Framework là gì? Tính năng của Framework

Framework là gì? Có thể khái niệm Framework đã quá quen thuộc với nhiều bạn theo học ngành công nghệ thông tin. Framework là một trong rất nhiều công cụ có sẵn giúp hỗ trợ bạn làm công việc của mình nhanh chóng, hiệu quả hơn. Trong khoảng thời gian gần đây Framework được nhắc đến như một xu hướng phát triển các ứng dụng hiện nay. Trong bài viết này tiemruaxe.com sẽ chia sẻ những thông tin tổng quát nhất để bạn có cái nhìn đúng nhất về Framework, hãy theo dõi nhé!

Framework là gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình Framework là một thuật ngữ được sử dụng để nói về một đoạn code đã được viết sẵn. Nó là một tập hợp các thư viện phần mềm, các trình biên dịch, các API, diễn dịch…nhằm cung cấp một môi trường giúp cho việc lập trình các ứng dụng nhanh chóng, phong phú hơn.

Hiểu đơn giản, Framework giống như một khung nhà đã được làm sẵn các nền móng cơ bản. Khi sử dụng bạn chỉ cần đi vào và thiết kế nội thất theo ý muốn của mình.

Framework nghĩa là gì?
Framework nghĩa là gì?

Đối với lập trình ứng dụng, lập trình website hiện nay có rất nhiều vấn đề mà chúng ta thường gặp lại khi tạo dựng, thậm chí dù đó là các doanh nghiệp khác nhau. Sử dụng Framework giúp cho mọi việc trở nên dễ dàng, đơn giản hơn, và chúng ta chỉ cần tập chung vào các công việc chính để hoàn thành dự án. 

Net Framework là gì?

Net framework là một nền tảng lập trình hay một công cụ hoạt động trên hệ điều hành Windows được sáng tạo bởi Microsoft. Net Framework chứa hàng chục nghìn đoạn code giúp các nhà phát triển có thể điều khiển dễ dàng cho hệ thống phần mềm với chức năng chính là đảm bảo an toàn, xử lý lỗi, quản lý bộ nhớ.

Entity Framework là gì?

Entity Framework cũng là một nền tảng lập trình, một công cụ được phát triển từ năm 2018 bởi Microsoft. Entity Framework là một thư viện ORM làm việc cùng cơ sở dữ liệu do Microsoft khuyến nghị để giúp phản xạ quan hệ đối tượng qua lại giữa các object của một bảng cơ sở dữ liệu, một chương trình, bản ghi nào đó…

Nói đơn giản hơn Entity Framework là một framework giúp các lập trình viên có thể tương tác, truy cập với cơ sở dữ liệu nhanh chóng để phát triển các ứng dụng Web.

Ưu nhược điểm khi sử dụng Framework

Ưu điểm

Có thể nhận thấy rằng khi xây dựng một Website nào đó cũng cần có phần quản lý người dùng với các phần như: đăng ký, đăng nhập, kết nối các cơ sở dữ liệu, tích hợp mạng xã hội như Facebook, Twitter…,kết nối cơ sở dữ liệu,… Vì vậy, lợi khi sử dụng framework những phần này đã được xây dựng sẵn với các tính năng chung này. Do đó:

Ưu nhược điểm khi sử dụng framework là gì?
Ưu nhược điểm khi sử dụng framework là gì?

Xem thêm:

– Thông qua việc sử dụng framework, lập trình viên sẽ tiết kiệm được thời gian tối đa để dành thời gian tối ưu, phát triển các ứng dụng khác.

– Phần mềm framework cho phép các ứng dụng có thể kế thừa một cấu trúc được chuẩn hóa. Đảm bảo trong vận hành hay bảo trì sau này luôn được thuận tiện và dễ dàng hơn.

– Cho phép người dùng  framework có sẵn có thể mở rộng tùy ý dựa trên những gì mà chúng đã cung cấp. Khi đó, các lập trình viên có thể mở rộng các tính năng này bằng cách ghi đè có chọn lọc lên cách tính năng có sẵn hoặc viết thêm các chức năng mới trên nền tảng của  framework nhưng vẫn cần tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định.

– Mã hóa an toàn hơn, giúp code phát triển nhất quán, ít lỗi hơn, tránh được những đoạn code thừa, trùng lặp.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:

– Cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để học cũng như làm chủ một framework.

– Kích cỡ, dung lượng ứng dụng khi sử dụng Framework là rất lớn. Trong nhiều trường hợp, một trang website có dung lượng sẽ lên đến hàng trăm MB code mặc dù chưa cập nhật thêm bất cứ nội dung nào.

– Khi viết code dựa trên framework lập trình viên cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn chung do framework đã đặt ra trước đó.

– Không thích hợp sử dụng cho các ứng dụng quá nhỏ. Chẳng hạn nếu bạn đang muốn tạo 1 ứng dụng cập nhật các thông tin về kết quả của các trận bóng đá ngoại hạng Anh 2022 thì việc sử dụng framework là không cần thiết, thay vào đó nên tự viết code sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn rất nhiều.

Các tính năng chính của Framework là gì?

Framework như một kho tàng tài nguyên đóng vai trò là công cụ giúp mở rộng các chức năng, tăng hiệu suất và cung cấp những hệ thống thư viện sẵn có. Nhờ đó, các nhà phát triển sẽ không tốn thời gian khi thiết kế bắt đầu từ đầu. Để làm được điều này, Framework đã được trang bị các tính năng chính như:

– Giúp quá trình thiết kế và xây dựng giao diện trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

– Giảm hoặc loại bỏ đi các nhiệm vụ lặp đi lặp lại trong các dự án tương đương.

– Tăng sự linh hoạt của ứng dụng, có thể tái sử dụng lại mã code.

– Hỗ trợ và đơn giản hóa để có thể sử dụng các công nghệ mới và phức tạp hơn. 

– Các framework liên kết với nhau với một loạt các đối tượng hoặc thành phần riêng biệt thành một hệ thống hữu ích hơn.

– Ngay cả khi không tham gia dự án nhưng mọi người đều có thể dễ dàng kiểm tra và gỡ rối mã.

– Quy trình lập trình khép kín từ khâu thiết kế giao diện, đến khâu code và kiểm thử phần mềm.

Tại sao nên sử dụng framework?

Lý do mọi người nên sử dụng framework là gì? Dưới đây là các lý do chính khiến framework đang dần trở nên phổ biến như hiện nay.

Đầu tư vào nhiệm vụ, không phải quá coi trọng công nghệ

Nguyên tắc cơ bản của một framework đó chính là xử lý nhiệm vụ, các nhiệm vụ có giá trị gia tăng thấp để tập chung vào các vấn đề khác phát triển hoàn thiện hơn.

Tại sao nên sử dụng framework trong khi lập trình phát triển ứng dụng
Tại sao nên sử dụng framework trong khi lập trình phát triển ứng dụng

Xem thêm:

Ví dụ, một framework sẽ giúp các lập trình viên không cần phải mất 2 – 3 ngày để tạo ra một biểu mẫu xác thực. Đây được coi là một nhiệm vụ không cụ thể, vì vậy thời gian sẽ được sử dụng để dành riêng cho các phần cụ thể hơn như các bài kiểm tra tương ứng. Do đó, nhờ có framework sẽ cung cấp cho bạn một mã vững chắc, bền, chất lượng cao. 

Đảm bảo nâng cấp và bảo trì dễ dàng

Khi sử dụng lâu dài, framework sẽ đảm bảo tuổi thọ của ứng dụng. Nếu trước đó không sử dụng framework mà phát triển theo cách khác thì về sau cũng chỉ có nhóm đó mới nâng cấp và duy trì ứng dụng dễ dàng. Điều này làm cho sản phẩm của họ trở thành độc quyền, không có sự hỗ trợ của nhóm phát triển đó bạn sẽ khó nâng cấp ứng dụng. 

Tuy nhiên, khi sử dụng framework các ứng dụng về sau có thể tránh được các cạm bẫy này. Vì nó mang lại nhiều ưu điểm về nâng cấp và bảo trì cho bất cứ ai quản lý nó. 

– Có thể nâng cấp, bảo trì dễ dàng dù họ có tham gia vào sự phát triển của ứng dụng hay không.

– Khả năng áp dụng, sửa lỗi dễ dàng, có thể duy trì theo thời gian và nâng cấp nhanh chóng, gọn gàng bất cứ khi nào cần.

Phân loại Framework

Hiện nay framework có rất nhiều loại như: backend, front end, ứng dụng mobile…nhưng phổ biến nhất là 2 loại: web framework và framework cho mobile.

Web Framework nghĩa là gì?

Các framework được sử dụng dùng nhiều nhất hiện nay để lập trình web. Các framework phần mềm sử dụng làm web được sắp xếp hợp lý để phát triển trang web, các ứng dụng web, các dịch vụ web và các tài nguyên web. 

Loại framework ứng dụng web phổ biến thường sử dụng hiện nay là kiến trúc Model-View-Controller (MVC). Để lập trình một website như chúng ta đã biết cần sử dụng đến 3 ngôn ngữ lập trình đó là: Javascript, HTML, CSS và kết hợp với một ngôn ngữ kịch bản máy chủ như PHP, ASP.NET, JAVA… Khi kết hợp với mỗi thành phần trên sẽ có các framework khác nhau.

Thế nào là web framework?
Thế nào là web framework?

Framework cho mobile là gì?

Framework dành cho thiết bị di động là nền tảng giúp bạn có thể viết code một lần nhưng có thể chạy trên cả 2 nền tảng iOS và Android. Đây chính là điểm mạnh được mọi người yêu thích để giảm thời gian phát triển sản phẩm so với native code. Hiện tại các framework cho mobile đa số dùng Javascript làm ngôn ngữ để phát triển. Nổi bật như là React Native được Facebook sử dụng, ngoài ra còn có Xamarin của Microsoft dùng ngôn ngữ lập trình C#, Google sử dụng Flutter dùng ngôn ngữ Dart.

Những Framework phổ biến nhất hiện nay

Trong số các framework đang được nhiều lập trình viên sử dụng nhiều nhất như  React, NodeJS, Angular. Bên cạnh đó còn nhiều framework khác như Django hoặc Xamarin được sử dụng trên những dự án có cách tiếp cận đặc biệt. Dưới đây là danh sách các Framework hỗ trợ lập trình trên nền tảng website Backend và Frontend được sử dụng nhiều nhất. 

Framework phổ biến cho lập trình web

Angular

Angular là một Framework mã nguồn mở được các lập trình viên sử dụng phổ biến để xây dựng các ứng dụng trên web. Angular giải quyết cho các ứng dụng web về công cụ đầu cuối, hàm, viết mã nhanh. Có thể kể đến một số Website nổi tiếng đang được làm dựa trên Angular như: Netflix, Paypal, Upwork, Youtube, Django. 

JavaScript framework của Angular cũng được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng và trang web công khai như Google Cloud Platform và AdWords và một số công cụ nội bộ khác như Google.

Laravel

Laravel là một ứng dụng web framework dựa trên nền tảng PHP, là một mã nguồn mở tuân theo thiết kế của Model-View-Controller được tạo bởi Taylor Otwell.

Top các loại framework phổ biến đang được sử dụng hiện nay
Top các loại framework phổ biến đang được sử dụng hiện nay

Ưu điểm:

  • Là một mã nguồn mở.
  • Sử dụng các tính năng mới nhất của nền tảng ngôn ngữ PHP
  • Hỗ trợ các cache backend như: memcached, redis out-of-the-box

Theo Google Trends, Laravel đang là một nền tảng được chuẩn hóa và đóng gói các tính năng để phát triển PHP web application hiệu suất cao, tốt nhất hiện nay. Một số trang web phổ biến phát triển bằng Laravel như: Alison, World Walking, Barchart, neighborhood lender…

Ruby on Rails

Ruby on Rails là một web framework mạnh mẽ, thú vị được ra mắt năm 2015 bởi nhà phát triển David Heinemeier Hansson. Các website sử dụng web framework Ruby on Rails là CookPad, Retty, Wantedly…

Ưu điểm nổi bật:

– Là ngôn ngữ lập trình sử dụng đơn giản, dễ học

– Cung cấp một cấu trúc chuẩn mực cho ứng dụng website.

– Chất lượng phần mềm hỗ trợ Ruby on Rails code cao hơn so với một số ngôn ngữ khác

– Các định nghĩa hàm thông minh của framework Ruby on Rails sử dụng ít lệnh code hơn so với các loại framework khác.

– Tốc độ tạo ra Prototype nhanh, ít tốn chi phí để sửa chữa, bảo trì.

Framework phổ biến cho lưu trữ dữ liệu

PyTorch

PyTorch là một CMS  sử dụng công nghệ AI của Facebook, là mã nguồn mở giúp đẩy nhanh quá trình từ research, prototyping đến production deployment. PyTorch có thể được sử dụng với Python và C++. PyTorch là một framework máy học được sử dụng để Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)

Tensor Flow

Tensorflow là một framework mã nguồn mở end-to-end cho ML (machine learning: máy học). Đó là một hệ sinh thái toàn diện với các công cụ, thư viện, tài nguyên cho phép các nhà phát triển nhanh chóng xây dựng do ML cung cấp.

Framework phổ biến cho ứng dụng mobile

Flutter

Flutter là một bộ công cụ UI giao diện người dùng của Google để tạo nên các ứng dụng có hiệu ứng đẹp, sử dụng trong các thiết bị di động, web, máy tính để bàn từ một mã cơ sở duy nhất. Nhờ có UI sử dụng linh hoạt, ấn tượng nên mang lại hiệu suất cao được sử dụng riêng trên nền tảng iOS và Android.

Một số ứng dụng được phát triển phổ biến trên nền tảng Flutter như: Alibaba, Cryptography, các tiện ích Google Ads.

Flutter - framework cho mobile được sử dụng phổ biến hiện nay
Flutter – framework cho mobile được sử dụng phổ biến hiện nay

Xamarin

Xamarin với nền tảng phát triển mà một ứng dụng mã nguồn mở được xây dựng miễn phí sử dụng cho các ứng dụng Android, iOS với .NET và C #. Xamarin cũng là một phần của nền tảng .NET với cộng đồng người sử dụng đóng góp tích cực lên đến 60.000 người từ hơn 3.700 công ty.

Một số ứng dụng phổ biến được phát triển với Xamarin là Ca Mobile cho molike banking, ứng dụng y tế Novarum DX, ứng dụng cho khách hàng của Alaska Airlines.

Ionic

Ionic là bộ công cụ giao diện người sử dụng cho di động, là mã nguồn mở miễn phí giúp phát triển các ứng dụng đa nền tảng, chất lượng cao cho các hệ điều hành phổ biến của mobile như Android, iOS và Web — tất cả đều từ một codebase duy nhất.

Các ứng dụng phổ biến phát triển trên Ionic là: Pacifica, MarketWatch, McDonald’s Türkiye.

Có thể thấy frameworks là một giải pháp cho các nhà phát triển phần mềm có thể sử dụng đơn giản, dễ dàng hơn. Giúp họ tập chung các kỹ năng, đẩy nhanh quá trình phát triển và cung cấp hướng lập trình viết mã tốt nhất để xây dựng ứng dụng. Như vậy, với những chia sẻ về framework là gì, tính năng của framework như thế nào, các ưu nhược điểm của framework ra sao, những framework phổ biến đang được sử dụng hiện nay. Hy vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về lợi ích của framework từ đó phát triển các ứng dụng phong phú hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *