Lắng nghe là gì? Lợi ích của việc lắng nghe?

Lắng nghe là gì? Lợi ích của việc lắng nghe là gì? Làm thế nào để có kỹ năng lắng nghe? Lắng nghe không chỉ đơn thuần đó là nghe, nhiều người cho rằng khi đối thoại với người khác bạn đã biết lắng nghe rồi. Thế nhưng đó chỉ là việc nghe thông thường, thật sự kỹ năng và văn hóa lắng nghe là gì hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lắng nghe là gì?

Nghe là quá trình tiếp nhận âm thanh thụ động xung quanh. Còn lắng nghe là quá trình chủ động, cố gắng tập chung và mong có thể thấu hiểu được nội dung của người nói. Sau đó đưa ra lời khuyên, lời đáp, đưa ra những câu trả lời ý nghĩa, những sự chia sẻ, lời góp ý chân thành cho người đối diện.

Lắng nghe nghĩa là gì? Kỹ năng lắng nghe nghĩa là gì?
Lắng nghe nghĩa là gì? Kỹ năng lắng nghe nghĩa là gì?

Lắng nghe tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh có 2 từ dùng để diễn tả sự lắng nghe đó là từ “hear” và “listen”. Cụ thể nghĩa của 2 từ này như sau:

  •  Hear: được sử dụng khi thính giác nhận thức nguồn âm thanh phát ra từ nguồn nào đó như từ lời nói, âm thanh từ đài, tivi…
  •  Listen: được sử dụng để muốn người nghe tập trung sự chú ý từ nguồn âm thanh nào đó đang phát ra. 

Như vậy qua định nghĩa về lắng nghe là gì và giải thích về cách sử dụng từ “hear” và “listen” chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 2 từ này đều chỉ dùng để chỉ việc nghe. Tuy nhiên, về hành động, cách nghe như thế nào thì lại không giống nhau. Do đó, khi sử dụng cần lưu ý để tránh sử dụng sai ý nghĩa của 2 loại từ này nhé!

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Như đã nói ở trên lắng nghe là một quá trình chủ động nghe của con người. Mặc dù đó chỉ là một phản xạ tự nhiên mà con người ai cũng có nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải được rèn luyện trong thời gian dài mới có thể hình thành nên phản xạ, thành thạo nghe được. 

Kỹ năng lắng nghe không chỉ được áp dụng vào trong môi trường làm việc mà còn có thể áp dụng vào trong cuộc sống của bạn, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè. Đối với các doanh nghiệp muốn phát triển cũng đòi hỏi nhân viên của mình có kỹ năng lắng nghe cơ bản nhất.

Ý nghĩa của việc lắng nghe trong giao tiếp là như thế nào?

Lắng nghe luôn xuất hiện trong mọi hoàn cảnh sống, nó phụ thuộc vào cách mà con người sử dụng kỹ năng này tốt hay không? Stephen R.Covery đã nói rằng: “Khi bạn lắng nghe người khác, không chỉ nên nghe bằng đôi tai, mà quan trọng hơn hãy nghe bằng mắt và dùng cả chính con tim của mình. Lắng nghe để cảm thụ, và giải nghĩa, để có thể hiểu được hành động của người khác.”

Ý nghĩa của việc lắng nghe và thấu hiểu trong giao tiếp là gì?
Ý nghĩa của việc lắng nghe và thấu hiểu trong giao tiếp là gì?

Xem thêm:

Lắng nghe thể hiện qua là thái độ im lặng, tập trung khi người khác đang nói. Đó là sự mở lòng mình để tiếp nhận những âm thanh của cuộc sống đang vang động vào trong lòng. Lắng nghe đi với sự thấu hiểu chính là yếu tố vô cùng quan trọng giúp con người có thể đi đến thành công dễ dàng hơn.

Ý nghĩa của lắng nghe trong giao tiếp cho thấy bạn đang tôn trọng chính bản thân và tôn trọng người khác, giúp bạn có thể gây thiện cảm với người giao tiếp.  Khi con người khiêm tốn lắng nghe, lúc đó ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều, nhiều kiến thức mới hơn ở mọi người. Học được cách lắng nghe bản thân mình sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện được nhiều nhân cách, phẩm chất tốt, hoàn thiện chính con người mình. 

Con người thường thích nói hơn là ngồi lắng nghe nên hãy cố gắng thay đổi từng chút một, lắng nghe người khác nói nhiều hơn chắc chắn ta sẽ hiểu hơn về người xung quanh mình. Từ đó, tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, bền và dài lâu.

Vai trò kỹ năng lắng nghe trong cuộc sống và công việc là gì?

Trong bất kỳ công việc hay ngành nghề nào mỗi người đều phải vận dụng khả năng lắng nghe của mình. Khả năng lắng nghe tốt sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội trong công việc, làm tốt hơn.

  • Lắng nghe sẽ giúp tăng cường cho bạn thêm kỹ năng giao tiếp đối với mọi người. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe giúp bạn có khả năng nắm bắt được các thông tin, nắm bắt được nỗi lo, qua đó tăng cường năng lực tương tác qua lại giữa bạn và đồng nghiệp hay mọi người xung quanh. 
  • Sự lắng nghe sẽ giúp sản sinh ra sợi dây liên kết về xúc cảm giữa bạn với người giao tiếp. Từ đó bạn có thể hiểu nhau hơn, hiểu được các thói quen, sở thích của đối phương, đồng nghiệp, hay khách hàng. Giúp tạo sự  thiện cảm với người nghe dễ dàng có thể đưa ra được những ý tưởng, các phương án giải quyết nhanh chóng. 
  • Lắng nghe cũng là một trong những giải pháp giúp giảm đi sự căng thẳng, hạn chế được các mâu thuẫn giúp giải quyết công việc hiệu quả.  
  • Có kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp, đó là bước đệm để bạn đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống trong tương lai gần.
Vai trò của kỹ năng lắng nghe trong công việc và cuộc sống như thế nào?
Vai trò của kỹ năng lắng nghe trong công việc và cuộc sống như thế nào?

Lợi ích của việc lắng nghe theo người khác nói là gì?

Nói chuyện, thuyết trình hay đã là việc khó, lắng nghe người khác nói một các thấu đáo, thấu hiểu được vấn đề họ muốn đề cập lại càng khó hơn. Cùng tìm hiểu những lợi ích của việc lắng nghe là gì trong giao tiếp dưới đây nhé.

Chìa khóa vàng trong mọi cuộc giao tiếp

Lợi ích to lớn đầu tiên của việc lắng nghe đó là chìa khóa giúp bạn duy trì trong mọi cuộc giao tiếp. Khi bạn biết lắng nghe sẽ hiểu hơn về các quan điểm của người khác. Cuộc trò chuyện hơn nửa thời gian sẽ dành thời gian để tập chung lắng nghe, hiểu được lời đối phương muốn truyền đạt, giúp cho cuộc nói chuyện diễn ra thuận lợi hơn. 

Trưởng thành và biết tôn trọng người khác

Lắng nghe trong giao tiếp thể hiện cho người khác thấy bạn đã trưởng thành và cũng dành sự tôn trọng cho người đang nói. Trong cuộc giao tiếp nếu không chú ý đến lời người khác nói, thường xuyên cắt ngang dẫn đến cuộc trò chuyện trở nên vô nghĩa, hời hợt và không có kết quả.

Tạo nguồn năng lượng đầy tích cực

Cuộc sống luôn có những khó khăn nên ai cũng cần đến những người bạn, cần đến gia đình để làm điểm tựa khi bạn cảm thấy đau khổ, thất vọng. Có người chịu khó lắng nghe tâm tư của bạn sẽ giúp bạn giải tỏa tinh thần, stress. Trường hợp này cho thấy lợi ích của lắng nghe trong giao tiếp giống như tiếp thêm 1 nguồn năng lượng tích cực hơn để vực bạn dậy về mặt tinh thần.

Giải quyết các vấn đề xung đột

Có kỹ năng lắng nghe tốt giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn dễ dàng
Có kỹ năng lắng nghe tốt giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn dễ dàng

Trong giao tiếp kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề khúc mắc, mâu thuẫn trong khi nói chuyện. Dù vấn đề có gian nan, khó giải quyết đến đâu đều có thể được xử lý thỏa đáng, nhanh chóng nếu bạn biết lắng nghe và hiểu quan điểm của nhau. Giúp tránh được các vấn đề xung đột, mâu thuẫn không đáng có.

Xây dựng mối quan hệ bền chặt, lâu dài hơn

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ. Lắng nghe sẽ giúp mối quan hệ có thể kéo dài và bền vững. Biết lắng nghe một cách chủ động sẽ mang đến những tiền đề tốt đẹp để bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài hơn. Khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, trong công việc chắc chắn sẽ có người sẵn sàng giúp đỡ bạn và ngược lại.

Có nhiều cơ hội thăng tiến nhanh chóng

Học được kỹ năng lắng nghe là mang đến nhiều lợi ích và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong công việc kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn tạo được mối liên kết tốt đối với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng. Lắng nghe tốt sẽ giúp bạn xây dựng được những hình ảnh đẹp, làm nổi bật hơn trong mắt người đối diện.

Phát triển và hoàn thiện bản thân

Một người biết lắng nghe là người vô cùng khôn ngoan vì hộ có thể thông cảm, thấu hiểu được với những vấn đề của người khác. Nhờ đó, trong các mối quan hệ sẽ có ý nghĩa hơn, bạn sẽ ít bị rơi và tình trạng chán nản trong cuộc sống, ít cô đơn hơn. Học hỏi thêm được nhiều điều hơn trong cuộc sống từ đó hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe sẽ không tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của bất cứ ai. Đó là kỹ năng có được qua quá trình rèn luyện tích lũy, học hỏi trong thời gian dài. Vậy làm cách nào để rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tham khảo các cách lắng nghe này nhé!

Tập trung chú ý khi giao tiếp

Trong cuộc đối thoại hãy dồn hết sự tập trung vào cuộc giao tiếp, nghe người nói, nghe họ diễn tả chính là cách để tôn trọng người nói. Bởi giao tiếp chính là sự tương tác 2 chiều, nếu bạn thiếu tập trung lắng nghe người khác nói bạn sẽ khó có thể lĩnh hội được những gì đối phương đang muốn truyền đạt. 

Rèn luyện kỹ năng tập trung chú ý trong cuộc trò chuyện, giao tiếp
Rèn luyện kỹ năng tập trung chú ý trong cuộc trò chuyện, giao tiếp

Xem thêm:

Bên cạnh đó, khi trò chuyện bạn lại để ý đến những thứ xung quanh và thiếu sự tập trung sẽ gây mất thiện cảm với người khác. Điều này khiến đối phương cảm thấy khó chịu, qua đó nghĩ rằng lời nói ra đang không được tôn trọng từ bạn.

Trong mỗi cuộc trò chuyện bạn hãy biểu lộ những gì bạn cảm nhận được qua những cử chỉ body language, qua ánh mắt, qua lời nói, hay đơn giản chỉ tập trung và im lặng nghe những gì họ chia sẻ.

Tuyệt đối không nên ngắt lời

Thực tế trong mỗi cuộc trò chuyện rất dễ có những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, việc ngắt lời người đang nói được coi là một hành động bất lịch sự, nghiêm trọng hơn sẽ bị đánh giá là người vô ý thức, vô duyên. 

Do đó, kỹ năng lắng nghe tích cực nếu muốn giúp ý bạn cũng không nên xen lời vào lúc người khác đang nói mà hãy để họ nói xong đã nhé.

Thẻ hiện sự đồng cảm khi lắng nghe câu chuyện

Lắng nghe không đơn thuần là chỉ nghe người đang nói về câu chuyện gì đó, sau đấy để đó và không một lời đáp lại, hoặc không hiểu những người nói đang nói gì? 

Nhiều người cho rằng khả năng lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm là vô cùng khó. Bạn hãy cố gắng hết sức mình để thể hiện những điều này bằng các hành động đơn giản nhất. Chẳng hạn nếu bỗng nhiên câu chuyện buồn đến và họ không muốn nghĩ đến chuyện đó. Bạn cũng đừng nên cố gắng gặng hỏi, nên chọn 1 chủ đề khác để cả 2 đều cảm thấy vui vẻ hơn.

Đưa ra những ý kiến, góp ý của bản thân mình

Kỹ năng lắng nghe tốt không chỉ đơn giản trong cuộc giao tiếp bạn sẽ im lặng suốt và chỉ nghe đối phương nói. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy như mình đang tự độc thoại. 

Do đó, bên cạnh đưa ra những câu hỏi trong cuộc giao tiếp, bạn cũng cần đưa ra ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện đó. Có như vậy đối phương mới cảm thấy cởi mở hơn, hứng thú hơn từ đó chia sẻ nhiều câu chuyện hơn.

Kiểm soát cảm xúc và thái độ của bản thân

Làm chủ cảm xúc của bản thân đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Làm chủ cảm xúc của bản thân đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Kiểm soát cảm xúc và thái độ của bản thân là một yếu tố quan trọng. Điều này không chỉ chi phối với hiệu quả của việc lắng nghe mà có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cũng như khả năng giải quyết vấn đề nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn.

Chính vì vậy, phải biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, nhận thức được rõ ràng cảm xúc của mình có làm ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Qua đó, tự điều chỉnh và thể hiện cảm xúc sao cho phù hợp nhất.

Khi đã biết kiểm soát cảm xúc tốt thì quá trình lắng nghe và giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn, giúp giải quyết được các vấn đề mâu thuẫn một cách hài hòa. 

Đặt mình vào vị trí của người nói và có sự tôn trọng nhất định

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe với thái độ tích cực, chú trọng lời nói, đặt mình vào vị trí người nói mới có thể giúp bạn thấu hiểu những cảm xúc, mong muốn từ họ. Từ đó, sẽ giúp cho bạn không được phép lơ là bản thân trong việc lắng nghe. Khi chúng ta tỏ ra hứng thú với cuộc trò chuyện, hứng thú lắng nghe chính là sự cổ vũ tinh thần lớn nhất với đối phương. Họ sẽ cảm thấy rằng mình được tôn trọng, ngược lại nếu không sẽ cảm thấy bị tổn thương.

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và trong công việc của mỗi người. Để cuộc giao tiếp hàng ngày trở nên ý nghĩa hơn hãy biết lắng nghe người khác nhé! Hy vọng với những chia sẻ về lắng nghe là gì, vai trò, lợi ích của lắng nghe, cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe như thế nào? Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trên con đường hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để bản thân có thể đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *