Nhận thức là gì? Nhận thức cảm tính & lý tính? Cho ví dụ

Nhận thức là quá trình giúp con người tiếp thu kiến thức, am hiểu hơn thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và các giác quan của con người. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa nắm rõ về nhận thức là gì? Thế nào là nhận thức cảm tính và lý tính? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây với các ví dụ minh họa dễ hiểu để bạn tham khảo.

Nhận thức là gì?

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam nhận thức là sự phản ánh thế giới quan thông qua ý thức của con người. Qua đó, con người sẽ tư duy và không ngừng tiến gần đến khách thể.

Nhận thức nghĩa là gì? Thế nào là nhận thức?
Nhận thức nghĩa là gì? Thế nào là nhận thức?

Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, đó là sự năng động, tích cực, sáng tạo trên cơ sở thực tiễn. 

Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật, nhận thức là quá trình xử lý thông tin trong tâm trí của con người hay con người điều hành bộ não của mình.

Tóm lại, nhận thức giúp con người phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nhờ có nhận thức con người có cảm xúc, có tình cảm và đặt ra được các mục đích sau đó dựa vào đó để hành động.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có gì khác?

Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển. 

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức khi con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt được sự vật ấy. Nhận thức cảm tính bao gồm 3 hình thức như:

  • Cảm giác: Đó là nhận thức phản ánh về sự vật, hiện tượng khi tác động đến giác quan của con người. 

Ví dụ: Chạm tay vào nước nóng khi đó bàn tay sẽ cảm thấy nóng và phản ứng rụt lại.

  • Tri giác: Là hình thức phản ánh tương đối toàn vẹn tác động trực tiếp đến giác quan của con người. So với cảm giác thì tri giác nhận đầy đủ, phong phú hơn. 

Ví dụ: Khi chúng ta cầm một quả bóng rổ thông qua các tri giác sẽ biết được quả bóng hình cầu, làm bằng chất liệu gì, màu gì.

  • Biểu tượng: đó là hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật được hình dung hay nhớ lại khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào giác quan nữa. 

Ví dụ: Khi nhắc đến ô tô chúng ta sẽ có thể hình dung nó là phương tiện giao thông có 4 bánh.

Nhận thức lý tính và cảm tính là gì? Có gì khác biệt
Nhận thức lý tính và cảm tính là gì? Có gì khác biệt

Xem thêm:

Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức lý tính đó là sự tư duy trừu tượng trừu tượng phản ánh bản chất của sự việc. Nó được thể hiện qua các hình thức về khái niệm, phán đoán, suy luận…Trong đó các hình thức:

  • Khái niệm: Đó là kết quả của sự tổng hợp, khái quát các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Các khái niệm này vừa có tính chủ quan, lại có tính khách quan, có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, cùng nhau phát triển. Khái niệm là một hình thức có vai trò quan trọng, là cơ sở để chúng ta có thể hình thành nên các phán đoán và tư duy khoa học.

Ví dụ: Thời điểm khi chưa có sự ra đời của nhà nước, các vấn đề xảy ra đều được điều chỉnh theo đạo đức, cảm tính. Nhưng khi hình thành nhà nước, ban hành các luật lệ buộc buộc mọi người phải tuân thủ. Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển dần hình thành nên khái niện về pháp luật.

  • Phán đoán: là sự tư duy trừu tượng, liên kết với các khái niệm để đưa ra sự khẳng định, phủ định hay một đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng. 

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, kiên cường bất khuất → là một phán đoán vì có sự liên kết của khái niệm “dân tộc Việt Nam” và “anh hùng”.

  • Suy luận: là hình thức tư duy theo hướng trừu tượng với các liên kết là các phán đoán và từ đó rút ra một phán đoán có tính kết luận để tìm ra tri thức mới. 

Ví dụ: Nếu liên kết giữa các phán đoán “HCL là axit” với “HCL phản ứng với quỳ tím thành màu đỏ” với nhau thì chúng ta sẽ rút ra được tri thức mới là “mọi axit phản ứng với quỳ tím đều màu đỏ”. 

Trên đây là những chia sẻ về nhận thức là gì, thế nào là nhận thức cảm tính & lý trí cũng như ví dụ đi kèm. Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu có thắc mắc hay cần chia sẻ hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *