Typography là gì? Phân loại? Quy tắc về Font chữ trong Typography

Typography là khái niệm quan trọng mà các nhà thiết kế đều phải nắm rõ. Tuy nhiên, với những bạn mới học thiết kế thì sẽ cảm thấy khá mơ hồ khi nhắc đến khái niệm này. Vậy thì typography là gì? Tham khảo ngay những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây của tiemruaxe.com

Thiết kế typography là gì?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc typo chữ là gì, thực tế typo chính là viết tắt của “typography”. Khái niệm này được dùng để chỉ phong cách, sự trình bày và hiển thị của các chữ cái trên các sản phẩm thiết kế. Đây cũng được xem là nghệ thuật tương tác với chữ cái trong quá trình làm việc của các designer.

Nghệ thuật typography là nghệ thuật sắp xếp các chữ cái

Thông thường, designer sẽ sử dụng typography khi thiết kế bìa tài liệu, dự án công việc hoặc học tập. Một số designer cho rằng, phải những người thực sự có kiến thức, bề dày kinh nghiệm trong nghề mới có thể sử dụng typography hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy, điều quan trọng để có được sản phẩm tốt chính là bạn phải nắm chắc các lý thuyết, kết hợp với “gu” thẩm mỹ ấn tượng. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các typography tiếng Anh và typography tiếng Việt đẹp nhằm phục vụ cho công việc thiết kế của mình.

Phân loại typography design

Loại 1: Serif (chữ có chân)

Serif hay font chữ có chân là những font có dấu gạch, dấu móc ở phần đuôi mỗi nét chữ. Loại font chữ này thường gắn liền với sự phát triển của ngành in ấn, được sử dụng rộng rãi trong sách báo, in ấn tạp chí.

Dấu hiệu nhận biết font chữ serif cho người mới học thiết kế

Về cảm quan, font chữ có chân đem lại cảm giác cổ điển, trang trọng toát lên sự quý phái, thanh lịch. Tuy nhiên trong các ấn phẩm thiết kế cần cân nhắc sử dụng font chữ này sao cho hợp lý bởi phần chân của font chữ này nếu xuất hiện quá dày và nhỏ trên một ấn phẩm social có thể khiến người đọc mất tập trung.

Loại 2: Sans Serif (chữ không chân)

Font chữ không chân là các font không có các nét ngang ở cuối mỗi chữ. Font chữ San Serif ra đời ngay sau font chữ Seri nhằm phục vụ cho việc hiển thị thông tin tốt hơn trên các màn hình điện tử có độ phân giải không giống như in ấn. Các website, app thường sử dụng font chữ không chân trong thiết kế của mình.

Về cảm quan mang lại, font chữ San Serif mang tới cảm giác tương đối hiện đại, phóng khoáng và tối giản cho người dùng.

Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy giữa font Serif và Sans Serif

Loại 3: Slab Serif

Slab Serif là kiểu chữ có nét khá dày và cách điệu ấn tượng. Font chữ này ra đời và được dùng nhiều trong ngành quảng cáo bởi vẻ ngoài cực kỳ thích hợp để làm các tiêu đề, logo thương hiệu,.. thu hút mọi ánh nhìn.

Tuy nhiên cũng bởi sự cách điệu ấy mà các font Slab Serif ít được sử dụng để làm body trong các bản thiết kế bởi có thể gây khó đọc cho người xem.

Slab Serif đem lại cảm giác ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên

Loại 4: Script

Font chữ Script thường là các font chữ theo dạng chữ viết tay, các nét chữ được nối liền nhau và thường là kiểu chữ nghiêng. Font chữ Script mang lại nét thanh lịch, nhẹ nhàng và hơi hướng nữ tính.

Tuy nhiên font chữ này có tỷ lệ các nét uốn lượn không đều nhau nên nếu sử dụng làm body cũng có thể ảnh hưởng không tốt tới trải nghiệm của người đọc.

Đặc trưng của font Script là các nét uốn lượn uyển chuyển

Loại 5: Monospace

Monospace hay font chữ đơn cách là kiểu chữ cũ ban đầu được tạo ra để tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của máy đánh chữ. Loại font này có độ rộng của các con chữ bằng nhau, tạo cảm giác tròn đều, đầy đặn và cho phép căn cột, lề dễ dàng.

Monospace tạo cảm giác dễ nhìn, dễ đọc

Loại 6: Display/Decorative

Giống như tên gọi của nó, font Display/Decorative là loại font có tính trang trí rất cao, không dễ đọc nên cũng thường được ứng dụng thiết kế điểm nhấn cho tiêu đề hoặc minh họa của một văn bản.

Một typography tiếng Anh sử dụng font Display/Decorative

Các thuật ngữ cơ bản trong typography mà bạn cần biết

Trước khi đi vào tìm hiểu những quy tắc khi thiết typography thì chúng ta cần nắm chắc kiến thức về những thuật ngữ sau:

Kerning

Đây là khoảng cách giữa các chữ cái, số hoặc dấu câu giúp chỉ ra quá trình điều chỉnh khoảng cách với mục đích làm giảm bớt những khoảng trống không thích hợp giữa các chữ cái hoặc tăng khoảng trống giữa những ký tự khó đọc.

Tracking

Là độ dãn cách giữa các ký tự, chữ cái, chữ số hoặc dấu câu với nhau. Nhiệm vụ chính của tracking đó là giúp người dùng chỉnh sửa lại font chữ khi độ giãn cách chưa thực sự phù hợp. Nếu thực hiện chỉnh tracking tốt trong việc thiết kế thì nó sẽ đem lại hiệu quả cao về tính thẩm mỹ cho người sử dụng.

Tracking là khoảng cách giữa các ký tự, chữ cái, số, dấu câu

Leading

Là khoảng cách giữa các dòng nội dung với nhau. Leading có nhiệm vụ chính là giúp cho văn bản của bạn trở trở nên dễ đọc nhất có thể. Tuy nhiên, một điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần nhớ đó là bạn cần phải điều chỉnh được độ giãn dòng theo một mức độ phù hợp nhất. Bởi nếu độ giãn dòng quá lớn hay quá nhỏ thì đều gây khó chịu cho người đọc.

Những quy tắc cơ bản về font chữ trong phong cách thiết kế typography

Sau đây là một số quy tắc quan trọng trong thiết kế để có một typo chữ đẹp:

Số lượng font chữ trong cùng một layout

Hãy chọn tối đa 2 tới 3 font trong một thiết kế và tránh sử dụng cùng lúc nhiều font trang trí vì nó sẽ gây rối mắt. Font trang trí thường chỉ dùng cho tiêu đề hoặc các chi tiết tạo điểm nhấn.

Một cách phối hợp thông dụng đó là kết hợp một font có chân và một font không chân. Hai font chữ được chọn cần có sự khác biệt nhất định nhưng vẫn đảm bảo được tính hài hoà và không đối nghịch nhau.

Không nên dùng quá nhiều font trong một layout

Font chữ đơn giản, dễ đọc

Font chữ cần phải rõ ràng, dễ đọc, có kích thước phù hợp với thiết bị và đối tượng bạn nhắm tới. Ví dụ, font chữ dùng cho thiết kế hình ảnh trên Facebook cần to rõ vì người đọc thường xem chúng trên màn hình di động.

Tracking, kerning, leading (khoảng cách)

Cần chú ý tới khoảng cách giữa các chữ và các dòng.

Justification (căn lề)

Tránh sử dụng justification để canh đều đoạn văn cả hai bên trái phải vì sẽ tạo nên những lỗ hổng không đồng đều giữa các từ. Có thể chọn cách Justification căn lề trái để đoạn văn trông dễ chịu hơn.

Distortion

Tránh bóp méo, làm biến dạng chữ khiến giao diện của font chữ bị thay đổi.

Mood và tone

Cần xác định văn phong/ sắc thái của nội dung hoặc sản phẩm bạn đang làm để chọn font chữ phù hợp. Hãy xem thử nội dung đó mang sắc như thế nào, đối tượng mà sản phẩm hướng tới là ai,… để từ đó đưa ra được lựa chọn chính xác nhất.

Lựa chọn mood và tone sao cho phù hợp với nội dung thiết kế

Hierarchy

Xác định các nội dung theo thứ tự nội dung. Chú ý trong cách thể hiện, nội dung quan trọng bạn nên để font chữ to và nổi bật hơn nội dung còn lại.

Line length

Độ dài của một đoạn văn không nên quá dài, thường sẽ nằm trong khoảng từ 40 đến 60 ký tự.

Alignment

Có 4 loại căn chỉnh thường thấy, đó là:

  • Căn trái: Căn chỉnh các thành tố của văn bản về lề trái.
  • Căn phải: Căn chỉnh các thành tố của văn bản về lề phải.
  • Căn giữa: Căn chỉnh các thành tố nằm ở trung tâm của bố cục. Căn giữa thường được sử dụng để thu hút sự chú ý đến một đoạn nội dung trong văn bản.
  • Contrast: Chọn màu chữ có đủ độ tương phản với phông nền. Bạn có thể sử dụng công cụ như Adobe color contrast để kiểm tra mức độ tương phản giữa màu chữ với màu nền.

Lựa chọn màu sắc cho font chữ tương phản với phông nền

Cuối cùng, hãy thử nghiệm với nhiều loại font khác nhau cho đến khi bạn tìm ra được font chữ mình ưng ý nhất nhé.

Font là gì? Typeface và font có giống nhau hay không?

Với hai định nghĩa này cũng đã có không ít người nhầm lẫn là chúng giống nhau. Nhưng về mặt bản chất thì chúng lại khác nhau hoàn toàn.

Typeface được biết đến là hệ thống gồm những kiểu chữ và mỗi kiểu chữ đó lại là một typeface riêng biệt. Ví dụ: Arial chính là một typeface, nó được chia thành 4 nhóm là sanrif, serif, monoface và display.

Font chữ là gì? Trong khi đó font lại là tập hợp hoàn chỉnh toàn bộ các chữ cái, các dấu câu, con số và ký tự đặc biệt. Ví dụ: Font chữ khác nhau như Arial 14 và Arial 15.

Font và typeface là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nghệ thuật chữ typography, phân loại cũng như các quy tắc cơ bản cần nắm rõ khi thiết kế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề trên, vui lòng bình luận để chúng tôi hỗ trợ trả lời bạn ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *