Gió là gì? Có mấy loại gió? 3 Nguyên nhân sinh ra gió

Gió là gì? Trong cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất gió tồn tại khắp mọi nơi. Tuy nhiên, chưa có nhiều người hiểu gió bắt đầu từ đâu? Hãy cùng tiemruaxe.com khám phá về những thông tin thú vị về gió trong bài viết dưới đây nhé!

Gió là gì?

Gió là một hiện tượng có trong tự nhiên được hình thành do sự chuyển động của các luồng không khí trong không gian có quy mô lớn. 

  • Trên Trái Đất gió là khối có luồng không khí lớn chuyển động trong không gian.
Gió có nghĩa là gì? Hiện tượng gió là gì?
Gió có nghĩa là gì? Hiện tượng gió là gì?
  • Trong không gian sự chuyển động của các chất khí hay các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian chuyển động gọi là gió Mặt Trời. Gió trong hành tinh được sinh ra khi xảy ra sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ có từ khí quyển của một hành tinh vào không gian đó.

3 nguyên nhân cơ bản sinh ra gió là gì?

Nguyên nhân chính sinh ra gió là do sự chênh lệch về áp suất trong khí quyển. Sự khác biệt, chênh lệch áp suất khí quyển sẽ dẫn đến việc không khí có xu hướng di chuyển từ nơi có áp cao đến nơi có áp thấp. Điều này lý giải vì sao các cơn gió lại có tốc độ khác nhau.

Nguyên nhân thứ 2 không thể bỏ qua đó là do hiệu ứng Coriolis (trừ khu vực đường xích đạo) làm không khí bị chệch hướng từ đó sinh ra gió.

Nguyên nhân thứ 3 đó là quy mô của gió. Việc tạo nên quy mô gió lớn hay còn gọi là hoàn lưu trong khí quyển phụ thuộc vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa xích đạo và các đầu cực hay sự quay của các hành tinh trong không gian. Do có sự ma sát của bề mặt Trái Đất nên gió có xu hướng nếu đạt đến sự cân bằng và tốc độ sẽ chậm hơn.

Có mấy loại gió? Loại gió chính có trên Trái Đất là gì?

Dựa theo hướng gió thổi ta có thể phân loại gió thành 4 loại đó là: Gió mậu dịch hay còn gọi là gió tín phong, gió tây ôn đới, gió đông cực, gió địa phương.

Gió mậu dịch – Gió Tín phong là gì?

Gió Tín Phong là loại gió thổi trong các miền cận xích đạo trong phạm hoạt động là 30 độ về phía xích đạo. Nguyên nhân hình thành nên gió tín phong là do sự chênh lệch về lượng khí áp do đi từ vùng khí áp cao xuống vùng khí áp thấp (theo hướng từ chí tuyến xuống xích đạo).

Có 4 loại gió chính đang hoạt động trên Trái Đất
Có 4 loại gió chính đang hoạt động trên Trái Đất

Xem thêm:

Đặc điểm của gió mậu dịch đó là:

  • Hướng gió: Ở bán cầu Bắc hướng gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Còn ở bán cầu Nam gió tín phong thổi theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.
  • Thời gian hoạt động: hoạt động quanh năm nhưng chủ yếu nhiều nhất là vào màu hè.
  • Tính chất của gió mậu dịch: ít mưa, khô.

Gió Tây ôn đới là gì?

Gió Tây ôn đới là loại gió thường thổi từ các khu áp cao vùng cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động trung bình giữa 35 – 36 độ vĩ tuyến.

Đặc điểm:

  • Hướng gió: đi từ Tây sang Đông, trong đó ở bán cầu Bắc gió đi từ Tây Nam và ở bán cầu Nam là Tây Bắc.
  • Thời gian hoạt động: Gió hoạt động quanh năm, nhưng hoạt động mạnh nhất là vào mùa đông khi đó áp suất ở các cực thấp hơn. Còn vào mùa hè, gió Tây ôn đới vẫn hoạt động nhưng yếu hơn do áp suất ở các cực cao hơn.
  • Tính chất gió: thường mang theo độ ẩm cao và lượng mưa lớn do gió bắt đầu xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới.

Gió Đông cực là gì?

Gió Đông cực là gió thổi từ vùng áp cao xuất phát từ Bắc cực và Nam cực về phía áp thấp trong vùng gió Tây. Phạm vi hoạt động từ 90 độ Bắc và Nam về vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam.

Đặc điểm:

  • Hướng gió: từ Đông sang Tây, hướng Đông Nam và Đông Bắc.
  • Thời gian hoạt động: gió hoạt động quanh năm nhưng hoạt động yếu và không đều.
  • Tính chất: do từ 2 vùng cực Bắc và Nam nên có tính chất lạnh và khô.

Gió địa phương là gì?

Gió địa phương là gió thổi từ các vùng khác nhau nhưng khi đến Việt Nam do ảnh hưởng của địa hình nên có các đặc điểm khác. Gió địa phương bao gồm 3 loại là: gió biển, gió đất và gió phơn. Trong đó:

Gió biển và gió đất

Gió biển, gió đất là loại gió hình thành từ ven biển với hướng gió thay đổi theo ngày và đêm. Vào ban ngày hướng gió thổi từ biển vào đất liền, đến ban đêm gió lại thổi ngược lại từ đất liền ra biển nên sẽ có tính chất khác nhau.

  • Gió biển là loại gió mang theo độ ẩm cao nên mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
  • Gió đất: từ đất liền thổi ra nên tính chất của gió này khô hanh.

Gió phơn

Gió phơn còn được gọi là gió Lào, gió Tây ở Việt Nam
Gió phơn còn được gọi là gió Lào, gió Tây ở Việt Nam

Gió phơn là loại gió bị thay đổi tính chất khi phải vượt qua các dãy núi hay qua các vùng cao. Tính chất của loại gió này thường mang đến độ ẩm cao nhưng khi đi qua các dãy núi cao bị chặn lại và biến tính thành gió khô nóng.

Ở Việt Nam, gió phơn Tây Nam hay còn được gọi là gió Lào, gió Tây thường hoạt động mạnh mẽ ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ khi vào hè. Gió phơn này có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương, đi qua dãy Trường Sơn thì bị biến tính, tạo nên sự khác biệt về thời tiết của 2 bên dãy núi này. Trong đó, sườn bên Tây của dãy Trường Sơn có tính ẩm còn sườn Đông khuất gió nên có thời tiết nóng và khô. 

Các loại gió địa phương khác

Ngoài những loại gió trên ở nước ta cũng tồn tại 2 loại gió mùa khác đặc trưng của mùa hè và mùa đông là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc (gió bấc)

  • Gió bấc là gì? Gió bấc là loại gió tạo nên mùa đông lạnh, đi kèm mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng ở miền Nam, thường hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4.
  • Gió Tây Nam hoạt động mạnh mẽ từ tháng 5 đến tháng 10, mang đến kiểu thời tiết nóng ẩm, mưa to, giông bão vào mùa hè.

Bên cạnh đó, vào mùa thu ở nước ta còn có gió heo may đặc trưng là những cơn gió nhẹ, kèm theo chút hanh khô và hơi se lạnh.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến gió là gì, các loại gió và nguyên nhân hình thành gió bắt đầu từ đâu. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên nhiên thú vị này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *