Rơ le nhiệt là gì? cấu tạo, nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là gì? Bạn thường thấy rơ le xuất hiện trong các mạch điều khiển, đi kèm với những thiết bị điện. Tuy nhiên, bạn lại chưa thực sự hiểu về nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về rơ le nhiệt, cấu tạo, nguyên lý và tính ứng dụng của nó.

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là thiết bị giúp đóng, ngắt mạch một cách tự động khi dòng điện quá tải. Các rơ le nhiệt độ thường hoạt động dựa vào sự co dãn khi bị đốt nóng của các thanh kim loại.

rơ le nhiệt là gì
Rơ le nhiệt giúp đóng, ngắt mạch một cách tự động

Ký hiệu rơ le nhiệt là: NO, NC hoặc COM, tùy thuộc vào từng mạch điều khiển.

Cấu tạo rơ le nhiệt

Cấu tạo của rơ le nhiệt thường bao gồm 8 bộ phận chính:

  • Đòn bẩy
  • Tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở
  • Thanh lưỡng kim
  • Vít chỉnh dòng điện
  • Dây đốt nóng
  • Cần gạt và nút reset

Trong đó, tiếp điểm thường đóng được kí hiệu là NC và được mắc nối tiếp với cuộn hút contactor của mạch điều khiển. Khi điện áp quá tải thì tiếp điểm này thường mở. Ngược lại là tiếp điểm thường mở, kí hiệu là NO. Tiếp điểm này được nối với đèn hoặc còi báo động. Khi điện áp cao dẫn đến quá tải thì NO sẽ đóng.

Xem thêm:

Thông số kỹ thuật

Các rơ le nói hiện nay đều được thiết kế với dạng size S3, dòng chỉnh từ 18 – 25A. Rơ le tương thích với contactor size S3, kết hợp với nút reset tự động hoặc thủ công bằng tay. Khi có sự cố về pha thì rơ le này rất nhạy cảm, có chức năng đóng, mở mạch điều khiển.

Nguyên lý làm việc của rơ le nhiệt

Khi điện áp tăng, miếng kim loại kép (được làm từ 1 tấm kim loại có hệ số giãn nở nhỏ và 1 tấm có hệ số giãn nở lớn) sẽ uốn về phía có hệ số giãn nở nhỏ.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Khi đó, dòng điện cũng sẽ chạy qua hoặc dây điện trở bao quanh. Trường hợp muốn tạo ra lực đẩy mạnh thì tấm kim loại cần dày, ngắn, và rộng. Còn khi chế tạo miếng kim loại dài lớn và mỏng thì độ cong lúc này cũng sẽ tốt hơn, tuy nhiên, lực đẩy tạo ra thường không tốt bằng.

Phân loại rơ le nhiệt

Tùy vào từng tiêu chí cụ thể mà người ta phân loại rơ le nhiệt thành các loại như: 1 pha, 3 pha…

Rơ le nhiệt 1 pha

Thiết bị này thường được sử dụng ở dòng điện 1 pha với hiệu điện thế 220V. Rơ le nhiệt có vai trò giám sát quá trình tăng giảm điện áp của dòng 1 pha. Đặc điểm cụ thể của loại rơ le này như sau:

  • Nguồn cấp: là nguồn 24VDC, 24 VAC, 200 – 230 VAC, 100 – 115 VAC…
  • Rơ le đạt tiêu chuẩn UL/CSA và được đóng dấu CE.
  • Vỏ được làm từ nhựa tổng hợp, có khả năng chịu nhiệt từ -20 – 600 C.
  • Dải thời gian khởi động, thời gian trễ và thời gian bảo vệ lần lượt là: 1 – 5s, 0,1 – 30s, 10 – 100% giá trị tối đa của dải đã cài đặt.

Rơ le nhiệt 3 pha

Loại rơ le này có tác dụng bảo vệ quá tải của động cơ điện 3 pha. Mức công suất tương đương để áp dụng là từ 3 – 4.5 Kw. Với công suất hợp lý, rơ le nhiệt 3 pha sẽ đảm bảo hiệu suất vận hành của động cơ điện để tránh xảy ra tình trạng quá dòng. Lưu ý đối với loại rơ le này đó là công suất lớn, do đó người dùng cần tính toán để có cách lựa chọn rơ le nhiệt thích hợp, đáp ứng được tải tiêu thụ.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có thêm một số loại rơ le khác như: rơ le kiểu hở, kiểu kín, rơ le đốt nóng trực tiếp, gián tiếp, rơ le 1 cực, 2 cực…

Cách đấu và điều chỉnh rơ le nhiệt

Cách đấu rơ le nhiệt

  • Đối với rơ le 1 pha

Rơ le điều khiển nhiệt độ 1 pha bao gồm 2 dây, tương đương với 2 cực. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho động cơ cũng như các thiết bị điện thì người lắp có thể tham khảo cách đấu dưới đây.

  • Đối với rơ le 3 pha

Rơ le 3 pha được đấu nối thành 2 dòng riêng biệt, người thực hiện nên lắp theo mô hình sau:

MC phía bên trái là 3 điểm tiếp động lực thuộc Contactor. Còn MC phía bên phải là tiếp điểm A1 – A2 của cuộn hút. Các vị trí S,T,R được kết nối với dòng điện 3 pha.

Cách điều chỉnh rơ le nhiệt

Thực hiện điều chỉnh rơ le nhiệt qua 2 bước sau:

  • Đo dòng điện dây, là tổng dây pha thuộc động cơ. Yêu cầu đó là dòng điện cần có giá trị nhỏ hơn dòng điện định mức.
  • Tiến hành đo dòng điện qua rơ le nhiệt truyền thống hoặc các loại rơ le cảm biến nhiệt độ. Lúc này, điều chỉnh dòng điện để giá trị = 1,1 x ltt.

Ứng dụng

Tác dụng của rơ le nhiệt ngày càng được thấy rõ trong các hoạt động sinh hoạt, làm việc của con người. Rơ le nhiệt được ứng dụng trong các thiết bị điện, đồ gia dụng như: nồi cơm điện, tủ lạnh, bình nóng lạnh (Ferroli, Ariston…), ấm siêu tốc… Thông thường, những loại rơ le này sẽ được gắn liền với cầu chì để đóng ngắt mạch một cách nhanh chóng khi xảy ra sự cố. Rơ le kết hợp với các thiết bị cầu dao được coi là bộ đôi hoàn hảo cho các hệ thống điện, đảm bảo sự an toàn đối với người dùng.

cách đấu rơ le nhiệt
Rơ le nhiệt được ứng dụng rộng rãi

Rơ le được lắp với Contactor (khởi động từ) còn mang lại hiệu quả cao bởi nó thay đổi trạng thái tiếp điểm, bảo vệ động cơ điện khi quá dòng trong khoảng thời gian hoạt động.

Ngoài ra, khi rơ le điều chỉnh nhiệt độ lắp cùng ổn áp thì sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng lớn tại các nhà xưởng, khu sản xuất. Việc này giúp tránh tình trạng điện áp quá tải, gây hư hỏng các thiết bị điện không mong muốn.

Bài viết là những giải đáp về rơ le nhiệt là gì?, cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng của thiết bị này vào cuộc sống. Đồng thời, với tính năng của từng loại rơ le cụ thể thì người dùng sẽ có cân nhắc, có cách tính chọn rơ le nhiệt phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *