Silicon là gì? Silicon là nhựa hay cao su?

Silicon là gì? Silicon là nhựa hay cao su? Các sản phẩm có chất liệu từ silicon có độc không? Silicon là một cái tên khá quen thuộc mà ta có thể bắt gặp trong các ngành công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày, trong y học…Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu chính xác về silicon là gì và đây cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Hãy cùng tiemruaxe.com giải đáp những vấn đề băn khoăn này trong bài viết dưới đây nhé!

Silicon là gì?

Silicon là một nguyên tố nằm trong bảng tuần hoàn hóa học, là nguyên tố đứng thứ 14 có ký hiệu Si. Đặc điểm của nguyên tố này có tính chất phi kim loại, vô cùng dồi dào và chỉ xếp sau oxy. Trên Trái Đất silicon chiếm 25,7% trọng lượng lớp vỏ tạo nên Trái Đất và silicon cũng có thể được tìm thấy ở cả trên Mặt trời hay các ngôi sao trong vũ trụ.

Silicon nghĩa là gì? 
Silicon nghĩa là gì?

Trong tự nhiên, silicon hiếm khi được tìm thấy dưới dạng nguyên chất mà nó thường tồn tại dưới dạng oxide và silica. Có thể tìm thấy silicon dưới dạng cát, đá tinh thể, đá thạch anh, đá lửa…Ngoài ra, nó có thể xuất hiện dưới dạng các hóa chất khác như: đất sét, granite, feldspar, mica,… Một số hình thức phổ biến hiện nay của silicon phải kể đến: Mỡ silicon, dầu silicon, cao su silicon hay nhựa silicon.

Silicone là gì?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa silicon và silicone, thực tế đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Silicon là gì đã được giải thích ở trên, còn silicone là một loại polime tổng hợp, dạng trơ và được tạo thành từ các đơn vị của siloxane lặp lại. Bao gồm một nhóm chức của 2 nguyên tử là silic và một nguyên tử oxy thường xuyên tạo ra từ sự kết hợp của cacbon hoặc hydro.

Tính chất của silicone thường có khả năng chịu nhiệt tốt, có khả năng đàn hồi như cao su và được sử dụng làm chất kết dính, chất bôi trơn, chất bịt kín, sử dụng trong y tế tạo ra thuốc men, dùng chế tạo các dụng cụ nấu ăn, sử dụng làm chất cách nhiệt, cách điện. 

Nhà hóa học người Anh – Frederic Kipping là người đầu tiên đã tìm ra được hợp chất silicone này. Tên ban đầu của hợp chất này là silico ketone, dần về sau được rút gọn lại thành silicone như hiện tại.

Silicon trong mỹ phẩm là gì?

Silicon là tên gọi riêng của một nhóm bao gồm các hợp chất cao phân tử nhân tạo (polymer) có các thành phần chủ yếu như: oxy, carbon, silicon và các gốc hữu cơ cơ bản như: methyl, ethyl, phenyl.

Silicon là gì trong mỹ phẩm, làm đẹp?
Silicon là gì trong mỹ phẩm, làm đẹp?

Xem thêm:

Tùy theo liên kết hóa học giữa các nguyên tố mà chất silicon sẽ có các dạng tồn tại khác nhau như dạng rắn, lỏng, dẻo. Đối với lĩnh vực mỹ phẩm silicon chắc chắn là cái tên không quá xa lạ với nhiều người. 

Rất nhiều các sản phẩm làm đẹp như phấn trang điểm, dưỡng da, các loại mỹ phẩm chăm sóc phục hồi tóc đều có chứa chất này. Có thể kể đến các tên khá quen thuộc có trong các thành phần của mỹ phẩm: dimethicone, phenyl trimethicone,cyclohexasiloxane(D6),cyclopentasiloxane(D5), cyclotetrasiloxane (D4),…

Để nhận biết các chất thuộc nhóm nào bạn có thể tìm trên bảng thành phần và chỉ cần chú ý đến đuôi của các hợp chất như -siloxane, -cone, -conol, là được.

Các thành phần silicon có trong mỹ phẩm thường ở 2 dạng cơ bản là: Dạng dễ bay hơi và dạng tương đối khó bay hơi. Cụ thể:

  • Silicon dạng dễ bay hơi dễ bay hơi thường có khá nhiều trong các loại serum sử dụng để dưỡng da mặt. Từ đó, không gây ra các hiện tượng kích ứng da và có thể giúp để lại độ mịn trên bề mặt. Ví dụ các loại silicon thường ở dạng dễ bay hơi này như siloxane (trong đó cyclopentasiloxane và cyclohexasiloxane hay có trong các thành phần các loại serum dưỡng da mặt).
  • Silicon ở dạng không dễ bay hơi còn có tên gọi khác là silicon tuyến tính sẽ có thêm các chất bảo vệ da dimethicone. Silicon dạng này thường là loại polyme (có phân tử lớn) nên sẽ có các độ dày khác nhau. Từ chất lỏng mỏng cho đến các dạng gel dày. Mỗi loại này sẽ góp phần tạo nên tính thẩm mỹ và khả năng giúp cho da không bị mất nước, đồng đều với các thành phần chính. Sau khi sử dụng sẽ để lại trên da một lớp mềm mịn như nhung, thông thoáng và thấm nước trên da.

Các loại silicon phổ biến hiện nay là loại nào?

Silicon có thể tồn tại dưới nhiều dạng, mỗi dạng sẽ có những công dụng riêng khi sử dụng. Cụ thể các loại silicon phổ biến thường thấy:

Silicon lỏng

Silicon lỏng hay còn được gọi là dầu silicon thường được sử dụng để bôi trơn, làm chất phụ gia sơn màu. Silicon lỏng ngày nay cũng đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong các thành phần của mỹ phẩm. 

Silicon lỏng hay còn gọi là dầu silicon - nguyên liệu thường dùng cho mỹ phẩm
Silicon lỏng hay còn gọi là dầu silicon – nguyên liệu thường dùng cho mỹ phẩm

Silicon gel

Silicon dạng gel vẫn được xếp là một trong những dạng silicon lỏng đặc biệt. Silicon dạng gel thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm khoa học, được ứng dụng vào trong y tế, chế tạo các dụng cụ nấu ăn vẫn sử dụng hàng ngày…Ngoài ra, silicon gel cũng được sử dụng rộng rãi trong y tế, đặc biệt là lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ để nâng ngực, nâng mông… 

Silicon đàn hồi

Silicon đàn hồi còn được gọi là  cao su silicon thường được dùng như một chất để cách điện, hoặc được dùng để thực hiện hàn, xì đối với các phương tiện trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. 

Thậm chí, ngày nay silicon đàn hồi đã được sử dụng trong y tế, đặc biệt silicon này sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: cốc nguyệt san, găng tay tẩy da chết, máy hút sữa, máy rửa mặt…Silicon đàn hồi sử dụng trong y tế được các nhà khoa học chứng minh rất an toàn cho sức khỏe nên người tiêu dùng có thể yên tâm khi sử dụng.

Silicon nhựa

Silicon nhựa thường được áp dụng sản xuất ra các vật liệu có khả năng chống lại nhiệt do thời tiết xấu. Đặc biệt silicon nhựa sẽ được làm lớp phủ bên ngoài chịu nhiệt rất tốt. Thậm chí silicon dạng này còn được dùng để trám lại những lỗ thủng nhỏ trên các mái nhà, hay các vật liệu, vật dụng khác trong nhà.

Silicon là nhựa hay cao su?

Sau khi tìm hiểu về silicon ở phần trên có thể thấy silicon là 1 dạng cao su tổng hợp được tổng hợp lại bằng cách thay đổi lại các silicon. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa nhựa và cao su đó chính là: nhựa là một polime tổng hợp còn silicon có thể tìm thấy được trong một polime có sẵn trong tự nhiên, hoặc có thể được sản xuất ra như một polime tổng hợp. Ngoài ra, silicon và nhựa có các đặc tính khác biệt như:

Silicon là cao su hay nhựa - So sánh nhựa và cao su silicon
Silicon là cao su hay nhựa – So sánh nhựa và cao su silicon

Xem thêm:

Tính dẻo và tính đàn hồi

Nhựa có tính dẻo nổi bật giúp tạo ra những sản phẩm theo khuôn bằng nhiệt và áp suất. Còn cao su lại có tính đàn hồi nổi trội so với nhựa khả năng tạo vật bằng khuôn hình kém hơn hẳn. 

Do vậy, nhựa thường được sản xuất thành các sản phẩm có tính định hình nhất định như chậu, bình chứa, các công cụ, các vật dụng hàng ngày,…Còn cao su với đặc tính đàn hồi, tính bền bỉ cao nên chủ yếu được sử dụng để làm lốp xe…

Mức độ độc hại

Nhựa và cao su silicon đều có tính độc hại nhưng do tính trơ và độ bền hóa học tốt hơn nên cao su silicon độc hại hơn so với nhựa. Điển hình trong đó các loại nhựa PP, PC, PES, PPSU,…đang được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, các ngành y tế do không có độc tính, bền bì, có khả năng chịu nhiệt tốt, tính hóa học ổn định hơn so với các loại chất khác.

Quy trình sản xuất

  • Nhựa: là một loại polime nhân tạo 100%, được sản xuất hoàn toàn mà không hề có sẵn trong tự nhiên. Nhựa thường được sản xuất từ nguyên liệu dầu mỏ là chính. 
  • Cao su: có sẵn trong tự nhiên chúng ta có thể nhìn thấy cao su có trong các cây cao su thiên nhiên hoặc cao su đã được tổng hợp lại như cao su buna…

Khả năng tái chế

  • Cao su silicon về khả năng tái chế và sử dụng lại chỉ được tái chế một phần nào đó. Chủ yếu khi tái chế chỉ được sử dụng như một chất độn. 
  • Nhựa: Có khả năng tái sử dụng tương đối cao so với cao su. Nhựa tái chế có thể sử dụng và làm ra được nhiều vật dụng mới và khác nhau, có tính hữu dụng cao. 

Ví dụ các vật dụng làm từ nhựa như chai lọ, bình nước đều được tái chế thành các sản phẩm mới có công dụng khác. Nhưng đối với các sản phẩm làm từ cao su silicon chỉ được tái chế một phần hoặc sử dụng làm chất độn hay là một thành phần nào đó để bổ sung cho các sản phẩm khác. 

Vậy Silicon có độc không?

Rất nhiều người tiêu dùng đều quan tâm đến vấn đề liệu silicon có độc hay không? Bởi vì silicon còn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, trong đó cả ngành y tế cũng sử dụng các loại silicon có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Vì bản chất của silicon là một hợp chất hóa học nên đối với câu hỏi silicon có độc không thì câu trả lời là có. Đối với các sản phẩm kém chất lượng thì chắc chắn khi sử dụng sẽ không tránh khỏi các tác dụng phụ như: gây đột biến, gây kích ứng da…Sử dụng lâu ngày có thể gây ra các bệnh ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng chỉ khi chúng ta tiếp xúc một lượng lớn quá mức tiêu chuẩn cho phép thì sẽ tạo ra rất ít hoặc gần như không xảy ra tác dụng phụ nào. 

Silicon có độc hay không? Silicon có lợi hay có hại?
Silicon có độc hay không? Silicon có lợi hay có hại?

Tóm lại, silicon có độc hay không, silicon có hại hay có lợi phụ thuộc vào mức độ sử dụng chúng ta dùng nhiều hay ít. Từng loại silicon khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác biệt đến sức khỏe của con người nhiều hay ít.

4 cách để nhận biết khi sử dụng silicon an toàn

Để biết được silicon bạn đang dùng có an toàn hay không chắc chắn bạn phải biết những cách nhận biết dưới đây. 

  • Silicon không có mùi lạ

Silicon có thể có màu sắc thay đổi tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất nhưng silicon thuộc dạng không hợp chất không có mùi. Do đó, nếu những đồ vật của bạn được làm từ nguyên liệu silicon mà có mùi lạ tỏa ra chắc chắn đó không phải là silicon mà là một loại nguyên liệu khác như nhựa hay cao su…

  • Silicon độn các chất làm đầy là loại không an toàn 

Với các sản phẩm silicon bạn có thể mang ra vặn xoắn hoặc kéo thử. Nếu thấy có các hạt trắng xuất hiện điều đó cho thấy silicon đã bị trộn lẫn các tạp chất làm đầy khác. Đó chắc chắn là nguyên liệu silicon không an toàn. Những chất làm đầy trộn lẫn trong silicon có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người cũng như chất lượng của sản phẩm đó. 

  • Sản phẩm có bao bì nhãn mác đầy đủ

Các sản phẩm an toàn sẽ có bao bì, nhãn mác rõ ràng, đầy đủ có các thông số chịu nhiệt của loại silicon sử dụng để người dùng dựa vào đó dùng cho đúng cách.

  • Chọn mua silicon có thương hiệu

Khi sử dụng các vật phẩm có nguyên liệu từ silicon người dùng nên lựa chọn loại có thương hiệu và có nhẫn hàng uy tín trên thị trường. Từ đó, có thể mua được các sản phẩm có thương hiệu, chính hãng, uy tín trên thị trường với chất lượng tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ về silicon là gì? silicon là nhựa hay cao su? Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có được câu trả lời cho mình rồi đúng không? Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về silicon và sử dụng sao cho đúng cách, đồng thời phân biệt được các loại silicon an toàn để sử dụng đảm bảo sức khỏe, hợp lý nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *