Cầu dài nhất Việt Nam ở đâu? Top những cây cầu dài nhất Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với đường bờ biển kéo dài. Ở Việt Nam có rất nhiều cây cầu được xây dựng với kích thước khác nhau. Vậy cầu dài nhất Việt Nam, nằm ở tỉnh nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời về thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!

Cầu gì dài nhất Việt Nam, nằm ở đâu?

Cầu dài nhất Việt Nam nằm ở các tỉnh phía Bắc nơi có 2 cây cầu bắc qua sông và biển. Đó là cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải hay còn có tên gọi khác là cầu Tân Vũ – Lạch Huyện.

Cây cầu dài nhất Việt Nam nằm ở tỉnh Hải Phòng là cầu Đình Vũ (Tân Lạc)
Cây cầu dài nhất Việt Nam nằm ở tỉnh Hải Phòng là cầu Đình Vũ (Tân Lạc)

Cầu mới được xây dựng những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, hạn chế tai nạn khi người dân phải di chuyển bằng tàu, phà. Cầu rộng 29,5m, dài 5,44km có 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ nối liền quận Hải An với đảo Cát Bà ở thành phố Hải Phòng.

Cầu Đình Vũ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động ngày 2/9/2017. Đây là công trình cầu đường có kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp cũng là dự án đầu tiên được đầu tư theo hinfht hức PPP (hợp tác công – tư) giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.

Cầu được thi công bởi đội ngũ chuyên gia từ Nhật Bản và Việt Nam với hơn 2000 người. Để hoàn thành cây cầu này các nhà thi công đã sử dụng hơn 200 thiết bị máy móc và 20 sà lan nặng hơn 15 ngàn tấn. 

Cầu vượt biển Đình Vũ mang đến nhiều lợi ích về kết nối và phát triển kinh tế ven biển của thành phố Hải Phòng; góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư với những dự án nằm trong chương trình phát triển của khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải – Hải Phòng.

Bên cạnh đó, cây cầu vượt biển này còn giúp giúp ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy các hoạt động du lịch giúp thời gian di chuyển đến Cát Bà từ 1 giờ xuống còn 30 phút.

Theo đó, các chuyến phà chỉ có 2 chuyến/ngày đi huyện đảo Cát Hải sẽ được thay thế bằng đường ô tô và cầu vượt biển. Nhờ vậy, du lịch thuận lợi phát triển hơn đối với khu vực dự trữ sinh quyển trên đảo Cát Bà và các khu vực lân cận.

Top những cây cầu dài nhất Việt Nam có thể bạn chưa biết

Sau khi đã có câu trả lời cây cầu dài nhất Việt Nam ở đâu, chắc hẳn bạn cũng sẽ tò mò muốn biết top những cây cầu dài ở Việt Nam khác đúng không? Dưới đây là top cầu dài nhất Việt Nam được xếp thứ tự từ trên xuống dưới để bạn dễ theo dõi.

Cầu Vĩnh Thịnh – Cầu bắc qua sông dài nhất Việt Nam

Với tổng chiều dài 4,48km cầu Vĩnh Thịnh đỡ trở thành cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam, bắc qua sông Hồng. Cây cầu nối thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là cầu nối chính trên đường vành đai 5, nối thành phố vệ tinh với các điểm du lịch và khu công nghệ cao.

Cầu Vĩnh Thịnh là cầu qua sông dài nhất ở Việt Nam cho đến hiện nay
Cầu Vĩnh Thịnh là cầu qua sông dài nhất ở Việt Nam cho đến hiện nay

Cây cầu được khởi công năm 2011 và chính thức sử dụng sau 3 năm thi công. Cầu Vĩnh Thịnh đã mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh Tây Bắc và Thủ đô Hà Nội. Nhờ vậy, khoảng cách phát triển giữa vùng này và cả nước ngày càng được thu hẹp.

Cầu Nhật Tân – Cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng dài và lớn nhất Việt Nam, giữ vai trò huyết mạch của thủ đô Hà Nội. Cầu có độ dài 3.900m, dự án có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng và phải tốn đến 6 năm để xây dựng.

Cầu Nhật Tân không chỉ là biểu tượng của thủ đô Hà Nội mà còn là minh chứng cho mối quan hệ ngoại giao của 2 nước Việt Nam với Nhật Bản. Chính vì vậy, 5 trụ tháp chính của cầu là tượng trưng cho 5 cánh hoa đào.

Đây cũng là biểu tượng của Làng hoa Nhật Tân và cũng là loài hoa biểu tượng của Nhật Bản. Sự xuất hiện của cây cầu Nhật Tân đã giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa trung tâm Hà Nội và sân bay Nội Bài.

Cầu Vĩnh Tuy (3.690m)

Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu đứng thứ 4 trong những cây cầu dài nhất Việt Nam. Cầu được bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng. Mặc dù được khởi công từ năm 2005 nhưng cho đến năm 2010 mới hoàn thành. Ban đầu, tổng số vốn hoạch định là 3.600 tỷ, do quá trình giải phóng mặt bằng, thi công kéo dài, con số này đã lên tới 5.500 tỷ đồng.

Cây được thiết kế với 4 làn xe: 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe hỗn hợp, 1 làn xe buýt. Do vị trí cầu là tuyến đường huyết mạch nên lượng phương tiện giao thông qua đây rất lớn khoảng 35.000 lượt xe/ngày.

Cầu Vĩnh Tuy nằm trên tuyến đường huyết mạch với lượng giao thông lớn
Cầu Vĩnh Tuy nằm trên tuyến đường huyết mạch với lượng giao thông lớn

Cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long dài 3.116m, là một cây cầu khá nổi tiếng ở Hà Nội được khởi công xây dựng từ những năm 1974 và thông xe vào năm 1985, sau 11 năm. Đây là cây cầu có tuyến đường sắt chạy qua do Liên Xô hợp tác giúp đỡ. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đây là một trong những cây cầu lớn, hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Không chỉ mang giá trị to lớn về lịch sử, kinh tế mà cầu Thăng Long còn là đại diện cho mối quan hệ sâu sắc giữa Việt Nam và Liên Xô thời kỳ đó.

Cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì là một trong những công trình lớn của Hà Nội bắc qua Sông Hồng nối quận Hoàng Mai và Long Biên. Cầu được thiết kế 6 làn xe với 4 làn xe chạy nhanh giúp giảm lượng lớn phương tiện giao thông trong nội thành Hà Nội. Cầu Thanh Trì nằm trong top những cây cầu dài nhất Việt Nam có vai trò quan trọng của đất nước về mọi mặt, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. 

Cầu Bạch Đằng (3.054m)

Đây là cây cầu có nhiều ý nghĩa về kinh tế đặc biệt quan trọng nối đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Cây cầu này dài 3.054m được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, kỹ thuật, thiết kế phức tạp, hiện đại.

Cầu Bạch Đằng đã tạo điều kiện giúp cho sự phát triển của 2 tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng nói riêng, và miền Bắc nói chung thuận lợi hơn.

Cầu Vàm Cống (2.970m)

Công trình cầu Vàm Cống là dự án kết nối đồng bằng sông Cửu Long với đường cao tốc Bắc – Nam nằm ở phía Tây Việt Nam. Với mục đích làm giảm gánh nặng khi phải di chuyển bằng phà trên sông Hậu mà cây cầu này đã được ra đời.

Cầu Vàm Cống là cây cầu bắc qua sông Hậu, được nối liền tỉnh thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp. Đây là công trình được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa Hàn Quốc và Việt Nam với tổng mức vốn lên đến 5.687 tỷ đồng.

Cầu Rạch Miễu (2.868m)

Cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền là công trình nổi tiếng nối 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông đường bộ. Cầu có độ dài 2.868m, là cầu dây văng đầu tiên được đầu tư và thiết kế hoàn toàn bởi các kĩ sư trong nước.

Cầu Rạch Miễu được khởi công vào ngày 30/04/2002, và hoàn thành sau gần 7 năm làm việc đi vào sử dụng từ đầu năm 2009.

Cầu Cần Thơ (2.750m)

Cầu Cần Thơ –  cây cầu nằm ở thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Cầu được xây dựng bắc qua sông Hậu, nối liền quận Cái Răng (Cần Thơ) với thị xã Bình Minh( Vĩnh Long).

Cầu Cần Thơ bắc qua con sông Hậu nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ
Cầu Cần Thơ bắc qua con sông Hậu nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ

Khi cầu được hoàn thành, tại thời điểm đó cầu Cần Thơ được ghi nhận là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á với tổng mức đầu tư 4.832 tỷ đồng.

Một số câu hỏi khác về cầu có liên quan

Cầu gì dài nhất thế giới hiện nay?

Hiện nay cây cầu dài nhất thế giới là cầu Đan Dương – Côn Sơn ở Trung Quốc. Cầu có độ dài 164,8km nằm trên đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải. Cầu nằm ở phía đông Trung Quốc giữa Thượng Hải và Nam Kinh tỉnh Giang Tô. Trong đó đoạn cầu nằm trên mặt nước qua Hồ Dương Trừng tại Tô Châu dài 9km (5,6 dặm). 

Cầu được hoàn thành vào năm 2010 và thông quan sử dụng vào năm 2011. Quá trình xây dựng cầu mất 4 năm với chi phí khoảng 8,5 tỷ USD và sử dụng 10.000 người.

Cây cầu dài nhất Đông Nam Á là cầu nào?

Cầu Sultan Haji Omar Ali Saifuddien là cây cầu dài nhất Đông Nam Á được kết nối giữa quận Brunei-Muara với quận Temburong. Đây là cây cầu đường bộ đầu tiên nối trực tiếp từ đất liền với vùng ngoại biên Temburong.

Cầu dài nhất Đông Nam Á nằm ở ở Brunei
Cầu dài nhất Đông Nam Á nằm ở ở Brunei

Xem thêm:

Cây cầu cho phép hành khách có thể đi lại dễ dàng giữa 2 vùng lãnh thổ mà không cần đi qua Malaysia. Do vậy, khi đi qua cầu này có thể bỏ qua được 4 trạm kiểm soát nhập cư trên tuyến đường cũ. 

Cây cầu cũng giúp cải thiện được khả năng di chuyển của người dân Temburong đến các khu vực của Brunei, đặc biệt là qua Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei), giúp rút ​​ngắn thời gian di chuyển.

Cầu treo dài nhất Việt Nam ở đâu?

Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam cho đến hiện nay. Cầu có chiều dài 1.856m nối 2 đầu Thuận Phước và Sơn Trà được khởi công xây dựng vào ngày 16/1/2003, với  số vốn đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng.

Đây là công trình ấn tượng, nổi bật của Đà Nẵng và là mối nối giữa 2 tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa rất quan trọng. Từ đó, giúp thúc đẩy giao thông, kinh tế đặc biệt là du lịch Sơn Trà.

Trên đây là những chia sẻ về cầu gì dài nhất Việt Nam và top những cây cầu dài nhất Việt Nam và trên thế giới. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *