Truyện đồng thoại là gì? Đặc điểm và lịch sử truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại là thể loại được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ truyện đồng thoại là gì cũng như đặc điểm và lịch sử của thể loại này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Truyện đồng thoại là gì?

Khái niệm truyện đồng thoại đã xuất hiện từ rất lâu, nó không phải là một thể loại truyện thuần Việt mà được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chúng ta có thể hiểu “đồng” có nghĩa là cùng, “thoại” là kể hoặc tường thuật.

Như vậy truyện đồng thoại là loại truyện mượn lời, mượn ngôi kể của nhân vật để tự sự lại các câu chuyện bổ ích hướng tới đối tượng trẻ em. Truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi nên tác giả thường đưa vào truyện những yếu tố kỳ ảo, thần bí làm tăng tính sinh động.  

Truyện đồng thoại là thể loại dành cho thiếu nhi
Truyện đồng thoại là thể loại dành cho thiếu nhi

Trong nền văn học Việt Nam, chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng hai khái niệm truyện đồng thoại và truyện cổ tích. Theo đó, truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian, truyền miệng còn truyện đồng thoại là thể loại được sử dụng trong văn học hiện đại. Khác với truyện cổ tích – thường có các nhân vật chính như công chúa, hoàng tử, vua… truyện đồng thoại thường có nhân vật chính là các con vật được tác giả nhân cách hóa. 

Một điểm độc đáo ở truyện đồng thoại mà ít người chú ý đến đó là dù tác giả có nhân cách hóa loài vật nhưng vẫn giữ nguyên đặc tính, hình dáng, thói quen… của chúng. Điều này vừa tạo nên nét đặc trưng riêng của thể loại truyện này vừa tăng sự gần gũi lại cho các bạn nhỏ.

Cách đọc truyện đồng thoại rất đơn giản, ta cần phải chú đến các sự kiện được kể, sau đó nắm rõ các nhân vật được nhà văn miêu tả. Tiếp theo tìm hiểu chi tiết về điệu bộ, ngôn ngữ, hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, tính cách,… của nhân vật. Cuối cùng là bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện.

Nguồn gốc của truyện đồng thoại

Tại Trung Quốc, truyện đồng thoại được du nhập từ Nhật Bản với tên gọi là “dowa” và xuất hiện ở quốc gia này vào cuối thời Thanh. Tác phẩm đầu tiên đó là bộ “Tùng thư đồng thoại” do Tôn Dục Tử làm chủ biên và được Thương vụ ấn quán xuất bản vào năm 1909.

Nguồn gốc truyền đồng thoại
Nguồn gốc truyền đồng thoại

Truyện đồng thoại xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam trong cuốn từ điển Hán – Việt do Đào Duy Anh biên soạn; do Quan hải tùng thư xuất bản vào năm 1932. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy, truyện đồng thoại vẫn còn xa lạ và mới mẻ với mọi người, mãi về sau mới phổ biến hơn. 

Truyện đồng thoại hiện đại gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào khoảng thế kỷ XX. Truyện đồng thoại gây tiếng vang nhất thời điểm ấy là “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài và truyện đồng thoại của Võ Quảng.

Đến sau năm 1945, đồng thoại mới được đề cập và nhắc đến nhiều trong các chuyên luận, giáo trình, báo khoa học,…

Về sau truyện đồng thoại ngày càng phát triển, các truyện đồng thoại Việt Nam có rất nhiều. Ví dụ về các loại truyện đồng thoại lớp 6 có thể kể đến như: Bài học tốt, Xóm bờ giậu, Ngày Tết của trâu xe…

Đặc điểm của truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại có nhiều đặc điểm riêng, đây là thứ tạo nên sự lôi cuốn và sức hấp dẫn đối với độc giả. Dấu hiệu nhận biết truyện đồng thoại thông qua 4 đặc điểm chính sau:

Nhân vật

Nhân vật trong truyện là các loài vật được tác giả nhân cách hóa, có tên gọi, có hành động và suy nghĩ như con người. 

Bên cạnh các đặc điểm của con người, nhân vật trong truyện vẫn giữ được các đặc điểm vốn có về nơi ở, thức ăn, sở thích,… từ đó đem đến sự sinh động, gần gũi và chân thật.

Nhân vật là các loài vật và đồ vật xung quanh chúng ta
Nhân vật là các loài vật và đồ vật xung quanh chúng ta

Cốt truyện

Cốt truyện đồng thoại gồm có các sự kiện được sắp xếp và miêu tả theo trật tự thời gian. Kết cấu phổ biến nhất là các giai đoạn phát triển trong cuộc đời như từ khi tuổi thơ, khi trưởng thành, khi gặp biến cố và gặt hái thành công.

Kết thúc truyện đồng thoại thường là kết thúc có hậu.

Nội dung truyện đồng thoại

Nội dung truyện đồng thoại rất đa dạng, thường hướng đến các bài học để giáo dục bạn trẻ các đức tính tốt như sự lễ phép, tình yêu thương gia đình, tinh thần gan dạ và gan góc,… Đồng thời, truyện cũng lên án và phê phán các thói hư, tật xấu của con người.

Người kể chuyện

Có 2 kiểu người kể chuyện thường gặp trong truyện đồng thoại, đó chính là:

Kể theo ngôi thứ nhất: Nhân vật xưng “tôi” và thường xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm.

Truyện đồng thoại có 2 kiểu người kể chuyện
Truyện đồng thoại có 2 kiểu người kể chuyện

Có thể bạn quan tâm:

Kể theo ngôi thứ ba: Người kể chuyện sẽ giấu mình, không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng lại biết hết mọi chuyện. Họ sẽ thuật lại đầy đủ các sự việc trong truyện, bao gồm cả việc miêu tả bối cảnh không gian, thời gian diễn ra sự việc, thuật lại hành động của nhân vật,…

Ý nghĩa truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại thường mượn lời, ngôi kể của nhân để tự sự lại những câu chuyện bổ ích hướng tới trẻ nhỏ. Các ý nghĩa của truyện đồng thoại là:

Là phương tiện giải trí lành mạnh, giúp trẻ nhỏ có những phút giây thư giãn thoải mái và an toàn thay vì sử dụng các thiết bị hiện đại như máy tính, iPad,… Về lâu dài rất tốt cho mắt và hệ thần kinh của trẻ.

Khởi dậy trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ có những sáng tạo bất ngờ, những cảm xúc thú vị và tình cảm tốt đẹp. Giúp trẻ biết yêu thương động vật và các đồ vật xung quanh hơn.

Giúp trẻ tiếp thu bài học nhân sinh một cách chủ động và ghi nhớ lâu hơn.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ truyện đồng thoại là gì, đặc điểm và lịch sử truyện đồng thoại. Đừng quên theo dõi tiemruaxe.com để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *