GIẢI ĐÁP▷Công dung ngôn hạnh là gì? Tam tòng tứ đức là gì?

Theo quan niệm từ thời xa xưa người phụ nữ theo tiêu chuẩn phong kiến cần phải có “công dung ngôn hạnh” và “tam tòng tứ đức”. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay người phụ nữ không chỉ quẩn quanh chuyện nội trợ cơm nước con cái mà còn nắm giữ nhiều vị trí khác quan trọng trong xã hội. Vậy công dung ngôn hạnh nghĩa là gì? sự khác biệt của phụ nữ công dung ngôn hạnh – tam tòng tứ đức xưa và nay như thế nào? Bài viết dưới đây tiemruaxe.com sẽ chia sẻ những khái niệm đúng nhất về điều này.

Công dung ngôn hạnh là gì?

Công dung ngôn hạnh là 4 chuẩn mực cơ bản của người phụ nữ cần phải tu luyện và hướng tới để hoàn thiện mình. Theo quan niệm Nho giáo xa xưa ý nghĩa công dung ngôn hạnh được hiểu như sau:

Công dung ngôn hạnh có nghĩa là gì?Ý nghĩa công dung ngôn hạnh là gì?
Công dung ngôn hạnh có nghĩa là gì?Ý nghĩa công dung ngôn hạnh là gì?

– Công: được hiểu là làm các công việc nhà: nữ công gia chánh, nội trợ, thêu thùa, may vá, nuôi con chăm con khỏe mạnh, quán xuyến nhà cửa.

Nếu gia đình có người phụ nữ giỏi về nữ công gia chánh thì gia đình đó sẽ rất đầm ấm, hạnh phúc. Con cái sẽ được chăm lo đầy đủ, không phải lo đến cái ăn, cái mặc. Đặc biệt là nề nếp, dạy bảo giáo dục con cái đều được giữ gìn.

– Dung: Dung trong công dung ngôn hạnh để chỉ về vẻ đẹp của người phụ nữ. Chữ “dung” ở đây cũng chỉ mang tính tương đối về vẻ đẹp người con gái theo các tiêu chuẩn khác nhau. 

Theo quan niệm của người Việt Nam để đánh giá người con gái đẹp dựa theo tiêu chuẩn hình thức bên ngoài: khuôn mặt trái xoan, hàm răng đều trắng, tóc mượt óng ả, đáy thắt lưng ong…Vì vậy, đối với người phụ nữ chữ dung cũng rất quan trọng. Người phụ nữ cần phải quan tâm đến ăn mặc, nhan sắc, mái tóc của mình sao cho gọn gàng, sạch sẽ tránh lôi thôi, lười, bẩn.

– Ngôn: để chỉ những lời nói nhã nhặn, dễ nghe, nhỏ nhẹ… đi kèm với những cử chỉ phù hợp với hoàn cảnh, cư xử đúng phép tắc, nói đúng nơi đúng lúc. Một người phụ nữ có lời nói khéo léo, biết nói điều hay điều dở khiến nhiều người vừa lòng, nể trọng.

Người xưa dựa vào tiếng nói của người phụ nữ để phân biệt tính cách của họ. Những người đanh đá thường có tiếng nói the thé, người nhân hậu có tiếng nói ấm áp, người hay nói lời cay nghiệt thường có tiếng nói rít gió. Người không được dạy dỗ sẽ hay văng tục còn người được bảo ban giáo dục sớm sẽ nói năng lễ độ và biết có chừng mực khi giao tiếp.

– Hạnh: là đức tính để chỉ đạo đức, lòng nhân hậu, sự chung thủy của người phụ nữ. Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua bổn phận, nghĩa vụ đối với  ông bà, cha mẹ, quan hệ họ hàng, làng xóm và các mối quan hệ khác trong xã hội.

Tam tòng tứ đức là gì?

Ở phần trên ta đã tìm hiểu về 4 đức tính công dung ngôn hạnh của người phụ nữ xưa. Vậy tam tòng là gì? ý nghĩa về tam tòng tứ đức là gì?

Theo quan niệm phong kiến của xã hội xưa tam tòng tứ đức là tiêu chuẩn để đánh giá một người phụ nữ. Trong tiếng Hán tam tòng tứ đức được viết là “ 三从四德,” và chia thành 2 vế là tam tòng và tứ đức. Trong đó:

Tam tòng tứ đức của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay có sự khác biệt
Tam tòng tứ đức của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay có sự khác biệt

Tam tòng là gì?

Tam tòng là dùng để chỉ 3 điều người phụ nữ xưa phải tuân theo:

– Thứ 1: Tại gia tòng phụ có nghĩa trong nhà có con gái ở nhà thì phải nghe lời cha mẹ. Theo tiêu chuẩn đánh giá của người xưa người con gái ngoan là phải nhất nhất nghe theo lời bố mẹ đề ra.

– Thứ 2: Xuất giá tòng phu được hiểu là người con gái trưởng thành đi lấy chồng sẽ phải nghe theo lời của chồng. Phụ nữ trong gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc con cái, nhiệm vụ vun vén hạnh phúc trong gia đình, giúp chồng làm nên sự nghiệp.

– Thứ 3: Phu tử tòng tử được hiểu là nếu chồng mất thì người phụ nữ sẽ phải ở vậy, không được đi lấy người khác. Người phụ nữ khi đó sẽ phải tự nuôi con trưởng thành và mọi việc trọng đại trong gia đình sẽ do người con trai cả quyết định. 

Quy định tam tòng này khiến người phụ nữ ở nhà đứng sau lưng cha, xuất giá lấy chồng đứng sau chồng, chồng chết đứng sau con. Khi đã đi lấy chồng chỉ có thể nương tựa ở nhà chồng dù hoàn cảnh như thế nào đi nữa cũng không được nương nhờ ai.

Điều này cho thấy xã hội phong kiến có những lễ giáo rất hà khắc, xem nhẹ thân phận người phụ nữ, đề cao người đàn ông. Luôn trói chặt người phụ nữ phải sống theo luật lệ, khuôn phép dù số phận hoàn cảnh như thê nào cũng phải chịu đựng.

Tứ đức là gì?

Tứ đức ở đây dùng để chỉ 4 phẩm chất đạo đức cần có của người phụ nữ. Như đã nói ở trên 4 đức tính đó là công – dung – ngôn – hạnh. 

Trong văn học Việt Nam có rất nhiều cao dao, bài thơ về công dung ngôn hạnh. Trong đó có bài: 

  1. Bởi em người phụ nữ Việt Nam

Đức hạnh trong em mát ngọt lành

Ngày đêm chăm sóc chồng con cái

Nắng dải mưa dầu chẳng trách than.

Công dung ngôn hạnh em đều có

Trả nghĩa ơn đời ai biết đây

Vượt bao gian khổ đời xuôi ngược

Không quản thân người khúc quanh co.

(Trích bài thơ Em là con gái Việt Nam)

Những bài thơ hay về công dung ngôn hạnh của phụ nữ xưa và nay
Những bài thơ hay về công dung ngôn hạnh của phụ nữ xưa và nay
  1. Đâu phải giờ em mới đảm đang

Nuôi mẹ chăm con cùng chồng trăm chuyện

Đâu phải đợi đến khi quân thù ập đến

Tổ quốc gọi tên, em tình nguyện lên đường

Cái tính đảm đang chịu đựng yêu thương.” 

(Sưu tầm – Trích bài thơ “Đảm Đang”).

  1. May vá giữ nếp đàn bà

Mũi Kim nhỏ nhặt mới là nữ công”. (Ca dao)

  1. Vợ tôi có nết dịu hiền

Nhưng không ủy mị hay than phiền vu vơ

Vợ lại không biết làm tự thơ

Vợ yêu cái đẹp, tôn thờ chân như

Ghét gian trá và thích nhân từ

Công dung ngôn hạnh dường như vẹn toàn

(Sưu tầm – Thơ của Trần Đức Phổ)

  1. Tuyệt mỹ trần ai một thứ đàn

Muôn đời cực phẩm của dương gian

Công, dung, ngôn, hạnh luôn gồm đủ

Gấm, lụa, phấn, son khỏi luận bàn

Êm ái, ngọt ngào khi giữ phận

Dữ dằn, đáo để lúc sôi gan

(Sưu tầm – Thơ Trần Bảo Kim Thư)

Như vậy có thể thấy tam tòng tứ đức chính là những quy định, luật lệ mà thời phong kiến xưa đã sử dụng để đề cao vai trò của nam giới và giáo hóa phụ nữ. Vậy công dung ngôn hạnh trong thời đại ngày nay như thế nào? có như những giai đoạn trước đó không?

Công dung ngôn hạnh tam tòng tứ đức thời nay của phụ nữ

Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau tiêu chuẩn để đánh giá người phụ nữ không hoàn toàn giống nhau. Phụ nữ ngày nay không chỉ trong nhà chăm lo cho gia đình mà còn có thể ra ngoài giao tiếp, học hỏi, làm việc phấn đấu phát triển sự nghiệp cá nhân. Họ có thể chia sẻ với chồng về gánh nặng tài chính và đôi khi chồng sẽ san sẻ công việc trong gia đình với họ. Do đó, điều này đã tạo nên sự khác biệt về tam tòng, tứ đức công dung ngôn hạnh xưa và nay của phụ nữ Việt Nam.

Tam tòng của phụ nữ thời nay

Nhìn chung tam tòng của phụ nữ thời nay vẫn giữ nguyên được bản chất gốc ban đầu. Tuy nhiên, quan niệm đó được mở rộng hơn và không quá khắt khe như thời xưa. 

Thời xưa con gái trong nhà “cha mẹ đặt đâu ngồi đó”, sống phải ngoan ngoãn, nghe lời. Thì ngày nay họ vẫn nghe lời bố mẹ nhưng được lên tiếng, được bày tỏ quan điểm của mình với những quyết định của cha mẹ. 

Khi lấy chồng, chồng mất người phụ nữ sẽ ở vậy nuôi con. Nhưng trong xã hội hiện đại họ vẫn có thể tiếp tục đi thêm bước nữa mà không phải hứng chịu nhiều tai tiếng hay dè bỉu từ người xung quanh.

Công dung ngôn hạnh - tam tòng tứ đức của phụ nữ thời nay khác xưa
Công dung ngôn hạnh – tam tòng tứ đức của phụ nữ thời nay khác xưa

Công dung ngôn hạnh thời hiện đại

Công dung ngôn hạnh thời nay được mở rộng hơn và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Tứ đức lúc này sẽ được hiểu là sự khéo léo để giữ gìn tổ ấm hạnh phúc của gia đình chứ không ỷ lại hay phó thác chồng con cho người khác chăm sóc. Cụ thể:

– Công: Đối với phụ nữ thời nay vẫn phải gánh vác công việc nội trợ nhưng không phải là tất cả. Bởi họ có thể san sẻ công việc trong gia đình với chồng, con hoặc người giúp việc. Những công việc chủ chốt như chăm sóc, giáo dục con cái, bếp núc trong gia đình vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm chu toàn. 

Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại được tham gia học hỏi, làm việc và giữ nhiều vị trí quan trọng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như kinh doanh, kinh tế, quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật…Họ luôn cố gắng học tập và cân bằng với cuộc sống gia đình.

– Dung: Dù ở chế độ xã hội nào cái đẹp vẫn luôn được quan tâm. Xu hướng xã hội hiện đại luôn khuyến khích chị em làm đẹp cho bản thân, biết yêu thương chăm sóc bản thân nhiều hơn. Bởi quan niệm Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. 

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ lại quá chú trọng cái đẹp bề ngoài mà quên đi rằng cái đẹp là sự kết hợp của vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp bên ngoài. Người phụ nữ có nhân sức, có tri thức, thông minh sẽ giúp ích được cho bản thân, gia đình và xã hội. 

– Ngôn: xã hội hiện đại người phụ nữ không phải sống theo khuôn phép lúc nào cũng gọi dạ – bảo vâng….mà dần được thay đổi để thể hiện sự bình đẳng nam nữ xã hội đang hướng tới. 

– Hạnh: Đức hạnh của người phụ nữ ngày nay được đánh giá qua nhiều khía cạnh: khả năng giao tiếp quan hệ xã hội, khả năng sinh sản, khả năng làm kinh tế…Người vợ giờ đây sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người chồng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và thành công hay thất bại gặp phải trong cuộc sống. 

Có thể thấy ở bất kỳ thời đại, chế độ xã hội nào thì công dung ngôn hạnh tam tòng tứ đức đều được mang ra làm thước đo cho người phụ nữ. Tất nhiên, thước đo này sẽ thay đổi theo những quan niệm và hoàn cảnh xã hội phù hợp. Trong xã hội ngày nay người phụ nữ không chỉ làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ mà họ còn phải có trách nhiệm hơn với bản thân. Biết quan tâm, chăm sóc đến bản thân nhiều hơn, trau dồi kiến thức, trau dồi tâm hồn và trái tim để trở thành một người phụ nữ hiện đại, tài sắc toàn vẹn.

Xem thêm:
Spin Coin Master là gì? Hướng dẫn cách hack spin coin master 2021
Arduino là gì? Ứng dụng của arduino trong cuộc sống hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *