Vendor là gì? Những điều cần biết về Vendor

Vendor là gì? Những năm gần đây thuật ngữ Vendor đang được sử dụng ngày càng nhiều trong môi trường kinh doanh. Kể từ khi ngành logistics xuất hiện trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này đã làm kéo theo sự xuất hiện của từ chuyên ngành như Vendor hay Supplier. Trong bài viết hôm nay tiemruaxe.com sẽ chia sẻ những thông tin từ A – Z về thuật ngữ Vendor này cùng tìm hiểu nhé.

Vendor là gì?

Vendor tiếng Anh nghĩa là người bán hàng rong, nhưng trong lĩnh vực Marketing Vendor nghĩa là đơn vị cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng theo hình thức B2C (Business to Customer).

Vendor có nghĩa là gì?
Vendor có nghĩa là gì?

Nói theo cách dễ hiểu Vendor là những cá nhân hay tổ chức giữ vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho cá nhân hay tổ chức khác nằm trong chuỗi cung ứng, để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Ví dụ điển hình cho Vendor:

Một cửa hàng tiện lợi hay siêu thị như Circle K, Big C, Vinmart…chính là một dạng của Vendor. Tại đây họ nhập các sản phẩm từ những nơi sản xuất sau đó đem bán những sản phẩm đó cho khách hàng của họ.

Mỗi Vendor có thể bán các sản phẩm ở nhiều hình thức như:

  • B2B (Business-to-Business): là hình thức doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp.
  • B2C (Business-to-consumer): nghĩa là doanh nghiệp bán cho khách hàng.
  • B2G (Business-to-government): là hình thức doanh nghiệp bán cho chính phủ.

Các khái niệm gây nhầm lẫn với Vendor

Seller

Seller có thể được hiểu gần như Vendor nhưng đối tượng seller hướng đến là những khách hàng cụ thể mang tính cá nhân nhiều hơn.

Supplier

Supplier dịch sang tiếng Việt nghĩa là nhà cung ứng nghe có vẻ gần giống với Vendor. Tuy nhiên khi đặt 2 từ này trong chuỗi cung ứng thì Vendor đóng vai trò ở cuối của chuỗi cung ứng với nhiệm vụ đưa sản phẩm đến với tay người tiêu dùng. Còn supplier ở vị trí đầu tiên của chuỗi cung ứng với nhiệm vụ cung cấp các nguyên liệu để làm ra sản phẩm.

Nên khi nói đến supplier bạn có thể hiểu sản phẩm, hàng hóa chưa được hoàn thành. Còn Vendor là sản phẩm, hàng hóa đã được hoàn thành khách hàng có thể sử dụng ngay.

Ví dụ cụ thể: Các đơn vị sản xuất sẽ tạo ra các sản phẩm rồi cung cấp cho các Vendor, Seller. 2 đơn vị này bán các sản phẩm nhập từ Supplier trên mối quan hệ hợp tác. 

Manufacturer

Là đơn vị sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho Vendor, Seller.

Các khái niệm dễ gây nhầm lẫn với khái niệm Vendor là gì?
Các khái niệm dễ gây nhầm lẫn với khái niệm Vendor là gì?

Xem thêm:

Distributor

Đơn vị có nhiệm vụ vận chuyển với các sản phẩm sau khi được sản xuất, đơn vị này có nhiệm vụ chuyển đến các nhà phân phối trong khu vực, các nhà phân phối độc quyền…

Công việc của Vendor là gì?

Trong quy trình sản xuất – bán thành phẩm Vendor có vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm duy trì các hoạt động cung ứng sản phẩm cách tốt nhất đến cho khách hàng. Đồng thời tạo các mối liên kết chặt chẽ giữa các bên từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ. 

Doanh nghiệp và các Vendor sẽ làm việc trực tiếp với nhau nhằm mục đích giảm bớt các vấn đề về cung ứng cho đơn vị sản xuất. Do đó, yêu cầu công việc chi tiết của một Vendor gồm có:

  • Sắp xếp các hoạt động và cung cấp sản phẩm, hàng hóa trực tiếp cho khách hàng.
  • Giúp các đơn vị sản xuất có thể giảm nhẹ khối lượng.
  • Giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp
  • Giúp các đơn sản xuất có thể hoàn toàn tập trung phát triển sản phẩm tốt hơn.

Có thể thấy Vendor có trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì hoạt động xuất bán sản phẩm của doanh nghiệp, giúp các hoạt động được diễn ra ổn định. Qua đó, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường, mang lại lợi nhuận cao cho công ty.

Vendor được đánh giá là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng trên thị trường. Chỉ một Vendor gặp sai sót, sẽ khiến toàn chuỗi dễ bị ảnh hưởng. Đôi khi, điều này lại gây bất lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Làm sao để tiếp thị đến Vendor một cách hiệu quả?

Bạn nên nhớ lại rằng Vendor không phải là người tiêu dùng, họ là người cung ứng cho người tiêu dùng. Do đó, họ quan tâm đến thị hiếu của khách hàng sử dụng sản phẩm, khả năng sinh lời, ưu đãi hấp dẫn như thế nào. Nếu bạn là một nhà sản xuất muốn mở rộng kênh phân phối sản phẩm của mình thông qua các Vendor thì không thể bỏ qua những cách làm hiệu quả sau:

  • Doanh nghiệp của bạn nên thường xuyên tìm kiếm và tham gia các chương trình, các triển lãm thương mại quốc gia để tìm kiếm các Vendor phù hợp cho mình.
Cách tiếp thị đến các Vendor hiệu quả khi bạn là supplier
Cách tiếp thị đến các Vendor hiệu quả khi bạn là supplier
  • Đưa ra các ưu đãi cho các Vendor thật hấp dẫn, bởi ai cũng thích mức giá ưu đãi. Điều này khiến các Vendor có thể suy xét và lựa chọn các sản phẩm của bạn. Có nhiều hình thức ưu đãi hấp dẫn Vendor như: giảm giá cho lần đầu hợp tác hoặc sau 1 thời gian cung ứng, hay bạn có thể đưa ra một mức thưởng khi Vendor đạt doanh số tiêu thụ. Cách làm này có thể khiến các Vendor ưu tiên giới thiệu sản phẩm của bạn ở vị trí thuận lợi nhất. Ngoài ra, bạn có thể giảm giá thành các sản phẩm để kích cầu tiêu dùng, lại tăng doanh thu cho các Vendor và cả các nhà phân phối khác. Từ đó tạo ra các mối quan hệ hợp tác win – win cho các bên liên quan.
  • Tạo ra những điểm khác biệt, các lợi ích nổi bật mà sản phẩm bạn mang lại so với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn về chất lượng, giá cả, hay các ưu đãi riêng mà doanh nghiệp bạn mới có thể mang lại cho các Vendor.

Những yếu tố nào để có thể chọn một nhà cung cấp tốt

Nếu bạn là một Vendor đang mong muốn tìm kiếm được lợi nhuận tốt nhất với mức giá cả chênh lệch, sản phẩm chất lượng từ các nhà cung cấp tốt trên thị trường. Dưới đây là những yếu tố để bạn có thể xem xét, tham khảo và lựa chọn một nhà cung cấp tốt.

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm là yếu tố hàng đầu cần ưu tiên khi bạn lựa chọn nhà cung cấp. Đối với người tiêu dùng ngày nay luôn yêu cầu những sản phẩm chất lượng khi xem xét mua hàng. Do đó, bạn nên chọn những đơn vị cung cấp có thể tuân thủ, đảm bảo được chất lượng, đáp ứng được những tiêu chuẩn đó.

Số lượng hàng hóa hư hỏng

Số lượng hàng hóa khi bị hư hỏng là một yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp. Không nên chọn nhà cung cấp không có sự cam kết nào trong việc bảo quản hàng giao đến, cũng như không có biện pháp bồi thường nào nếu tỷ lệ sản phẩm bị hư hỏng cao.

Các tiêu chí cơ bản để đánh giá và chọn nhà cung cấp tốt cho các Vendor
Các tiêu chí cơ bản để đánh giá và chọn nhà cung cấp tốt cho các Vendor

Xem thêm:

Thời gian giao hàng

Nhằm đảm bảo việc bán hàng có thể diễn ra ổn định, hạn chế việc không có hàng để bán. Bạn cần chọn nhà cung cấp thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã định. Đảm bảo được thời gian giao hàng không bị chậm trễ, cần có kế hoạch chi tiết để các công việc hậu cần sau đó được thực hiện theo đúng quy trình.

Các đơn vị quản lý nên có các bảng thiết lập thời gian giao hàng thực tế và thời gian giao hàng dự kiến cụ thể để nhà cung cấp có thể có những đánh giá nhất định về độ uy tín của họ. Điều này giúp bạn có thể hạn chế được các rủi ro nếu có thể xảy ra trong đơn hàng tiếp theo. 

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Có thể nói Vendor đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong khi quá trình hoạt động cung ứng trên thị trường. Vendor có thể hỗ trợ, bảo hành sản phẩm trong khi khách hàng sử dụng. Khi đó, các đơn vị sản xuất cũng nên dành thời gian để đánh giá về chất lượng dịch vụ của Vendor. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Vendor là gì, tầm quan trọng của Vendor trong chuỗi cung ứng là điều không thể chối cãi trong bất kỳ dự án kinh doanh nào. Vậy nên việc thu hút, tìm hiểu kỹ các nhu cầu của Vendor, hiểu được tâm lý của họ. Qua đó, đưa ra các chính sách nhằm thỏa mãn họ nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình là điều cần thiết. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn về Vendor. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *