Founder, Co founder là gì? Cách để trở thành Founder tài năng

Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp hay tìm hiểu về kinh doanh chắc hẳn bạn đã nghe đến từ Founder rất nhiều. Vậy Founder là gì? Co-Founder là gì? Cách nào để trở thành một Founder thực thụ, tài năng?. Tất cả sẽ được tiemruaxe.com giải đáp trong bài viết này.

Tìm hiểu về Founder

Founder là gì?

Founder nghĩa là người sáng lập, là người đầu tiên đưa ra ý tưởng, tạo nền móng, cơ sở cho một dự án hay tổ chức nào đó.

Founder là người sáng lập, tạo nền móng đầu tiên cho tổ chức, dự án
Founder là người sáng lập, tạo nền móng đầu tiên cho tổ chức, dự án

Thông thường, Founder là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc thiết lập về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp khởi nghiệp. Chúng ta có thể điểm qua một số gương mặt các Founder nổi tiếng trên thế giới để học hỏi như: Mark Zuckerberg với Facebook,  Jeff Bezos với Amazon, Steve Jobs với Apple,, Elon Musk với SpaceX/Tesla,…

Co-Founder là gì?

Đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập từ 2 người trở lên thì sao? Lúc này ta có thể gọi 2 người đó là Co-Founder với vị trí ngang hàng với nhau.

Co-Founder nghĩa là nhà đồng sáng lập là người có thể xuất hiện cùng lúc với nhà sáng lập hoặc tham gia vào dự án khởi nghiệp với vị trí nào đó hoặc sau một thời gian Founder mới tìm thấy được người Co-Founder của mình. Tùy theo từng doanh nghiệp khác nhau giữa các thành viên sẽ có những thỏa thuận, phân chia quyền lợi, lợi nhuận, các quyền biểu quyết khác nhau. 

Ví dụ điển hình mà ta có thể thấy được đó là Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập ra Google nên họ được gọi là Co-Founder của Google. 

Owner và Co-owner là gì?

Owner hay Owner Company là người chủ sở hữu công ty, là người góp vốn để thành lập công ty. Còn một Founder khi muốn thành lập công ty và bỏ tiền vốn thì Founder lúc này gọi là Owner. 

Nếu người chủ sở hữu có thêm cộng sự để cùng góp vốn trong việc xây dựng bộ máy tổ chức thì được gọi là Co-owner (nghĩa là đồng chủ sở hữu). Tuy nhiên một người Owner cũng không nhất thiết phải là Founder của công ty đó, họ có thẻ chỉ góp vốn nhưng không xây dựng hay điều hành công ty.

5 bước để trở thành một Founder thực thụ, tài năng

Founder không chỉ đơn giản là một chức danh nhưng đó là vị trí mà không phải dễ dàng có được. Để trở thành một Founder bạn cần trải qua những giai đoạn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống, chẳng hạn:

Biết bản thân muốn gì, thực sự là ai

Về mặt lý thuyết bạn có một ý tưởng, bạn thực hiện hóa ý tưởng đó và trở thành Founder của dự án. Nhưng trên thực tế không phải ai cũng có thể trở thành người lãnh đạo được. Do đó bạn cần phải xác định:

Xác định bản thân mong muốn, làm được điều gì trước khi bắt đầu khởi nghiệp
Xác định bản thân mong muốn, làm được điều gì trước khi bắt đầu khởi nghiệp
  • Bạn mong muốn điều gì?
  • Bạn cần phải biết bạn là ai?
  • Bạn thích sự ổn định hay thực sự muốn khởi nghiệp hay không?
  • Các kỹ năng về chuyên môn của bạn ra sao?
  • Đối với dự án đó mức độ quyết tâm của bạn như thế nào?

Khi đã trả lời được hết những điều này bạn sẽ có thể xác định được mình có thể thực sự theo đuổi được dự án này không.

Khởi nghiệp hoặc tham gia vào một startup để lấy kinh nghiệm

Trong giai đoạn đầu bạn có thể xin làm việc ở các công ty khởi nghiệp để lấy kinh nghiệm. Trong đó, bạn có thể học hỏi được cách xử lý, cách giải quyết vấn đề của những người đi trước. Đó là những bài học quý giá mà bạn không dễ gì mà có được. 

Qua đó, bạn sẽ được trải nghiệm những cơ hội, thách thức, bạn sẽ có điều kiện được đảm nhận một số vai trò thiết thực của một nhà Founder cần phải làm. 

Đi tìm mentor để có thể học hỏi

Tìm được mentor – người cố vấn tiềm năng sẽ giúp bạn sớm trở thành người sáng lập chính hiệu. Các mentor nếu phù hợp với bạn có thể giúp hạn chế tỷ lệ thất bại, phát triển cho dự án của bạn nhanh hơn. 

Họ có thể là các Founder của những doanh nghiệp khác, các giáo sư khởi nghiệp tại trường đại học hay là bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc quản lý, vận hành….Bởi hầu hết các mentor cũng là người nhận được sự hỗ trợ từ những người khác để khởi nghiệp. 

Do vậy, nếu bạn nghiêm túc muốn tìm cho mình một mentor để học hỏi. Hãy để cho họ thấy rằng bạn thật sự muốn được họ truyền đạt lại kiến thức, qua sự nhẫn nại, kiên trì trên con đường thăng tiến. Nếu bạn có đủ tiêu chuẩn, có niềm đam mê thì sẽ có rất nhiều người ngoài kia sẵn sàng làm người dẫn dắt cho bạn.

Đi tìm Co-Founder

Dĩ nhiên, nếu bạn thiếu kỹ năng nào đó thì bạn nên tìm cho mình một  Co-Founder là mảnh ghép còn thiếu cho mình. Bởi một doanh nghiệp sẽ khó vận hành nếu chỉ có chuyên môn, sẽ không thể sống nổi nếu không có doanh thu. Biết luật sẽ là một lợi thế để khởi nghiệp nên bạn hãy tìm cho mình người bạn đồng hành đi cùng mình nhé.

Tìm Co-Founder cùng đồng hành sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn
Tìm Co-Founder cùng đồng hành sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn

Tham gia các lớp học, sự kiện, cuộc thi khởi nghiệp

Khi bạn khởi nghiệp bất cứ lĩnh vực nào đó để có thể tìm được người hiểu mình, chia sẻ những khó khăn, thách thức là điều quý giá. Vì vậy, tham gia các lớp học, sự kiện hay cuộc thi khởi nghiệp là ý tưởng tốt để có thể xây dựng, kết nối những người có cùng chí hướng. 

Ngoài ra, nếu đoạt giải bạn còn có nguồn vốn hoàn toàn miễn phí từ cuộc thi; có thể mở rộng quan hệ, quảng bá sản phẩm khởi nghiệp của mình…Bên cạnh đó cuộc thi còn mang lại rất nhiều khóa học để đào tạo ra những doanh nhân khởi nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường. 

Khi đến những cuộc thi này bạn hãy cố gắng tập trung hết mức có thể vào những cuộc trò chuyện ý nghĩa với những người khác thay vì cố gắng mở rộng thật nhiều mối quan hệ nhé.

Thường xuyên theo dõi tin tức, các chương trình startup

Để kịp nắm bắt xu thế thị trường, nhu cầu người dùng bạn nên theo dõi thường xuyên các chương trình startup để hiểu hơn về kinh doanh. Thông qua việc theo dõi tin tức có thể nắm bắt được những việc mà các công ty khác đang làm. Qua đó có thể giúp hoạch định các dự án trong tương lai. Đồng thời, tìm các cơ hội qua những tin tức và chương trình mà bạn xem. 

Những câu hỏi thường gặp khác về Founder

Có nên khởi nghiệp 1 người hay không?

Như bài viết đã đề cập không nên khởi nghiệp 1 mình bởi bạn dù có giỏi đến đâu cũng không thể làm hết mọi việc được. Nếu có thể hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành để chia sẻ gánh nặng về tinh thần lẫn chuyên môn nhé!

Khởi nghiệp không nên làm một mình bởi bạn không thể làm hết mọi việc
Khởi nghiệp không nên làm một mình bởi bạn không thể làm hết mọi việc

Xem thêm:

Cần bao lâu để tìm được Co-Founder?

Tùy theo quan điểm cá nhân để tìm được một Co-Founder bằng một cách nào đó sẽ giống như bạn có con rồi mới đi tìm vợ hay chồng để chăm đứa con startup vậy.

Do vậy, bạn nên mở rộng mối quan hệ của mình lên và biết đâu trong số những người bạn đó có thể sẽ có người trở thành Co-Founder của bạn. Trên thực tế, để tìm người có cùng quan điểm, có cùng chí hướng để phát triển dự án khởi nghiệp là rất khó. 

Founder và CEO có điểm gì khác nhau?

Như đã tìm hiểu ở trên Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp, là người ra quyết định, chịu trách nhiệm cho sự thành bại của tổ chức. Còn CEO là người lãnh đạo, quản lý công ty, CEO có thể được thuê từ bên ngoài về làm việc cho doanh nghiệp đó.

Trên đây là những chia sẻ về Founder là gì, Co-Founder là gì và những cách để trở thành một Founder tài năng mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình sau khi đọc bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *