Leader là gì? 5 yếu tố để trở thành Leader giỏi

Leader là gì? Những yếu tố nào để trở thành leader giỏi? Từ khóa leader ngày nay không còn quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ leader nghĩa là gì? Để giải đáp thắc mắc này hôm nay tiemruaxe.com sẽ tổng hợp những thông tin khái quát nhất về leader để giúp bạn hiểu rõ hơn nhé!

Leader là gì?

Leader là một thuật ngữ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt nghĩa là lãnh đạo, trưởng nhóm, người chỉ huy. Leader thường là những người đứng đầu, có khả năng kiểm soát một tổ chức, một tập thể nhất định. 

Ngoài ra, leader cũng là người có khả năng tạo ra các kế hoạch, phương hướng cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể. Trong khi vạch ra phương hướng họ cũng cần phải sử dụng những kỹ năng quản lý để hướng dẫn đội ngũ của họ theo đuổi mục tiêu đã đề ra hiệu quả và trơn tru nhất.

Leader có nghĩa là gì? Leader giỏi cần gì?
Leader có nghĩa là gì? Leader giỏi cần gì?

Team leader là gì?

Team leader là những người điều hành, lãnh đạo, quản lý team, có vai trò quan trọng nhất để duy trì team hoạt động hiệu quả. Một nhóm có đứng vững, có hoạt động hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào leader của họ.

Team leader có nhiệm vụ thống nhất các ý kiến của thành viên khi đưa ra thảo luận, tranh luận xảy ra. Khi đó những người leader phải có khả năng gắn kết các thành viên với nhau, tạo nên một thể thống nhất, hoạt động, làm việc vì một mục tiêu chung.

Leadership là gì?

Leadership đó chính là những kỹ năng cần có của một lãnh đạo khi vận hành, thiết lập cơ cấu tổ chức trong bất cứ đội nhóm nào. Leadership là thuật ngữ được dùng để chỉ những khả năng giúp leader thực hiện vai trò đó. Trong khi vạch ra các phương hướng, leader cần phải sử dụng các kỹ năng quản lý, khả năng xác lập phương hướng, tạo ra các kế hoạch cụ thể, hướng dẫn đội ngũ của họ. 

Market leader là gì?

Market leader là một thuật ngữ tiếng Anh tạm dịch là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Market leader để nói về một công ty có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh và học cũng có quyền lực tác động đến các định hướng về thị trường, về vị trí cạnh tranh trong thị trường đó.

5 yếu tố mà leader giỏi cần phải có

Để trở thành một leader giỏi thực thụ bạn không nhất thiết phải là người quá thông minh, hay cần quá nhiều kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên cần phải hội tụ 5 yếu tố cần phải có sau:

Có chiến lược, kế hoạch làm việc rõ ràng

Để có một cái nhìn sâu rộng, có kế hoạch phát triển đội nhóm tốt. Các leader cần phải phát huy các thế mạnh của mình và các thành viên. Từ đó, phối hợp, dần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng để phát huy các thế mạnh của thành viên
Cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng để phát huy các thế mạnh của thành viên

Xem thêm:

Cần biết phân tích, đưa ra đánh giá năng lực với mọi thành viên trong nhóm để vạch ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp nhất.

Leader cần biết tạo cảm hứng cho các thành viên

Có tầm nhìn thực tế, có sức thuyết phục cao và hấp dẫn, có kế hoạch phát triển rõ ràng sẽ giúp động viên tinh thần và truyền đạt cảm hứng đến từng thành viên. Để có thể tạo ra được một tầm nhìn tốt, các leader cần tập trung vào các thế mạnh của đơn vị mình. 

Sau đó, phân tích năng lực, đánh giá cốt lõi để biết được tình trạng hiện thực. Từ đó, mới có thể đưa ra tầm nhìn định hướng, đề ra ưu tiên và đích đến nhất định, giúp các thành viên có thêm năng lượng để hoàn thành tốt công việc được giao.

Leader cần biết quản lý và phân bổ công việc

Một trong những yếu tố để trở thành leader giỏi đó là phải biết quản lý các đầu mục công việc do cấp trên giao xuống. Sau đó, biết cách phân cho các thành viên theo năng lực của mỗi thành viên để cùng thực hiện. Đặc biệt trưởng nhóm cần phải đảm bảo công việc được triển khai đúng theo mục tiêu, phải có kế hoạch theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên. Để khi xảy ra sự cố có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Tùy theo mức độ ưu tiên công việc có thể chia ra thành ngắn hạn, dài hạn. Phân bổ theo bản kế hoạch rõ ràng, cụ thể và cồn bằng. Điều này sẽ giúp các mục tiêu cá nhân, các thành viên trong nhóm được gắn kết vì họ cảm thấy hài lòng và không làm các mối quan hệ giữa các thành viên bị rạn nứt.

Biết tự kiểm điểm và có trách nhiệm

Một leader thực sự cần phải biết tự nhận trách nhiệm về bản thân trước khi dự án xảy ra vấn đề. Có rất ít leader làm được điều này, chuyên phủi mọi trách nhiệm cho nhân viên, không nên đổ lỗi dù bất cứ lý do nào.

Bởi làm một người trưởng nhóm, người quản lý có quyền lực, có trách nhiệm cao nhất trong công việc của dự án. Dù dự án thất bại hay thành công thì lỗi đầu tiên luôn thuộc về leader. 

Cần phải đào tạo và xây dựng đội ngũ

Là một leader thực thụ bạn cần phải có khả năng huấn luyện, đào tạo các thành viên trong nhóm. Nếu thành viên nào đó yếu kém bạn cần phải biết và có kế hoạch đào tạo, cung cấp kiến thức chuyên môn cho họ.

Có thể đào tạo, huấn luyện các thành viên trong nhóm
Có thể đào tạo, huấn luyện các thành viên trong nhóm

Có thể nói sự phát triển của đội ngũ muốn nâng cao người leader cần phải hiểu được tâm lý của đội ngũ. Leader cần đảm bảo cho các thành viên trong đội ngũ có được các kỹ năng cần thiết, nhờ đó công việc của cả team sẽ được đảm bảo. 

7 kỹ năng giúp bạn trở thành Leader chuyên nghiệp

Ngoài những yếu tố cần thiết để trở thành một leader bạn cần có các kỹ năng cơ bản như:

Kỹ năng đưa ra quyết định

Người leader giỏi thường ít khi đưa ra những quyết định sai lầm, họ luôn biết cách giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho đội nhóm của mình. Nên trước khi đưa ra quyết định leader cần phải phán đoán, nhìn nhận các công việc từ nhiều khía cạnh khác nhau chính xác nhất. Sau đó, xem xét các lợi thế, những rủi ro từ nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó có thể phân chia công việc theo các mức độ cần thiết cho các thành viên để công việc đạt được hiệu quả. 

Để làm được điều này đòi hỏi người leader cần có những kiến thức sâu rộng hơn trong các lĩnh việc, và cũng có các trải nghiệm thực tế nhiều trước đó.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công việc của một người quản lý, mỗi ngày sẽ có nhiều vấn đề lớn nhỏ phát sinh cần phải giải quyết. Do đó, để trở thành một leader giỏi, kỹ năng để giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng. Trước nhiều vấn đề cần giải quyết, leader cần có cách giải quyết khéo léo, nhằm mang lại hiệu quả cao bằng cách đưa ra các giải pháp khác nhau, sau đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Biết cách quản lý thời gian hiệu quả

Kỹ năng quản lý thời gian, bố trí thời gian cho từng công việc là một kỹ năng bắt buộc một leader cần phải có và hiểu rõ. Khi đó sẽ có sự phân chia công việc hợp lý, các deadline phù hợp với các tính chất của công việc, luôn đảm bảo những công việc đó không bị chồng chéo hay bị trễ hạn.

Có khả năng quản lý thời gian tốt, hiệu quả cho đội nhóm
Có khả năng quản lý thời gian tốt, hiệu quả cho đội nhóm

Xem thêm:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp luôn là chìa khóa dẫn đến thành công không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Kỹ năng này đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa những kinh nghiệm xã hội của một quản lý chuyên nghiệp.

Đối với leader, khả năng giao tiếp thông qua các kênh khác nhau sẽ giúp các thành viên trong team có thể gắn kết với nhau hơn. Bên cạnh đó, nếu giao tiếp tốt leader sẽ giúp các ý tưởng của leader được truyền đạt trở nên thuyết phục hơn. 

Có trách nhiệm và trở thành tấm gương cho team

Là một leader bạn sẽ nắm rõ từng công việc, có thể hiểu được những rủi ro trong từng hạng mục. Do đó, khi xảy ra vấn đề trước tiên đừng tìm cách  đổi lỗi cho các thành viên mà hãy tự thừa nhận sai sót trong khâu quản lý của mình.

Bên cạnh đó, mỗi hành động, thái độ hay cách xử lý của Leader sẽ là tấm gương cho các thành viên khác noi theo. Do đó, để ngồi được vị trí đó bạn cần có một phong cách và tác phong làm việc tốt.

Trao quyền và tin tưởng

Là một trưởng nhóm, lãnh đạo chắc hẳn bạn sẽ nắm được năng lực của từng thành viên trong team. Do đó, việc trao quyền hạn phù hợp cho thành viên trong team trong dự án là điều cần thiết. 

Khi thành viên tự tin trong công việc được giao, leader mới có thời gian để quản lý các công việc khác. Nếu có vấn đề này xảy ra hãy tin tưởng và để cho các thành viên tự giải quyết với sự hỗ trợ từ bạn chứ không nên đứng ra giải quyết hoàn toàn.

Sẵn sàng giúp đỡ các thành viên khi cần

Bạn phải biết rằng niềm tin và nỗ lực cuối cùng của team chính là leader. Do đó, khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn có nghĩa là vấn đề đó đã vượt qua khả năng xử lý của họ và bạn mới là người giải quyết được. 

Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ các thành viên trong team khi họ gặp khó khăn. Vì nhiệm vụ do bạn đưa ra, bạn sẽ biết được tính khả thi của nó và chỉ bạn mới có đủ khả năng giải quyết. 

Các phẩm chất cần có của Leader giỏi

Các yếu tố và kỹ năng trên là cần thiết để trở thành một leader thực thụ. Vậy phẩm chất cần có của leader cần những gì?

Trung thực và liêm chính

Dù ở vị trí nào, ngành nghề nào tính trung thực và liêm chính luôn được ưu tiên. Đặc biệt đối với vị trí quản lý, lãnh đạo cũng cần phải có phẩm chất trung thực, liêm chính, thanh khiết để làm gương cho cấp dưới noi theo, đồng thời tạo ra giá trị riêng cho bản thân mình.

Sự tự tin

Trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn cũng phải thể hiện sự tự tin của mình. Có như vậy các thành viên khác mới có thể cảm thấy tôn trọng, tin tưởng bạn. Điều này sẽ tạo cho họ cảm hứng, động lực hướng tới mục tiêu chung.

Luôn tự tin bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp các thành viên có động lực hơn
Luôn tự tin bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp các thành viên có động lực hơn

Sáng tạo và đổi mới

Một leader cần có những tư duy sáng tạo và đổi mới, đừng nên dẫn dắt các thành viên đi trên con đường cũ nếu điều đó không còn hiệu quả nữa. Tư du sáng tạo, đổi mới theo kịp thời đại sẽ giúp người lãnh đạo nhận được sự tin tưởng, nể trọng hơn. 

Sự đồng cảm

Bạn nên nhớ rằng người truyền cảm hứng, dẫn dắt các thành viên trong tập thể đó chính là leader. Do đó, sự đồng cảm là phẩm chất nên có của một người lãnh đạo. Trong một nhóm, một tập thể không phải ai cũng có năng lực, khả năng học hỏi như nhau. 

Mỗi người sẽ có một khó khăn nhất định của họ. Chính sự đồng cảm sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ, giúp công việc được trôi chảy, đạt được những kết quả tốt nhất khiến người lãnh đạo đó có thể thu phục được lòng người. 

FAQs có liên quan đến leader là gì?

Leader có phải là Manager hay không?

Nếu một nhóm gồm 20 người dưới sự quản lý của bạn, khi đó bạn là một manager và phải làm một thứ từ việc lên kế hoạch, đo lường, hỗ trợ, đôn đốc, giám sát…Tuy nhiên, một leader sẽ khác manager ở 5 điểm sau:

  • Lãnh đạo là người có thể đưa ra những ý tưởng còn quản lý là người cùng nhân viên triển khai những ý tưởng đó.
  • Nhiệm vụ của một leader đó là định hướng cho các doanh nghiệp trong tương lai, còn người quản lý sẽ chỉ chịu trách nhiệm và kết quả trong hiện tại. 
  • Trong công việc, lãnh đạo sẽ là người mang đến niềm tin, sự tin tưởng còn quản lý sẽ dựa trên đó để kiểm soát tốt nhất.  
  • Lãnh đạo sẽ bao quát toàn bộ sự tổng thể doanh nghiệp còn manager quản lý và đi theo một hướng nhất định nào đó trong công việc. 
  • Leader sẽ biết cách tìm hiểu, quan sát nhân viên khi xảy ra vấn đề nào đó để nhằm tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Trong khi quản lý sẽ luôn hướng đến kết quả của nhân viên mà nhân viên đạt được.
Sự khác biệt giữa leader và manager là gì?
Sự khác biệt giữa leader và manager là gì?

Mức lương của 1 leader là bao nhiêu?

Hiện nay mức lương trung bình của một leader từ 15 – 17 triệu đồng chưa bao gồm các khoản phụ cấp, KPI dự án….Tùy theo từng vị trí, ngành nghề mà mức lương hàng tháng của một trưởng nhóm sẽ có sự khác nhau. Một leader có tổng thu nhập có thể lên đến hơn 30 triệu đồng/tháng. Đối với những lĩnh vực kinh doanh, bất động sản hay làm việc tại các công ty nước ngoài có thể còn cao hơn nữa.

Leader là người có năng khiếu bẩm sinh hay rèn luyện?

Đối với câu hỏi này vừa có mặt đúng vừa có mặt sai. Một người làm lãnh đạo cũng có các yếu tố di truyền và do cả môi trường. Không phải ai sinh ra cũng có tiềm năng này để có thể trở thành một nhà lãnh đạo thực sự. Họ cũng phải trải qua đào tạo, rèn luyện, cơ hội tốt nhất nếu có điều kiện được đào tạo từ sớm và liên tục chắc chắn sẽ tạo nên một leader thực thụ.

Trên đây là những thông tin về leader là gì, 5 yếu tố cần có của một leader giỏi cũng như các kỹ năng và phẩm chất nên có của leader. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về công việc của leader. Nếu có thắc mắc hay cần trao đổi hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *