Đẽo cày giữa đường là gì? Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện

Đẽo cày giữa đường là câu chuyện dân gian Việt Nam thú vị, hài hước nhưng cũng để lại bài học quý báu cho chúng ta. Vậy đẽo cày giữa đường là gì?. Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện là gì? Hãy cùng tiemruaxe.com tìm hiểu nhé!

Đẽo cày giữa đường là truyện gì?

Đẽo cày giữa đường là một câu thành ngữ và là tên của một câu truyện ngụ ngôn Việt Nam được cha ông ta truyền lại. Chúng ta cũng đã được học về câu truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường – Ngữ Văn 7 của tác giả Nguyễn Văn Ngọc. Câu chuyện này không chỉ để nghe cho vui mà ẩn sau nó còn là một bài học ý nghĩa về bản lĩnh cũng như chính kiến của bản thân.

Nội dung câu chuyện Đẽo cày giữa đường như sau: Đẽo cày giữa đường kể về một anh chàng muốn làm giàu, anh ta dốc hết tiền bạc để mua gỗ và ra giữa đường để đẽo cày. Sau đó, người đầu tiên đi ngang qua bảo cái bắp cày này của anh quá nhỏ sẽ không bán được đâu phải đẽo một cái lớn hơn. Thế là anh ta nghe lời và đẽo một cái cày lớn hơn. 

Anh chàng đẽo cày giữa đường
Anh chàng đẽo cày giữa đường

Sau đó lại có người đi qua và bảo cái cày này to quá khó vác, nên đẽo cái nhỏ hơn thì mới dễ bán. Rồi người thứ ba đi ngang qua lại bảo cái cày này cần phải nghiêng hẳn sang một bên thì mới lật đất được, thế là anh ta lại lúi húi làm theo. Cứ như vậy, người nào đi ngang qua góp ý anh ta cũng làm theo. Kết quả cái cày chỉ còn bằng cái đũa và không thể bán được nữa.

Có thể thấy chàng trai trong câu chuyện trên không hề ngốc khi biết đẽo cày để làm giàu. Nhưng bởi vì bản thân không có chính kiến mà sau cùng không thu về bất kỳ kết quả nào có lợi cho bản thân. Câu chuyện trên còn thể hiện rõ bài học về chính kiến và tính tự chủ của mỗi người trong công việc, không để cho ý kiến của người khác chi phối.

Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại gì? Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại truyện ngụ ngôn.

Bài học rút ra

Từ điển cố đẽo cày giữa đường trên chúng ta có thể rút ra được một bài học về tính độc lập và chính kiến của bản thân. Nếu bạn giống như chàng trai đẽo cày trong truyện, không có chính kiến và chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác thì cuối cùng sẽ không đạt được một thành công nào cả. 

Giá như anh chàng trong câu chuyện chịu suy nghĩ thật kỹ những yêu cần có của chiếc cày thì sẽ không đến nỗi mất trắng cả thời gian lẫn công sức. 

Câu chuyện đẽo cày giữa đường
Câu chuyện đẽo cày giữa đường

Dân gian ta cũng có câu “chín người mười ý”, ý chỉ mỗi người đều có một ý kiến khác nhau. Vì vậy, trong cuộc sống hay trong công việc, chúng ta nghe và ghi nhận những góp ý của người khác nhưng cần phải biết chọn lọc và làm theo những điều mình cho là đúng đắn. 

Miệng đời không hẳn xấu, những người cho chúng ta ý kiến cũng không hẳn có ý muốn phá chúng ta nhưng mỗi người đều có một cảm nhận riêng theo từng góc độ khác nhau, có tốt có xấu. Nhất là khi việc ta làm vô tình bày ra trước mặt mọi người thì mọi người sẽ góp ý cho ta mà không hề ngần ngại. 

Thế nhưng, sau khi nghe tất cả những ý kiến từ mọi người, chúng ta cần suy xét mọi việc, xem khả năng thành công của những điều trên để có thể đưa ra một quyết định phù hợp và tốt nhất. 

Lắng nghe những góp ý của người khác là việc nên làm, nhưng giữ vững chính kiến của bản thân cũng là một trong những điều quan trọng giúp chúng ta giữ vững lập trường, quan điểm, từ đó đi theo những kế hoạch, định hướng mà bản thân đã đề ra mà không bị dao động hoặc bị ảnh hưởng từ lời nói, hành động của người khác.

Nên giữ vững chính kiến bản thân  
Nên giữ vững chính kiến bản thân

Có thể bạn quan tâm:

Trong cuộc đời, sẽ có không ít lần chúng ta phải tự mình đưa ra quyết định quan trọng mà không có một ai cho lời lời khuyên. Những lúc như thế, chúng ta cũng cần nhớ đến câu “sai một ly đi một dặm” để thật thận trọng và xem xét mọi mặt tốt và xấu của sự việc. Phải lắng nghe một cách chọn lọc, cân nhắc và suy nghĩ trước sau trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng.

Ngoài ra, cũng cần phân biệt giữa việc giữ vững quan điểm với thái độ bảo thủ. Bảo thủ chính là sự ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng, cái phù hợp với quy luật xã hội. Trong khi đó, kiên định sẽ giúp ta mở rộng vốn tri thức, tạo điều kiện thuận lợi để gặt hái được nhiều thành công hơn.

Đôi khi có những lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh “đẽo cày giữa đường”. Tuy nhiên, đừng coi đó là điều đáng xấu hổ mà hãy coi chúng là bài học kinh nghiệm để phát triển bản thân và không để nó lặp lại trong tương lai.

Thông qua câu chuyện “đẽo cày giữa đường” mong rằng bạn có thể hơn về giá trị của sự độc lập trong suy nghĩ và có chính kiến riêng của bản thân trong mọi việc. Hy vọng trong cuộc sống sau này mỗi người trong chúng ta đều giữ được đức tính quan trọng ấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *