Thủy tức là gì? Thủy tức sống ở đâu? Có hình dạng như thế nào?

Thủy tức là gì? Thủy tức sống ở đâu, chúng có hình dạng như thế nào? Tại sao thủy tức được gọi là ruột khoang? Hình thức sinh sản của thủy tức như thế nào? Vai trò của chúng ra sao? Những kiến thức này chúng ta đã được học trong bài thủy tức sinh học lớp 7. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại chi tiết hơn để bạn có thể nắm rõ kiến thức phần này nhé!

Thủy tức là gì? Thủy tức sống ở đâu?

Thủy tức là đại diện thuộc nhóm động vật bậc thấp ngành ruột khoang, thủy tức còn có tên gọi là thủy tức nước ngọt thường sống ở vùng ao tù, hồ, đìa, đầm…nước ngọt. 

Thủy tức là loài động vật thuộc ngành nào?
Thủy tức là loài động vật thuộc ngành nào?

Thủy tức tiếng Anh là gì?

Thủy tức tên tiếng Anh là Hydra, tên này được gọi theo danh pháp khoa học. 

Thủy tức sống ở môi trường như thế nào?

Thủy tức có nguồn gốc ở các vùng ôn đới và nhiệt đới sống trong môi trường nước ngọt. Những nhà sinh vật học thường quan tâm đặc biệt đến loài thủy tức bởi khả năng tái sinh của loài này. Dường như chúng không chết vì tuổi già và cũng có thể chúng chẳng bao giờ già đi cả.

Hình dạng, cấu tạo của thủy tức như thế nào?

Thủy tức có hình dạng như thế nào?

Thủy tức có hình trụ dài với phần thân trên là lỗ miệng còn phần dưới thân có đế để bám vào giá. Xung quanh thân của thủy tức có 8 xúc tu miệng tỏa ra rất dài. Những xúc tu này có khi dài gấp nhiều lần so với cơ thể của chúng và có khả năng co ngắn lại khi thực hiện động tác di chuyển, bắt mồi… Cơ thể của chúng theo kiểu nhỏ mà dài, đối xứng tỏa tròn vì vậy thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ vào các tua đặc biệt này.

Cấu tạo bên trong của thủy tức

Thành cơ thể của chúng có 2 lớp tế bào là: lớp trong và lớp ngoài, giữa 2 lớp này là tầng keo mỏng. Trong đó:

Thành ngoài

Gồm 6 loại tế bào cụ thể như sau:

  • Tế bào mô bì cơ: có dạng hình trụ có rễ, chứa nhân ở ngoài, tơ cơ xếp dọc theo chiều dài của cơ thể. Vai trò của tế bào mô bì cơ là bảo vệ mô bì và tạo thành một tầng có thể co rút theo chiều dọc của cơ thể.
  • Tế bào gai: phân bố khắp cơ thể tập trung nhiều nhất ở tua miệng làm nhiệm vụ tấn công và tự vệ.
  • Tế bào cảm giác: nằm xen giữa các tế bào mô bì cơ, gốc ở trong tầng keo, tơ cảm giác hướng ra ngoài.
  • Tế bào thần kinh: dạng hình sao với liên kết với nhau trong tầng keo để tạo thành hệ thần kinh đặc trưng của ngành ruột khoang. Tuy tế bào thần kinh còn đơn giản nhưng đây là loài có đầu tiên ở động vật đa bào.
  • Tế bào sinh sản:gồm có 2 tuyến là tuyến hình cầu hình thành nên tế bào trứng và tuyến hình vú hình thành nên tinh trùng.
  • Tế bào trung gian: nằm ở tầng keo chưa được phân hóa rõ ràng nên nó có thể hình thành tế bào gai giúp thay thế khi chúng hoạt động hoặc tạo nên tế bào sinh dục.
Cấu tạo của thủy tức như thế nào?
Cấu tạo của thủy tức như thế nào?

Thành trong của thủy tức 

Phần này được giới hạn ở khoang vị cho tới lỗ miệng gồm có 2 loại tế bào:

  • Tế bào mô bì cơ tiêu hóa: Gồm có các tơ cơ ở phần gốc được xếp thành vành nằm theo hướng thẳng góc so với hướng của tơ cơ của tế bào mô bì cơ thành ngoài. 
  • Tế bào tuyến: là tế bào nằm xen giữa những tế bào mô bì cơ tiêu hóa với số lượng ít. Chúng có nhiệm vụ tiết dịch tiêu hóa vào trong khoang vị rồi tiêu hóa ngoại bào. Tiếp đó, chuyển tiếp giữa tiêu hóa nội bào sang tiêu hóa ngoại bào. Ở trong môi trường nước ngọt nên thức ăn chủ yếu của thủy tức là giáp xác nhỏ.

Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? Thủy tức thải bã bằng cách nào?

Là đại diện của ngành ruột khoang nên thủy tức có đặc điểm cơ thể nổi bật.  Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần cấu tạo thì thủy tức phần tua miệng chứa nhiều tế bào gai để có thể bắt mồi và tự vệ. Khi đói, thủy tức sẽ vươn dài tua miệng ra xung quanh và khi gặp được con mồi, lập tức tế bào gai ở tua miệng sẽ phóng ra để làm tê liệt con mồi. Còn vòi tua có gai sẽ dính vào con mồi sau đó đưa vào miệng của nó. 

Cách thủy tức thủy tức bắt mồi, tiêu hóa thức ăn
Cách thủy tức thủy tức bắt mồi, tiêu hóa thức ăn

Thủy tức có ruột khoang rõ ràng và phát triển theo cách tiêu hóa ngoại bào, thực hiện nghiền thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột và thực hiện tiêu hóa nội bào. Trong ruột của thủy tức chỉ có duy nhất một đầu ra, đó vừa là nơi cho thức ăn vào và vừa là hậu môn. 

Thủy tức có di chuyển bằng cách nào?

Thủy tức có 2 cách di chuyển chính bao gồm: di chuyển kiểu sâu đo và di chuyển kiểu lộn đầu. 

  • Di chuyển theo kiểu sâu đo: là di chuyển theo chiều từ trái sang. Đầu tiên thủy tức sẽ cắm đầu xuống làm trụ rồi co, duỗi và trườn cơ thể di chuyển đi.
  • Di chuyển theo kiểu lộn đầu: chúng vẫn di chuyển từ trái sang sau đó chúng cắm đầu xuống, lấy đầu làm trụ và cong thân lên. Tiếp đó cắm xuống đất và di chuyển liên tục như vậy.

Thủy tức sinh sản bằng hình thức nào?

Trong điều kiện thuận lợi thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức đâm chồi. Tuy nhiên khi điều kiện sống trở nên khó khăn hơn thì chúng lại chuyển sang sinh sản hữu tính. Hơn nữa, những hợp tử được hình thành sẽ được vỏ bọc bảo vệ và chúng sống tiềm sinh mãi cho đến khi có điều kiện thuận lợi trở lại thì chúng sẽ tiếp tục phát triển. Cụ thể các hình thức sinh sản ở thủy tức đó là:

  • Sinh sản vô tính: từ những chồi được mọc lên từ vùng sinh chồi nằm ở giữa cơ thể. Lúc đầu các chồi này là một mấu lồi và lớn dần lên, sau đó xuất hiện các lỗ miệng, tua miệng của con non. Sau này, con non sẽ tách khỏi cơ thể mẹ và trở thành một cá thể độc lập, dần hình thành nên cơ thể trưởng thành.
  • Tái sinh: là khả năng tái tạo toàn bộ cơ thể khi thủy tức chỉ còn 1 bộ phận sống trong điều kiện môi trường đặc biệt. Các hợp tử này được hình thành và bảo vệ với các vỏ bọc, sau đó chúng sẽ sống tiềm sinh và khi gặp được điều kiện thuận lợi sẽ hồi sinh trở lại thì chúng tiếp tục phát triển.
Thủy tức sinh sản hữu tính khi gặp phải điều kiện khó khăn không thuận lợi
Thủy tức sinh sản hữu tính khi gặp phải điều kiện khó khăn không thuận lợi

Xem thêm:

  • Sinh sản hữu tính: sinh sản hữu tính ở thủy tức xảy ra khi điều kiện môi trường sống trở nên khó khăn. Khi đó, các tế bào trứng của thủy tức sẽ được tinh trùng của loài thủy tức đực tự di chuyển đến để thụ tinh. Sau khi thụ tinh thành công thì trứng sẽ được phân cắt nhiều lần và tạo ra các thủy tức con. Điều kiện môi trường khó khăn như thời tiết quá lạnh, thủy tức thiếu thức ăn sẽ xảy ra hình thức sinh sản hữu tính này.

Như vậy, với câu hỏi thủy tức có mấy hình thức sinh sản thì câu trả lời là 3 hình thức. 

Thủy tức hô hấp bằng cách nào?

Thủy tức thuộc ngành ruột khoang nên chưa có cơ quan hô hấp. Do đó sự trao đổi khí của thủy tức được thực hiện thông qua thành cơ thể. Và tiếp đó chúng sẽ thải bã qua lỗ miệng.

Tóm lại thủy tức là động vật bậc thấp, di chuyển bằng việc dựa trên các xúc tu. Thủy tức chỉ có duy nhất 1 lỗ miệng và đây cũng là nơi để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất khiến loài thủy tức có khả năng tái sinh, nghĩa là không chết vì tuổi già.

Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủy tức là gì? Thủy tức di chuyển bằng cách nào, sinh sản theo bằng hình thức nào cũng như hô hấp, bắt mồi của chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *