Lòng tự trọng là gì? Dẫn chứng về lòng tự trọng

Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì? Tại sao chúng ta cần phải có lòng tự trọng? Cách nào để nâng cao lòng tự trọng cho bản thân? Hãy cùng tìm hiểu về tự trọng nghĩa là gì và những khái niệm liên quan để hiểu và tránh nhầm lẫn trong bài viết dưới đây nhé!

Lòng tự trọng là gì?

Tự trọng là một tính từ được dùng để chỉ phẩm chất, phẩm giá của con người. Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất và tư cách của mỗi người, là đức tính cần phải có, mất đi tự trọng bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ, mất luôn cả giá trị chính mình.  

Lòng tự trọng nghĩa là gì? Tự trọng là gì?
Lòng tự trọng nghĩa là gì? Tự trọng là gì?

Ví dụ dẫn chứng về lòng tự trọng: Mặc dù hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn nhưng cô ấy là người có lòng tự trọng cao. Cô luôn nỗ lực phát triển bản thân, hoàn thành mọi công việc bằng chính năng lực và kiến thức của mình mà không trông chờ sự giúp đỡ của ai. 

=> Đoạn này nghĩa là: Cô gái ấy dù gia đình nghèo khó nhưng vẫn nỗ lực coi trọng danh dự bản thân để có được thành quả mà không lợi dụng hay nhờ cậy và ai.

Trong mỗi con người luôn tồn tại lòng tự trọng, có người biểu hiệu lòng tự trọng ra ngoài nhưng có người lại không làm vậy. Lòng tự trọng chính là một yếu tố xây dựng nên nhân cách, hình ảnh của một con người. Đó là thước đo để đánh giá về sự tín nhiệm, tôn trọng của một người với ai đó. 

Người có lòng tự trọng nghĩa là gì?

Người có lòng tự trọng là người có thể biết được đúng giá trị của mình. Người có lòng tự trọng biết mình là ai, có những ưu khuyết điểm gì. Họ tự hào về điều mình có và không để ai có thể xâm phạm đến những điều ấy. 

Người có lòng tự trọng là người sẽ biết bảo vệ sự tự trọng của bản thân mình. Người có lòng tự trọng sẽ không làm những chuyện trái ngược với đạo lý và lương tâm con người. 

Phân loại về lòng tự trọng 

Lòng tự trọng được chia làm 2 loại là lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao. Cụ thể:

  • Người có lòng tự trọng thấp: đa phần đều là người ích kỷ, chỉ nghĩ cho lợi ích bản thân mà có thể bất chấp các thủ đoạn để đem phần lợi ích về cho mình. Những người này khi gặp các vấn đề xảy ra thường nhìn theo chiều hướng tiêu cực. Đồng thời, họ luôn nghĩ những điều đang xảy ra thực chất không liên quan gì tới họ và đối với họ không phải là điều quan trọng.
  • Người có lòng tự trọng cao: họ thường lấy lòng tự trọng làm kim chỉ nam cho mọi hành động, suy nghĩ của mình. Lòng tự trọng cao sẽ khiến bản thân họ cảm thấy tự tin hơn, có động lực để phát triển hơn đối với sự nghiệp.

Biểu hiện của người có lòng tự trọng là gì?

Người có lòng tự trọng được hiểu đơn giản chính là mỗi người sẽ giữ những bản chất đáng quý của mình. Họ không vì bất kỳ điều gì để đạt được điều gì đó bằng cách hạ nhân phẩm của mình. Đơn giản những biểu hiện cơ bản của lòng tự trọng như: 

  • Không tham lam của cải, vật chất của người khác, của bất chính.
  • Nhặt được của rơi sẽ trả lại cho người bị mất.
  • Xảy ra va quệt xe cộ sẽ đỡ người khác đứng dậy, biết xin lỗi, hỏi han, trường hợp nặng hơn có thể đưa người đó vào viện nhanh nhất có thể.
  • Tham gia giao thông luôn tuân thủ theo các luật lệ quy định, không vượt đèn đỏ, lạng lách, vượt ẩu, không lái xe khi uống rượu bia… luôn là người có văn hóa khi tham gia giao thông để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông.
Biểu hiện của người tự trọng trong xã hội như thế nào?
Biểu hiện của người tự trọng trong xã hội như thế nào?

Xem thêm:

  • Tại các nơi công cộng, nơi đông người ăn nói nhỏ nhẹ, tôn trọng người khác. 
  • Mặc trang phục lịch sự, thích hợp với môi trường, với hoàn cảnh.

Ý nghĩa của lòng tự trọng là gì? Nghị luận về lòng tự trọng

Ý nghĩa của lòng tự trọng như thế nào?

Tự trọng là một trong những đức tính, phẩm chất tốt cần được phát huy giúp mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho cuộc sống của mỗi con người. 

  • Lòng tự trọng là thước đo cho sự tôn trọng: Khi nhìn vào lòng tự trọng con người sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với người đó, người có lòng tự trọng sẽ nhận được sự tôn trọng và nể phục từ mọi người. 
  • Lòng tự trọng giúp chúng ta có động lực hơn từ đó vượt qua những khó khăn, gian khổ, nỗ lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ.
  • Tự trọng giúp chúng ta có thể nâng cao sự uy tín cá nhân, nâng cao phẩm giá con người.
  • Người có lòng tự trọng sẽ được nhận sự yêu thương quý trọng của mọi người.

Nghị luận và dẫn chứng về lòng tự trọng

Đối với xã hội hiện nay lòng tự trọng thể hiện ở việc giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình. Họ luôn phân biệt được đúng sai, luôn biết mình sinh ra trong cuộc sống này để làm gì. Vì vậy, khi họ biết tôn trọng bản thân thì người khác mới đủ sự tôn trọng cho họ. Làm kẻ thứ 3 phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác, nhận hối lộ để bao che một việc gì đó…chính là đánh mất đi lương tâm của bản thân.

Đối với học sinh, đặc biệt lứa tuổi từ 16 – 18 tuổi tâm lý luôn mong muốn được khẳng định nên nỗ lực, cần phải tu dưỡng lòng tự trọng. Đầu tiên hãy giữ gìn các phẩm chất đạo đức luôn tôn trọng thầy cô, giữ các mối quan hệ bạn bè hòa đồng. Học tập cần phải trung thực, không quay cóp, luôn phải trung thực với bản thân, không gian lận trong học tập. Có như vậy bạn mới không đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình. 

Người tự trọng luôn biết nhận lỗi và tìm ra phương pháp sửa chữa lỗi lầm. Nếu có làm điều gì có lỗi cần phải nói lời xin lỗi và tự bản thân tránh không để diễn ra, tái phạm lần nữa, trước khi làm điều gì đó phải suy nghĩ. 

Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị của bản thân. Đó là nền móng để điều chỉnh suy nghĩ, hành động của bạn giúp bạn giao tiếp tốt hơn. 

Vì sao mỗi con người nên có lòng tự trọng?

Là một con người sống trong xã hội cần phải có lòng tự trọng. Bởi:

Lý do 1

Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng, biết yêu thương bản thân mình từ đó mới có sự tôn trọng dành cho người khác. Đối với các mối quan hệ trong xã hội nền móng xây dựng lên đó là sự tôn trọng giúp mối quan hệ trở nên bền vững hơn. Bạn không thể sống cô lập 1 mình trong xã hội mà không có bất cứ mối quan hệ nào, điều này khiến bạn không thể tồn tại. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có một mối quan hệ lâu dài, bền chặt.

Lý do 2

Lòng tự trọng giúp con người có lý trí, có nội tâm, giúp bạn suy xét không làm những điều sai trái, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm của con người. Bởi nếu có lòng tự trọng, bạn sẽ biết cách bảo vệ lương tâm, đạo đức của chính mình. Để bảo vệ lương tâm của chính mình bạn sẽ không hành động theo bản năng mà sử dụng lý trí, luôn suy xét kỹ vấn đề lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm đi những sai lầm không đáng có khi phải quyết định một vấn đề gì đó.

Tại sao con người cần phải có lòng tự trọng?
Tại sao con người cần phải có lòng tự trọng?

Xem thêm:

Hậu quả của đánh mất lòng tự trọng là gì?

Một con người thiết đi lòng tự trọng rất khó có thể thành công trong cuộc sống. Họ sẽ luôn cảm thấy bản thân không đủ tài năng, không đủ giỏi, không có bản lĩnh. Từ đó, dẫn đến bản thân thường có khuynh hướng bộc lộ rõ những hành vi xấu của mình. 

Trong cuộc sống những người không có lòng tự trọng thường không có mục tiêu nào cho bản thân. Có thể họ tin rằng mình không xứng đáng có được thành công. Vì vậy, họ tự thu mình vào trong lớp vỏ bọc, khép mình với những hiểu biết nông cạn, sợ sệt không dám tham gia bất cứ việc gì. Do họ sợ bị người khác từ chối, sợ thất bại, dẫn đến những sai lầm. Ngoài ra, người đánh mất lòng tự trọng còn dễ bị tự ái, dễ tổn thương và thường tỏ thái độ bất cần đời.

Có lẽ hơn ai hết họ cảm thấy bản thân mình vô dụng, bất lực mà không thể thay đổi được điều gì. Chính những cảm giác này khiến người không có lòng tự trọng khó có thể quản lý được cuộc đời mình từ đó họ chối bỏ tất cả. Có khuynh hướng ngược thích lăng mạ và coi thường những người khác.

Làm thế nào để nâng cao lòng tự trọng của bản thân?

Nâng cao lòng tự trọng là con đường ngắn nhất giúp bạn nâng cao giá trị cho bản thân. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn nâng cao lòng tự trọng:

Suy nghĩ chín chắn, tự tin vào bản thân

  • Luôn có những suy nghĩ tích cực là phương pháp hiệu quả giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi sự u mê, lạc lối. 
  • Cần sống với thái độ lạc quan, yêu đời, có thái độ sống tích cực. Nhờ đó những điều xấu xa sẽ chỉ xuất hiện nếu bản thân bạn có phép bằng sự lấn chiếm của những suy nghĩ tiêu cực. 
  • Tự an ủi, động viên tinh thần, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho bản thân, mà không cần nhờ đến bất kỳ ai khác. Điều này sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực hơn, có động lực cố gắng hơn trong cuộc sống mỗi ngày.

Lập kế hoạch và mục tiêu mong muốn của bản thân

Hãy ghi chép tất cả những điều bạn thực sự muốn làm ra một tờ giấy. Sau đó bạn có thể xác định được mục tiêu cho bản thân mình, lập kế hoạch để có các phương hướng và hành động tiếp theo. Hãy thực hiện những mục tiêu đơn giản trước sẽ khiến bạn có thể dễ dàng làm nó và dần khích lệ bản thân rất hiệu quả.

Thay đổi thói quen về tâm lý sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng của bản thân
Thay đổi thói quen về tâm lý sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng của bản thân

Quan tâm và giúp đỡ mọi người

  • Quan tâm và giúp đỡ những người khác thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn, với những niềm vui khi thấy bản thân có ích.
  • Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn cảm thấy hài lòng với bản thân thì hãy đi giúp đỡ người khác. Điều này sẽ càng làm tăng chỉ số hàu lòng bản thân của bạn lên cao, giúp trau dồi lòng tự trọng trong mỗi cá nhân.

Thay đổi những suy nghĩ về sự hoàn hảo

  • Thực tế trên đời này sẽ chẳng có gì là được cho là hoàn hảo. Sự hoàn hảo còn phụ thuộc vào từng cách suy nghĩ và các nhìn nhận của mỗi người. 
  • Nhiều người vẫn luôn cho rằng và hy vọng rằng hoàn hảo là đích đến, đó là động lực để họ cố gắng làm những việc của mình. Do đó, thay vì suy nghĩ những điều viển vông hãy cố gắng, nỗ lực, chắc chắn kết quả của sự cố gắng đó sẽ mang đến cho bạn những thành quả xứng đáng với công sức bạn bỏ ra. 

Điểm khác biệt của tự trọng, tự ái và lòng tự tôn là gì?

Phân biệt lòng tự trọng và tự tôn

Tự trọng là gì? Lòng tự trọng là gì khi đọc đến đây chắc hẳn bạn đã định hình được khái niệm về lòng tự trọng. Vậy lòng tự tôn là gì?

Tự tôn là bản tính của con người thường để chỉ những người luôn tôn trọng các giá trị của bản thân. Họ sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật để không bị người khác coi thường. 

Vậy lòng tự trọng và tự tôn đều có nghĩa là coi trọng chính bản thân mình, không cho phép người khác có thể chà đạp nhân phẩm của chính mình. Nếu người tự trong khiêm tốn, khoan nhường, dùng chính năng lực của mình để thể hiện sự tôn trọng. Đó là mong muốn bản thân được công nhận, được tôn trọng của mọi người. 

Lòng tự trọng và lòng tự tôn là gì? điểm khác biệt là gì?
Lòng tự trọng và lòng tự tôn là gì? điểm khác biệt là gì?

Nhưng người tự tôn lại khá bảo thủ vì cái tôi của bản thân khá cao, ít chịu tiếp thu những ý kiến của người khác, không cho người khác là đúng, luôn tin chính bản thân mình luôn đúng. Mỗi người đều phải có lòng tự tôn nhưng tự tôn sao cho đủ không nên thái quá. Cần phải học hỏi và biết tiết chế bản thân để phát triển và thu nạp các kiến thức, các góp ý tích cực từ mọi người. 

Phân biệt tự ái và tự trọng khác ở điểm nào?

Như chúng ta đã biết tự trọng là một đức tính tốt cần phải phát huy. Người có lòng tự trọng sẽ biết tự coi trọng bản thân của chính mình, biết đánh giá những điểm đúng và sai để tiếp thu những góp ý, nhận xét tích cực từ mọi người. 

Còn người tự ái thường có cái “tôi” cao, nên việc tiếp thu ý kiến, góp ý của người khác luôn có dấu hiệu bài xích. Thậm chí người tự ái còn luôn cảm thấy bản thân mình không được tôn trọng trước những lời góp ý đó. Điều này khiến người tự ái khó phát triển bản thân.

Tự ái và tự trọng luôn tồn tại bên trong mỗi con người, và nó sẽ bộc phát theo từng hoàn cảnh mà thôi. Nếu nhầm lẫn giữa lòng tự trọng và tự ái thì suy nghĩ của bạn sẽ bị lệch lạc, khiến cho các mối quan hệ giữa người với người dễ bị rạn nứt.

Qua bài viết lòng tự trọng là gì, những biểu hiện của lòng tự trọng và hậu quả nếu đánh mất lòng tự trọng sẽ ra sao. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về lòng tự trọng. Từ đó, tu dưỡng bản thân thân tốt, bồi dưỡng những phẩm chất quý giá để làm người có ích cho gia đình và xã hội. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *