Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia? ý nghĩa lá cờ các nước

Thế giới có bao nhiêu quốc gia? bao nhiêu nước? lá cờ các nước ý nghĩa như thế nào? Bạn đang gặp phải các câu hỏi này, nhưng chưa biết tìm câu trả lời chính xác ở đâu? Cùng tiemruaxe.com khám phá ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin thú vị về các nước trên thế giới nhé.

Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia?

Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng là 204 quốc gia.

Trong đó:

  • 193 quốc gia được Liên Hợp Quốc công nhận là thành viên chính thức
  • 6 quốc gia có độc lập, chủ quyền nhưng không được công nhận.
  • 2 quốc gia giữ vị trí quan sát viên tại Liên Hợp Quốc. (Thành Vatican và Palestine)
  • 1 quốc gia không độc lập  tuy nhiên vẫn được nhiều nước công nhận về chủ quyền, cụ thể là Tây Sahara.
  • 2 quốc gia độc lập và được nhiều nước công nhận. Đó là Đài Loan (19 nước thành viên và Thành Vatican duy trì quan hệ) và Kosovo (111 nước thành viên Liên Hợp Quốc, 24 nước thuộc Nato, 23 thành viên thuộc Liên minh châu Âu EU và 35 tổ chức hợp tác hồi giáo công nhận).
thế giới có bao nhiêu nước, bao nhiêu quốc gia
Thế giới có 5 châu lục, 204 quốc gia

Ý nghĩa quốc kỳ các nước

Mỗi quốc gia độc lập đều có quốc kỳ riêng, và lá cờ của các nước trên thế giới cũng mang những ý nghĩa rất đặc biệt. Ở bài viết này, chúng ta cùng xét đến ý nghĩa cờ ở các nước khu vực Đông Nam Á,  trong đó có Việt Nam nhé.

Brunei

Trải qua 3 lần thay đổi, quốc kỳ Brunei có hình dạng là hình chữ nhật với quốc huy màu đỏ ở giữa và được đặt trên nền màu vàng. Sọc cắt ngang quốc kỳ có màu đen và trắng. Trước đó, khi đất nước Brunei còn là đất bảo hộ của Anh thì quốc kỳ đầu tiên đã được thiết kế với hình chữ nhật có màu vàng. Đến năm 1906, Hồi vương đã quyết định đặt thêm hai dải sọc đen và trắng ở vị trí chéo của quốc kỳ nhằm mục đích kỷ niệm và thể hiện sự biết ơn đối với 2 vị thân vương.

cờ brunei

Từ năm 1960 đến nay, khi Brunei tự trị, chế định bản Hiến pháp đã có hình quốc huy và Brunei tuyên bố sẽ sử dụng hình quốc huy màu đỏ này ở giữa lá cờ nhằm tuyên bố về một thềm lục địa mới hoàn toàn độc lập.

Đông Timor

Đông Timor là quốc gia trẻ nhất, được thành lập mới nhất trong khu vực nói chung. Tuy nhiên, tính từ năm 1911 đến nay, quốc kỳ nước này đã có 5 lần được thay đổi.

đông timor

Sắc chủ đạo là màu đỏ nhằm tượng trưng cho cuộc đấu tranh bền bỉ để đòi tự do hóa. Trên nền đỏ là khán đài đen áp bức được thể hiện bằng hình tam giác nhỏ ở cạnh phía bên trái. Còn màu vàng nhằm gợi nhắc về lịch sử thuộc địa trước đây của Đông Timor. Ngôi sao màu trắng trên cùng là biểu tượng của hòa bình, hy vọng và những khát khao từ người dân về một xã hội độc lập, văn minh.

Lào

Lá cờ của Lào được thiết kế theo tỷ lệ cạnh là 2:3. Có 3 màu sắc chính trên lá cờ này là: đỏ, xanh dương và màu trắng.

Hai dải đỏ ở phía trên và phía dưới có chiều rộng bằng nhau tượng trưng cho máu của người dân đã đấu tranh, đã hy sinh cho độc lập, hòa bình của dân tộc. Dải xanh dương ở giữa là ước vọng về sự thịnh vượng. Hình tròn trắng ở giữa tượng trưng cho sự toàn vẹn, thống nhất của đất nước.

lào

Myanmar

Gần giống với Lào, quốc kỳ của Myanmar được chia ra thành 3 dải chính có chiều rộng bằng nhau. Dải trên cùng màu vàng chính là tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân ở nước này. Màu xanh ở giữa nói về sự hòa bình và khao khát yên bình. Dải đỏ xếp ở cuối tượng trưng cho sự dũng cảm, tinh thần quả cảm và quyết đoán của người dân Myanmar.

myanmar

Ngôi sao 5 cánh to, màu trắng được đặt ở giữa được coi là cốt lõi của cả quốc kỳ. Nó tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp của 5 nhóm dân tộc chính thuộc đất nước này. đó là: Karen, Burman, Shan, Chin và Kachin.

Singapore

Quốc kỳ Singapore có 2 màu chủ đạo là đỏ và trắng. Mặt trăng lưỡi liềm màu trắng quay về phía 5 ngôi sao trắng, bao trọn để tạo thành một tổng thể thống nhất, và được đặt ở góc trái của lá cờ màu đỏ. Ý nghĩa của quốc kỳ Singapore là tượng trưng cho một đất nước trẻ, giàu tiềm năng, đang phát triển theo hướng thế giới đại đồng, bình đẳng giữa các dân tộc.

singapore

Campuchia

Khác với các nước trong khu vực, quốc kỳ Campuchia sử dụng chính biểu tượng là quần thể đền đài Angkor Wat màu trắng để đặt làm hình ảnh trung tâm. Nó biểu hiện cho công lý, sự thanh liêm của nhân dân. Đồng thời, tượng trưng cho tôn giáo chính tại Campuchia là phật giáo nam truyền.

campuchia

Phía dưới là 3 sọc ngang màu đỏ và xanh nước biển. Màu đỏ nói lên lòng dũng cảm, can đảm của người dân Campuchia, còn sắc xanh thể hiện sự tự do, tình đoàn kết của toàn dân cũng như tượng trưng cho nhà vua.

Indonesia

Quốc kỳ Indonesia có thiết kế khá giống so với quốc kỳ Ba Lan, và là quốc kỳ duy nhất, được giữ nguyên từ năm 1945 đến nay. Hai dải màu trắng và đỏ được xếp theo thứ tự dải trắng ở dưới và dải đỏ ở trên. Nếu như dải trắng tượng trưng cho tinh thần thì màu đỏ là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự nhiệt huyết và khát khao luôn bùng cháy của người dân Indonesia.

indonesia

Malaysia

14 sọc đỏ kết hợp đôi một để tạo thành 7 dải đỏ, đại diện cho vấn đề bình đẳng giữa 13 bang của nước này và 1 chính phủ liên bang. 14 cánh sao nói lên sự thống nhất và độc lập của các bang này. Hình mặt trăng lưỡi liềm là đại diện của hồi giáo, tôn giáo chính của đất nước này. Hình chữ nhật màu xanh da trời là biểu tượng của sự thống nhất toàn dân, trước sau như một.

malaysia
Màu sắc chính của quốc kỳ này là màu đỏ, trắng, vàng và xanh dương.

Philippines

Lá cờ hình chữ nhật với hình tam giác trắng ở cạnh trái, tượng trưng cho sự bình đẳng và tình đoàn kết của toàn dân tộc. Trên hình tam giác có 3 ngôi sao nhỏ 5 cánh và hình mặt trời vàng với 8 tia sáng ở giữa. 3 ngôi sao 3 góc chính là các đảo chính của quốc gia này, bao gồm: Mindanao, Visayas, Luzon. Còn mặt trời và các tia sáng là đại diện cho các tỉnh của đất nước Philippines.

philippines

Sọc ngang màu xanh ở phía trên mang ý nghĩa về nền hòa bình, độc lập, cho công lý và sự công bằng trong xã hội. Còn màu đỏ sọc ngang phía dưới chính là lòng yêu nước và sự dũng cảm của nhân dân.

Thái lan

Quốc kỳ nước này có 5 sọc ngang, bao gồm: 1 sọc xanh dương, 2 sọc trắng, 2 sọc đỏ. Sọc chính giữa màu xanh có kích thước gấp đôi các sọc màu còn lại, đại diện cho nhà vua. 2 sọc trắng kề bên chính là sự thuần khiết của Phật giáo, quốc giáo của Thái Lan. Và 2 sọc đỏ ngoài cùng là đại diện cho toàn bộ dân tộc. Như vậy có thể thấy được sự liên kết và mối quan hệ mật thiết giữa nhà vua, tôn giáo và nhân dân là rất khăng khít và bền chặt.

thái lan

Việt Nam

Lá cờ được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1940 và trở thành quốc kỳ vào tháng 8/1945. Quốc kỳ Việt Nam hay còn được gọi là cờ đỏ sao vàng, có thiết kế với hình chữ nhật, theo tỷ lệ 2:3.

quốc kỳ việt nam

Nền lá cờ màu đỏ và ở giữa ngôi sao vàng 5 cánh. Ngôi sao này tượng trưng cho linh hồn, những giá trị tốt đẹp của toàn dân tộc. 5 cánh chính là 5 tầng lớp đồng bào cùng chung một mái nhà lớn: sĩ, nông, công, thương, binh. Còn nền đỏ tượng trưng cho màu của máu, của sự chiến đấu và chiến thắng của toàn dân tộc.

Với những thắc mắc xoay quanh vấn đề trên thế giới có bao nhiêu quốc gia?, bao nhiêu nước? và ý nghĩa quốc kỳ của các nước ra sao?. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *