Bánh đà được lắp vào đâu? bánh đà có tác dụng gì?

Bánh đà là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chiếc ô tô. Tuy nhiên nếu bạn không phải là dân sửa chửa am hiểu lâu năm thì chắc chắn sẽ không biết bánh đà là gì? Bánh đà được lắp vào đâu? bánh đà có tác dụng gì? Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết hữu ích ngay sau đây của tiemruaxe.com các bạn nhé!

Bánh đà là gì?

Bánh đà là một cỗ máy có vai trò dự trữ năng lượng quay bằng cách chống lại các sự thay đổi về tốc độ quay. Năng lượng lưu trữ sẽ tỷ lệ với bình phương tốc độ quay. Bạn có thể dễ dàng thay đổi công suất bảo quản của máy bằng cách áp dụng các mô-men xoắn để tăng hay giảm tốc độ quay của nó.

bánh đà là gì
Bộ phận bánh đà là gì?

Một chiếc thiết bị máy cơ khí hoặc một chiếc xe sẽ mất đà mỗi khi nó chạy chậm dần hoặc dừng lại. Bánh đà sẽ bù cho đà bị mất đó bằng cách cung cấp lực từ sức mạnh dự trữ của nó.

Bánh đà của động cơ tốc độ thấp thì thường sẽ được chế tạo bằng chất liệu gang xám hoặc hợp kim nhôm. Còn đối với các động cơ tốc độ cao thì thường dùng thép ít các bon nhiều hơn.

Tìm hiểu thêm: Xéc măng dùng để làm gì? Xéc măng được lắp vào đâu?

Cấu tạo của bánh đà là gì?

Cấu tạo chung của hầu hết các loại bánh đà hiện nay là đều có dạng hình tròn, khối lượng thường tập trung nhiều ở phần vành ngoài. Trên bánh đà có lỗ côn để có thể lắp được vào trục khuỷu và rãnh then định vị. Có thêm dấu chỉ vị trí của piston số một ở điểm chết trên (ở động cơ có nhiều xi lanh), góc phun hoặc đánh lửa sớm.

Cấu tạo của bánh đà dạng đĩa
Cấu tạo của bánh đà dạng đĩa

Dựa theo kết cấu thì bánh đà sẽ được chia thành các loại sau:

  • Bánh đà dạng hình đĩa: Là kiểu bánh đà dạng đĩa khá mỏng, có mô men quán tính nhỏ nên chỉ được dùng cho các động cơ tốc độ cao như động cơ ôtô hay máy kéo. Bề mặt bánh đà loại này được gia công rất phẳng, nhẵn để có thể lắp đĩa ma sát và đĩa ép của bộ phận ly hợp. Ngoài ra thì trên bánh đà dạng đĩa thường được ép vành răng khởi động nếu động cơ được khởi động bằng động cơ điện hay động cơ phụ.
  • Bánh đà dạng hình vành: Đây là bánh đà có kích thước khá dày với mô men quán tính lớn, thường được dùng cho các động cơ ít xi lanh có mức công suất nhỏ.
  • Bánh đà dạng chậu: Là loại bánh đà có dạng trung gian kết hợp của cả hai loại trên. Bánh đà loại này thường có mô men quán tính lớn và sức bền bỉ cao, thường gặp ở các động cơ máy kéo.
  • Bánh đà dạng vành có thêm nan hoa: Loại bánh đà này để tăng mô men quán tính nên phần lớn khối lượng của bánh đà dạng vành sẽ xa tâm quay và nối với moayơ kiểu hình nan hoa.

Thông thường sau khi đã chế tạo xong, bánh đà và trục khuỷu sẽ được lắp ghép lại với nhau rồi cân bằng động. Giữa trục khuỷu và bánh đà đều có 1 kết cấu định vị để có thể đảm bảo chắc chắn rằng vị trí tương quan của chúng sẽ không thay đổi.

Bánh đà được lắp vào đâu?

Như bạn đã quan sát cấu tạo của bánh đà ở mục trên thì một bánh đà hoàn chỉnh sẽ được gắn kết vào cuối của một trục khuỷu động cơ của ô tô hoặc bất cứ thiết bị máy móc nào.

Bánh đà có tác dụng gì?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của puly bánh đà thì chúng ta cần phải biết rõ về chức năng của chúng. Bộ phận này được sử dụng trong hầu hết các loại xe ô tô bao gồm xe đua, xe lửa và cả xe buýt. Nó chủ yếu phục vụ cho các chức năng này trong hầu hết các phương tiện. Cụ thể như sau:

  • Giữ cho các động cơ chuyển động bằng cách cung cấp 1 khối lượng cho quán tính quay.
  • Đem lại sự cân bằng tuyệt đối cho trục khuỷu với trọng lượng được đo đạc cẩn thận.
  • Hỗ trợ cho động cơ với vòng khởi động để máy có thể khởi động.
  • Kết nối động cơ và các thanh truyền để truyền tải sức mạnh
bánh đà được lắp vào đâu
Bánh đà tạo chuyển động cho bánh xe ô tô

Trước đây, chúng từng có đường kính khá lớn với nan hoa và các vành kim loại cồng kềnh. Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị đã thiết kế chúng lại nhỏ gọn hơn do được làm bằng các vật liệu composite hoặc sợi carbon. Bạn cần phải đẩy mạnh bánh xe để nó có thể chuyển động.

Nguyên lý hoạt động của bánh đà?

Bánh đà rất nặng và cần có thật nhiều lực để quay được trên trục của chính nó. Khi bánh xe chuyển động ở 1 tốc độ cao thì nó sẽ tiếp tục quay trừ khi bạn dừng nó đột ngột bằng cách tác dụng 1 lực mạnh.

Khi nó quay, nó sẽ bảo tồn một lượng lớn động năng mà sau này nó sẽ sử dụng để cung cấp năng lượng cho xe hay máy móc tại thời điểm khởi động động cơ hoặc khi cần tăng tốc.

Một chiếc bánh đà puly có thể lưu trữ được nhiều năng lượng hơn nếu được quay với tốc độ cao hơn hoặc sở hữu mô-men quán tính cao hơn, nhưng đồng nghĩa với đó là nó sẽ cồng kềnh hơn.

bánh đà có tác dụng gì
Nguyên lý hoạt động của bánh đà như thế nào?

Tuy nhiên, nó vẫn luôn hoạt động tốt nhất khi bạn quay với tốc độ nhanh hơn thay vì tăng thêm khối lượng cho nó. Ví dụ, một bánh xe ô tô sẽ tạo ra năng lượng gấp đôi so với bánh xe nặng chỉ bằng một nửa, nhưng phải với 1 điều kiện là cả hai đều phải quay với tốc độ như nhau. Mặt khác, quay bánh xe nhẹ nhanh gấp đôi thì sẽ tăng gấp bốn lần năng lượng có thể dự trữ được.

Trong quá trình động cơ của thiết bị làm việc, bánh đà sẽ phải chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm, lực ma sát cùng với đĩa mát bộ ly hợp hoặc là va đập của vành răng khởi động.

Nguyên nhân và cách sửa chữa khi bánh đà gặp trục trặc

Trong quá trình vận hành sẽ không tránh khỏi các sự cố, bánh đà thường có các hiện tượng hư hỏng.

Bánh đà đã bị vênh, đảo ngược:

Nguyên nhân là do ma sát với đĩa ma sát của bộ ly hợp có vấn đề.

Kiểm tra lại bánh đà bị vênh: Lắp bánh đà vào mặt bích của trục khuỷu, đặt trục khuỷu lên bên trên hai mũi chống tâm. Dùng đồng hồ so để kiểm tra bằng cách: Cho phần đầu đo của đồng hồ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của bánh đà, quay trục khuỷu, sự chênh lệch tại các vị trí sẽ chính là độ vênh của mặt bánh đà.

Cách khắc phục: Với bề mặt bánh đà bị đảo, vênh lớn hơn 0,1 mm thì bạn nên tiến hành tiện láng lại cho bề mặt được phẳng hơn.

Bánh đà bị bào mòn

Vành răng khởi động đã bị bào mòn, nứt hoặc gãy.

Nguyên nhân: Lý do là bị va đập với bánh răng khởi động.

Kiểm tra: Bằng phương pháp quan sát chúng ta có thể để xác định được các vết nứt, mòn và gãy của bánh đà.

Khắc phục: Các răng của vành răng khởi động bị  bào mòn thì nên tiến hành hành hàn đắp và phay lại răng cho kín hoặc thay mới. Nếu một phía chiều răng còn tốt thì hãy tháo ra và quay lật lại để sử dụng là được.

Trên đây chúng tôi đã giúp cho quý vị hiểu hơn về bộ phận bánh đà của ô tô, và biết được bánh đà được lắp vào đâu cũng như tác dụng của nó trong quá trình vận hành của 1 thiết bị máy móc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào mong muốn được giải đáp thì đừng quên để lại bình luận ngay dưới bài viết này để cùng nhau trao đổi nhé!

One Comment on “Bánh đà được lắp vào đâu? bánh đà có tác dụng gì?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *