạn mà thay vào đó hãy để mọi người tự nhận ra rằng bạn đang làm những điều tốt cho họ. 

Biết lắng nghe, thấu hiểu

Thấu hiểu và biết lắng nghe người khác sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của họ. Bạn hãy lắng nghe những ý kiến của người khác nhưng những ý kiến đó để bạn có thể tham khảo chứ đừng thụ động nghe theo triệt để.

Hãy tự tin lắng nghe người khác nói, có thể bạn không biết tất cả nhưng khi lắng nghe bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới, từ đó trau dồi thêm sự hiểu biết của mình về những vấn đề mà bạn không thể hiểu rõ.

Khen chân thành

Trong cuộc sống chắc hẳn bạn đã nhận được nhiều lời khen ngợi và bạn cũng đã đi khen rất nhiều người khác. Tuy nhiên, có bao nhiêu lời khen đó là lời khen chân thành? Bao nhiêu lời khen là câu khen xã giao và bao nhiêu là lời khen mỉa mai?

Một lời khen chân thành thể hiện lòng biết ơn và sự khiêm tốn của một người. Khi một người khiêm tốn dành lời khen tặng cho người khác điều đó có nghĩa rằng họ đã thừa nhận khả năng của người đó và sẵn lòng học hỏi những kiến thức từ họ mà bạn không biết. 

Lời khen chân thành là biểu hiện của cái tôi mà bạn không còn nữa hoặc giảm đi rất nhiều. Bạn chấp nhận những sự thật rằng mình không bằng họ và bạn sẵn sàng dành tặng cho họ những lời khen ngợi. Khi khen ngợi ai đó bằng sự chân thành sẽ giúp bạn đánh giá đúng giá trị bản thân mình.

Tìm cái thiện của bản chất trong con người mình

Có lẽ ai cũng nghĩ rằng mình là một người sống lương thiện. Bởi bạn cho rằng bạn lương thiện vì không làm điều gì phạm pháp, không giết người cướp của…Điều này đúng 1 phần nào đó, đối với con người đi tìm cái thiện trong con người không chỉ là không làm việc ác mà còn làm những việc thiện khác. Đó là giúp đỡ những người xung quanh mình mà không mong chờ sự hồi đáp từ họ.

Bạn có thể làm những điều nhỏ nhặt từ những việc đơn giản hàng ngày như dắt một cụ già qua đường, giúp trẻ đi lạc tìm được bố mẹ, cứu rỗi một sinh mạng của người khác…Khi đó, cái thiện trong con người bạn sẽ thể hiện được đức tính khiêm tốn của mình.

Bản chất của cái thiện trong mỗi con người thể hiện đức tính khiêm tốn
Bản chất của cái thiện trong mỗi con người thể hiện đức tính khiêm tốn

Chấp nhận giới hạn của bản thân

Là con người không ai hoàn hảo, chắc chắn sẽ có những thiếu sót mà ngay cả chính bạn cũng không nhận ra. Có thể về thể chất bạn là một người yếu kém, hoặc yếu kém về mặt tinh thần, nhận thức…Bạn phải cần nhận thức được sự thật về bản thân, từ đó cố gắng hoàn thiện nó hơn. Đừng vì sự không hoàn hảo của mình mà che giấu nó, đó là sự sai lầm. 

Hãy thừa nhận sự thật đó và nên khiêm tốn nhận sự giúp đỡ từ người khác. Có thể bạn nhận sự giúp đỡ của người này nhưng chính bạn cũng đang đi giúp đỡ rất nhiều người khác.

Nhận ra khuyết điểm của mình

Hiện nay có nhiều người đang đặt cái tôi quá cao, biết mình làm sai nhưng lại không thể hạ cái tôi xuống để nhận sai về mình. Điều này sẽ khiến bạn lâu dần trở nên kiêu căng và tự phụ. 

Lắng nghe những dấu hiệu, lời khuyên, góp ý của người khác, đón nhận những khuyết điểm của mình và cố gắng thay đổi nó. Hãy luôn tự nhủ rằng mình chưa hoàn hảo để có thể cố gắng hơn, tìm ra các khuyết điểm của mình và biến nó thành động lực để phấn đấu hoàn thiện mình hơn.

Biết giúp đỡ người khác

Muốn được nhận sự giúp đỡ của người khác thì trước tiên bạn nên học cách cho đi. Nhận sự giúp đỡ của người khác bằng lòng thành kính, biết ơn thì hãy cho đi sự giúp đỡ và chân thành của mình đối với người khác. Đây cũng là cách để con người gắn kết với con người nhanh chóng, khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn nếu con người học được cách giúp đỡ nhau thay vì đứng nhìn từ bên ngoài.

Hãy cho người khác biết điều mà bạn muốn người khác làm cho mình. Chỉ có cho đi rồi mới có tư cách để nhận lại, đừng sống ích kỷ chỉ biết nhận sự giúp đỡ của người khác và cho rằng bạn nhận được đó là điều hiển nhiên.

Qua bài viết về khiêm tốn là gì, những đức tính khiêm tốn mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích cho bản thân bạn ngày càng được hoàn thiện và trưởng thành hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *