Chủ nghĩa tư bản là một trong những hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội được nhiều người biết đến trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tư bản chủ nghĩa là gì và bản chất, vai trò của tư bản chủ nghĩa. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để có được lời giải đáp.
Chế độ tư bản chủ nghĩa là gì?
Khái niệm tư bản chủ nghĩa như sau: Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội, mà trong đó phần lớn tài sản và tư liệu sản xuất thuộc về quyền sở hữu tư nhân.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời, xuất hiện lần đầu tiên tại Châu Âu và được tính từ cuộc cách mạng tư sản Hà Lan ở giữa thế kỉ XVI. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVII tư bản chủ nghĩa đã lan ra khắp Châu Âu và thế giới.
Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong thời kỳ xã hội phong kiến, mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến cũ với tư sản và các tầng lớp khác đã nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt.
Chủ nghĩa tư bản khác chủ nghĩa xã hội ở hình thức sở hữu. Hình thức sở hữu của chủ nghĩa xã hội là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, còn chủ nghĩa tư bản là sở hữu tư nhân.
Chủ nghĩa tư bản tồn tại với các hình thức khác nhau về quy mô can thiệp của chính phủ, giá cả và mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa là toàn bộ những quan điểm chính trị, triết học, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… với những thể chế tương ứng: giáo hội, nhà nước, đảng phái, các đoàn thể… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Chủ nghĩa tư bản và tư bản chủ nghĩa trong tiếng Anh được viết là capitalism.
Ví dụ: Or as I like to call them, they are the midwives of capitalism.
Tạm dịch: Hay như tôi hay gọi, họ là bà đỡ của chủ nghĩa tư bản.
Việt Nam là nước bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa”.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền chính là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.
Khi chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì sẽ xuất hiện các tổ chức độc quyền. Lúc đầu, tư bản độc quyền chỉ có trong một số lĩnh vực, một số ngành của nền kinh tế và sức mạnh kinh tế của các tổ chức này cũng chưa thật sự lớn.
Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền ấy đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chi phối nền kinh tế. Lúc này chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chi phí tư bản chủ nghĩa là gì?
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là những chi phí lao động thực tế trong xã hội để sản xuất hàng hóa. Đối với tư bản, để sản xuất hàng hóa họ chỉ cần chi một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.
Đối với nhà tư bản chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Sự xuất hiện của khái niệm này đã xóa đi ranh giới giữa tư bản khả biến và tư bản bất biến, che dấu đi nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Tiền công tư bản chủ nghĩa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, chính là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Bản chất chủ nghĩa tư bản là gì?
Xã hội tư bản chủ nghĩa có hai bản chất được thể hiện rõ nét, đó là:
Sự bóc lột lao động
Bản chất này thể hiện qua mối quan hệ giữa người lao động với nhà tư bản. Nhà tư bản bóc lột người lao động làm thuê để chiếm đoạt các giá trị thặng dư. Vỏ bọc bên ngoài của mối quan hệ này là sự tự do và bình đẳng.
Mối quan hệ mua bán giữa địa tô tư bản với người lao động là mua bán hàng hóa sức lao động. Đây là loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng cũng khác với hàng hóa thông thường.
Từ đó, có thể nhận thấy rằng nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn sẽ thu được phần giá trị dôi ra, được gọi giá trị trị thặng dư. Do không có vốn cũng như tư liệu sản xuất, người lao động chỉ có thể bán đi sức lao động để nhận được phần lợi ích.
Quy luật bóc lột đặc thù của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là bóc lột giá trị thặng dư.
Sự phân hóa xã hội sâu sắc
Chủ nghĩa tư bản được phân hóa thành hai giai cấp:
- Giai cấp thứ nhất là những nhà tư sản không lao động trực tiếp nhưng họ lại nắm giữ phần lớn các lợi ích vật chất. Giai cấp này không chỉ giàu có mà họ còn là giai cấp nắm quyền thống trị và áp bức đa số người trong xã hội.
- Giai cấp thứ hai là giai cấp người lao động trực tiếp tạo ra các của cải vật chất trong xã hội. Những người này bán sức lao động cho các nhà tư sản nhưng giá trị họ nhận về lại thấp hơn với giá trị thực tế tạo ra. Đây là giai cấp người lao động nghèo khổ, bị tước mọi quyền hành và bị áp bức.
Với sự phát triển của công nghệ, khoa học và kỹ thuật, các quốc gia tư bản chủ nghĩa tích cực tăng giá trị thặng dư. Điều này dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Từ đó sự phân cực xã hội càng thể hiện rõ nét trong hệ thống chủ nghĩa tư bản.
Đặc điểm và vai trò của xã hội tư bản chủ nghĩa là gì?
Sau khi biết tư bản chủ nghĩa là j cũng như bản chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm chủ nghĩa tư bản có đặc điểm và vai trò gì qua nội dung dưới đây.
Đặc điểm
Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản là người sở hữu nhiều tài sản, tư liệu sản xuất. Đây là lực lượng nắm nhiều quyền lực và thống trị xã hội. Trong thị trường tài chính của chủ nghĩa tư bản, những người này cũng nắm quyền điều hành và đầu tư.
Có thể bạn quan tâm:
Hình thức cơ bản của chủ nghĩa tư bản đó là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Thị trường hàng hóa tư bản chủ nghĩa không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát, giá cả và việc phân phối hàng hóa dịch vụ đều tự do, mọi người có thể cạnh tranh với nhau.
Các cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, mức giá nào để tự trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên đều có thể giải quyết. Kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản cũng được thực hiện thông qua các quyết định phi tập trung.
Vai trò của chủ nghĩa tư bản
Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa tạo động lực cho các nhà kinh doanh phân bổ lại nguồn nguyên liệu. Đây chính là phương tiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản còn nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng. Những sản phẩm này có chất lượng cao hơn, dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
Chủ nghĩa tư bản chính là hệ thống trao đổi hiệu quả nhất đem lại nguồn lợi to lớn cho các chủ tư bản.
Qua bài viết, mong rằng các bạn đã hiểu thế nào là tư bản chủ nghĩa, nhà nước tư bản chủ nghĩa là gì cũng như đặc điểm và vai trò của chủ nghĩa tư bản. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn!