Khẩu nghiệp là gì? Khẩu nghiệp có nặng không?

Khẩu nghiệp là gì? Tại sao giới trẻ ngày nay thường xuyên sử dụng thuật ngữ “Khẩu nghiệp” trong cuộc sống và trên Facebook. Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp nặng đến đâu? Cách nào để tu khẩu tránh được họa từ miệng và tích đức về sau? Hãy để tiemruaxe giải đáp giúp bạn những vấn đề này ngay bài viết dưới đây nhé.

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là nghiệp do lời nói của mình gây ra. Khẩu nghiệp hay còn được gọi là ngữ nghiệp trong Phật giáo được cho là một trong những nghiệp nặng nhất. Bởi lời nói khi đã nói ra làm tổn thương đối phương một cách sâu sắc sẽ để lại những hệ quả khôn lường. Lời nói ra như bát nước đổ đi không thể thu hồi lại được. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn trong xã hội.

Khẩu nghiệp là gì? Ý nghĩa của khẩu nghiệp trong Phật giáo
Khẩu nghiệp là gì? Ý nghĩa của khẩu nghiệp trong Phật giáo

Khi nói ra những lời nói với những lời lẽ khó nghe, ác ý có thể gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng đến người khác. Đức Phật dạy: “Nói lời tốt lành sẽ thân thiện, nói lời tệ hại tự sinh phiền muộn, bực tức”. Một câu nói có thể làm ai đó mất hết đi sự nghiệp của họ hoặc có thể làm hủy hoại 1 đời người. Nhưng cũng có những câu nói khiến nhiều người nở mày nở mặt, giúp đạt được nhiều thành tựu, công thành danh toại. 

Chính vì vậy, khi phát ngôn cần phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” suy nghĩ cẩn trọng để tránh gây hậu quả cho bản thân và người khác.

Các loại khẩu nghiệp không nên phạm

Theo Phật giáo khẩu nghiệp có nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau. Ngoài dùng lời nói, mắng chửi, miệt thị người khác được gọi là khẩu nghiệp. Còn có các loại khẩu nghiệp khác ở các mức độ khác nhau. Dưới đây sẽ chỉ cho bạn những phần tổng quát nhất về khẩu nghiệp để bạn có thể tránh được khẩu nghiệp không mắc phải trong cuộc sống hàng ngày.

Khẩu nghiệp 1: Vọng ngữ

Vọng ngữ ở đây được hiểu là những lời nói dối, lời nói không đúng sự thực. Nếu bạn dùng những lời nói để lừa lọc lấy đi lòng tin của người khác chính là bạn đã mắc phải khẩu nghiệp vọng ngữ. 

Trong Phật giáo hay trong cuộc sống biểu hiện của lòng tin và chữ tín rất được xem trọng. Nếu lời nói dối của bạn khiến người nghe gặp phải những điều tiêu cực, cuộc sống bị ảnh hưởng không tốt thì nghiệp của bạn lại càng nặng hơn. 

Tuy nhiên, trong cuộc sống tùy theo hoàn cảnh khác nhau có những lời nói dối lại vô hại không làm ảnh hưởng đến ai và mang ý nghĩa tích cực. Những trường hợp như vậy tùy và sự tích cực giúp người khác như thế nào sẽ có mức tội và phúc khác nhau. Do đó, những lời nói dối, không đúng sự thật dù là ác ý hay tâm ý đều có nghiệp không tốt, sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của chính mình.

Khẩu nghiệp 2: Xảo ngữ

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người không nên phạm phải
Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người không nên phạm phải

Xem thêm:
GIẢI ĐÁP▷Công dung ngôn hạnh là gì? Tam tòng tứ đức là gì?

Xảo ngữ hay còn gọi là ỷ ngữ là những lời nói xảo trá có sự thêu dệt nhằm mục đích khiêu khích người khác với ngụ ý không tốt. Những người này thường thích châm chọc, nói xỉa, nói móc, khích bác người khác. Đây chính là tự mình tạo khẩu nghiệp cho mình họ sẽ không giúp mình tốt lên mà còn có thể chuốc lấy những điều phiền toái, chằng mấy tốt lành cho bản thân.

Có thể thấy ngay được khi dính vào khẩu nghiệp thứ 2 này người nói sẽ bị mọi người xa lánh, không còn xem trọng như trước. Người khẩu nghiệp này sẽ không nhận được tình yêu thương, quý mến của người xung quanh. Thậm chí họ có thể sẽ bị trả đũa nếu gặp phải người xấu.

Khẩu nghiệp 3: Lưỡng thiệt

Lưỡng thiệt là những lời nói mang tính sát thương cao. Những người hay có sở thích “đâm bị thóc chọc bị gạo” sẽ rơi vào trong nhóm nghiệp này. Nếu gặp những người hay ăn nói với lời lẽ đâm chọt bạn nên tránh xa, không kết giao. Đặc biệt là trong làm ăn, trong công việc không nên ở cạnh người như vậy dễ gây bất hòa, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Khẩu nghiệp lưỡng thiệt cũng ám chỉ những người hay nói lời ba phải. Đây là người có tính cách nham hiểm, không trung thực. Lời nói của họ có thể gây nhiễu loạn, lúc nói thế này lúc nói thế khác gây ra những mâu thuẫn trong các mối quan hệ xung quanh. 

Khẩu nghiệp 4: Thiến ngữ

Thiến ngữ là những lời nói thô thiển, ác ngữ, ác nhân. Đây là mức độ khẩu nghiệp cao nhất trong 4 loại khẩu nghiệp này. Người hay nói những lời lẽ mang tính ác ý, thô thiển nhắm vào ai đó. Thậm chí còn chửi rủa, mắng nhiếc, đả kích lớn gây tổn hại đến danh dự của người khác. 

Theo quan điểm của Phật giáo lý giải nghiệp này còn được gọi là ác nhân, ác đức. Do đó trong cuộc sống cần phải học các tiết chế, ổn định cảm xúc. Trước khi nói cần phải suy nghĩ thấu đáo biết tôn trọng người khác. Dùng những lời lẽ thô tục để hạ thấp người khác cũng chính là hạ thấp bản thân mình.

Khẩu nghiệp là gì trên Facebook?

Hiện nay trên mạng xã hội đặc biệt khẩu nghiệp Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng như một xu hướng hay một thói quen mà không quan tâm đến ý nghĩa hay vấn đề nhân quả. 

Khẩu nghiệp Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng như một hot trend
Khẩu nghiệp Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng như một hot trend

Giới trẻ sử dụng từ “khẩu nghiệp” với mục đích chỉ để gây hài hay nói vui về một vấn đề nào đó nhìn không thuận mắt. Họ cũng không tìm hiểu thực hư mọi chuyện ra sao mà lập tức buông những lời nói khó nghe gây khó chịu cho người khác. Thậm chí họ cũng sẵn sàng buông những lời chê bai, chỉ trích ai đó bởi đơn giản vì thích làm vậy mà không có lý do nào khác.

Mỗi lần “khẩu nghiệp” như vậy có thể khiến đối phương nghe những lời nói gây nên tổn thương sâu sắc về tinh thần. Gây nên những bế tắc hay những mối quan hệ khó có thể hàn gắn được. Và hậu quả của khẩu nghiệp sẽ đến với những người chuyên làm tổn thương người khác chỉ để thỏa mãn mình.

Tội nặng nhất của khẩu nghiệp là gì?

Không chú ý trong lời ăn tiếng nói bạn có thể sẽ phạm phải những khẩu nghiệp trên dần dần tích nghiệp vào bạn. Nếu phạm vào bất cứ loại khẩu nghiệp nào sẽ đều phạm vào các tội lỗi nhân gian. Tùy theo các mức độ tội nặng nhẹ khác nhau sẽ có nhân quả báo ứng cho người gây ra khẩu nghiệp khác nhau. 

Trong các loại khẩu nghiệp không nên phạm phải thì ác khẩu là khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người. Ác khẩu là sử dụng lời nói gây tổn thương đến người khác. 

Trong cuộc sống hiện nay ác khẩu lại chính là khẩu nghiệp mà nhiều người phạm phải nhất. Đặc biệt ác khẩu đối với những người có ơn với mình, ác khẩu với người thân thích ruột thịt chính là mang phải nghiệp nặng nhất. 

Khẩu nghiệp có báo ứng như thế nào?

Hàng ngày nhiều người vẫn phạm phải khẩu nghiệp và cảm thấy không có vấn đề gì đối với bản thân. Vậy khẩu nghiệp có báo ứng có nhân quả không? 

Khẩu nghiệp trong Phật giáo được coi là nghiệp nặng nhất đời người và luôn nhắc nhở chúng ta không được phạm phải. Có nhiều báo ứng khác nhau mà mỗi người mắc phải tội khẩu nghiệp có thể sẽ phải trả giá chỉ là quả báo của khẩu nghiệp có thể đến nhanh hoặc chậm. Trong đó thường gặp nhất đối với khẩu nghiệp và quả báo chính là:

Quả báo khẩu nghiệp rước họa vào thân có thể đến nhanh hoặc chậm
Quả báo khẩu nghiệp rước họa vào thân có thể đến nhanh hoặc chậm

– Người hay mắng chửi, chì chiết người khác không được nhiều người yêu mến. Lúc gặp hoạn nạn cũng không có ai chia sẻ hay giúp đỡ.

– Người hay oán than cuộc sống cả đời bần hàn khó có được cuộc đời thanh cảnh, bình an như mong muốn.

– Người sống hay nịnh nọt, bợ đỡ ít được thăng tiến, trọng dụng. Dù có thăng tiến nhưng sẽ không được như ý muốn, chỗ ngồi địa vị cũng không vững chắc dễ bị lung lay thay thế.

– Những người hay đặt điều, lời nói châm chọc khó tìm được ban tâm giao cuối cùng con đường sự nghiệp, cuộc sống phải trải qua những tháng ngày độc hành, cô đơn.

Cách tu khẩu nghiệp từ miệng tránh hậu họa

Khẩu nghiệp từ miệng mà ra vì vậy mỗi người nên tự vấn bản thân. Để trở thành một người sống tốt hơn, nói những lời hay ý đẹp. Từ đó cuộc sống sẽ có được niềm vui, may mắn, nhiều người yêu mến. 

Ngược lại nếu không tu dưỡng bản thân thường xuyên nói lời cay độc, chửi mắng, nói dối hay khiêu khích người khác…Sớm muộn sẽ gặp phải nhân quả báo ứng. Người xưa có câu “gieo nhân nào gặp quả ấy” nên cách tốt nhất là tu khẩu nghiệp, tích nhiều thiện đức. Một số cách bớt khẩu nghiệp miệng bạn nên tìm hiểu để tham khảo tránh phạm phải lỗi lầm.

  1. Không nên đánh giá về gia đình, gia cảnh người khác

Chúng ta sinh ra không ai có thể lựa chọn gia đình hay gia cảnh mình mong muốn. Mỗi người sống trong xã hội, mỗi con người sẽ có những số phận riêng biệt. Vì vậy, hoàn cành và gia đình người khác đều không liên quan gì đến bản thân bạn. Chính lẽ đó, tuyệt đối không nên đánh giá, đưa ra những lời nói khẩu nghiệp về hoàn cảnh, gia đình người khác.

  1. Không nên đưa ra những đánh giá về phẩm chất của người khác

Như đã nói mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau. Bạn không thể đánh giá qua cách nhìn bề ngoài để phân biệt sự tốt xấu của một người. Vội vàng đưa ra những lời đánh giá về gia cảnh, phán xét về phẩm chất, đạo đức, học thức của họ sẽ khiến bạn tạo nghiệp. 

  1. Không đánh giá nhận xét học thức người khác

Mỗi người sẽ có những cơ hội học hành, nhận thức khác nhau. Có rất nhiều người trong xã hội dù không được học nhiều nhưng vẫn làm ra những chuyện kỳ tích. 

  1. Sống không nên quá dựa dẫm vào người khác

Trong cuộc sống bạn phải luôn sáng suốt và tự lập. Nếu luôn dựa dẫm vào người khác đến ngày nào đó người ấy không thể chăm sóc bạn lúc đó bạn khó tồn tại trong thế giới này. Cần tự làm chủ cuộc đời của mình đừng nên dựa dẫm vào ai đó. Có như vậy cuộc sống của bạn sẽ có những phút giây thoải mái, tự chủ, không bị người khác khinh thường.

Cách tu khẩu nghiệp để không mắc phải tránh hậu họa về sau 
Cách tu khẩu nghiệp để không mắc phải tránh hậu họa về sau
  1. Tránh khoe khoang, phô trương

Khoe khoang phô trương về bản thân mình với những người xung quanh. Bởi nếu không may sẽ có những kẻ xấu để ý và gây phiền nhiễu hại đến bạn.  Hãy sống một cuộc sống đơn giản, khiêm tốn.

  1. Không kiêu ngạo, tự đắc

Có thể ngày hôm nay có thể bạn hơn người khác nhưng chưa chắc sau này bạn có thể hơn họ. Hoặc sau này có thể bạn sẽ phải nhờ vả đến người mà bạn đã từng khinh thường. Do đó, trong cuộc sống hãy cho mình một con đường lùi.

  1. Sống tiết kiệm, không tiêu sài hoang phí

Tiết kiệm, tránh phung phí, tiêu xài bừa bãi. Sử dụng và quản lý đồng tiền một cách hợp lý, khoa học để tương lai chắc chắn, no đủ.

  1. Không nói dối dù là việc nhỏ nhất

Nói dối thường xuyên khiến bạn dần mất đi chữ tín với những người xung quanh. Dần dần mọi người sẽ trở nên gét bỏ không còn tin tưởng bạn.

  1. Không thêu dệt, thêm bớt lời

Không tự ý thêu dệt những câu chuyện nhỏ phóng đại thành những vấn đề lớn khiến câu chuyện trở nên lôi cuốn và đáng tin. 

  1. Không nói 2 lời, gió chiều nào xoay chiều đó

Nói xấu người này và bênh người kia nhưng khi thấy bên kia có vẻ ổn hơn thì lại theo bên đó và gặp ai cũng nói xấu. Điều này tạo ra những hiểu lầm khiến bạn tích tụ khẩu nghiệp cho bản thân không ít.

  1. Không buông lời nói làm tổn thương, xúc phạm

Những lời nói mang tính sát thương, hay những lời nói ác ý, tục tĩu dành để chửi bới nhục mạ người khác bạn nên tránh không nên nói ra dể không bị tụ nghiệp.

Ngoài ra để tránh “khẩu nghiệp vành môi” bạn có thể tìm hiểu thêm về kinh tu khẩu nghiệp trong Phật giáo. Thường xuyên đi chùa, tích công đức để tâm thanh tịnh. Hoặc có thể sưu tầm các câu khẩu nghiệp chân ngôn, stt khẩu nghiệp vui, hình ảnh khẩu nghiệp để luôn nhớ và nhắc nhở bản thân trước khi buông ra những lời nói gây nghiệp.

Hãy luôn sống và làm chủ mọi suy nghĩ, lời nói của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu muốn có một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ nên từ bỏ khẩu nghiệp, quan tâm và làm những điều thiện lành giúp ích cho cuộc sống đối với những người xung quanh.

Hy vọng, với những thông tin trong bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Sẽ giúp bạn hiểu hơn về khẩu nghiệp là gì và những vấn đề khẩu nghiệp và quả báo trong cuộc sống. Trong cuộc sống tránh không nên làm hay nói những điều giả dối, ác khẩu. Sống thành thật, chân thành, tích nhiều điều thiện bạn sẽ an nhiên và hưởng hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc đời này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *