Đọc vị là gì? 2 cách đọc vị người khác bạn cần nắm được

Đọc vị là gì? Đọc vị người khác có vai trò gì quan trọng trong giao tiếp? Làm thế nào để có kỹ năng đọc vị tâm lý, suy nghĩ của người khác?. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan đến đọc vị.

Đọc vị là gì?

Đối với nhiều người đọc vị là một thuật ngữ không quá xa lạ và có nguồn gốc từ xa xưa trong một trò chơi từ dân gian. Đó là trò chơi dùng 2 đồng xu vào đĩa, sau đó úp chiếc bát lên trên che lấp đi và tiến hành xóc. 

Nhiệm vụ của người đặt cược khi đó sẽ phải “đọc vị”, nghĩa là đoán xem trạng thái của 2 đồng xu khi mở bát ra sẽ như thế nào – 1 ngửa 1 sấp hay cùng ngửa, cùng sấp? Trong đó, từ “vị” ở đây được hiểu là chỉ đồng xu, “đọc vị” được hiểu là khả năng có thể tiên đoán được trạng thái “vị” trong chiếc đĩa đó nên từ đó có từ gọi là đọc vị. 

Đọc vị cảm xúc suy nghĩ của người khác có vai trò quan trọng trong giao tiếp
Đọc vị cảm xúc suy nghĩ của người khác có vai trò quan trọng trong giao tiếp

Tuy nhiên, trong khi phát âm người ta nhận thấy có nhiều nét tương đồng về âm tiết với từ Hán Việt. Bởi vậy, ngày nay từ này đã được dùng rất nhiều trong ngôn ngữ nói và viết với nhiều ý nghĩa và giá trị để diễn tả sự nhận biết hay điều ẩn chứa nào đó được ẩn giấu đằng sau. 

Đọc vị bắt đầu được ứng dụng rộng rãi hơn và được dùng với ý nghĩa là thể hiện khả năng tiên đoán những suy nghĩ của người khác. Nói dễ hiểu hơn đó là khả năng nhận biết, suy đoán có cơ sở về những suy nghĩ sâu xa, những ẩn ý của người khác dù người đó không trực tiếp thể hiện nó ra bên ngoài.

Khó đọc vị là gì?

Khó đọc vị có nghĩa trái ngược với từ đọc vị. Nó được thể hiện qua hành động bạn cố gắng suy đoán về hành động, suy nghĩ của người đối diện. Nhưng dù có dùng cách nào cũng không tìm ra được điểm yếu của người đó. 

Đứng trước họ, bạn sẽ cảm thấy dường như không có cách để đối phó, khó có thể biết họ sẽ làm gì tiếp theo. Đặc điểm của những người “khó đọc vị” là thường khá lõi đời nên khi tiếp xúc với họ bạn nên cẩn thận để tránh bị thao túng tâm lý.

2 cách đọc vị người khác để là một người tinh tế

Hầu như ai cũng đều có khoảnh khắc ước gì mình có thể đọc được suy nghĩ của người khác. Sẽ không dễ dàng để hiểu được người khác, nhưng khi bạn chú ý quan sát, biểu cảm của khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể của họ bằng cách tiên đoán xem họ muốn gì. 

Khi đó bạn có thể đoán trúng hoặc không nhưng chắc chắn điều này sẽ ít nhất là hình thành nên trong bạn ý thức trong việc chủ động với các mối quan hệ. Nếu như bạn đọc vị trúng nữa thì điều này sẽ càng tuyệt vời hơn để bạn có thể đưa ra những hành vi ứng xử chủ động hơn mà bạn đã chuẩn bị trước sẽ có tác dụng tốt hơn trong mối quan hệ đó.

Đọc vị qua body language

Một cuộc giao tiếp thành công, nhất là trong cuộc trao đổi, đàm phán, thương lượng thì đọc vị sẽ giúp phát huy vai trò lớn để giúp các bên có thể hiểu được suy nghĩ của đối phương. Từ đó lên kế hoạch nhanh chóng cho nội dung tiếp theo cần nói ra. 

Đọc vị người khác thông qua ngôn ngữ, cử chỉ cơ thể
Đọc vị người khác thông qua ngôn ngữ, cử chỉ cơ thể

Theo như một nghiên cứu của nhà tâm lý học Albert Mehrabian với mỗi cuộc giao tiếp thì đối phương sẽ có thể tiếp nhận  trong cuộc giao tiếp đối phương có khả năng tiếp nhận 55% thông tin bạn truyền tải qua ngôn ngữ “body language”, 38% là từ giai điệu âm thanh của bạn và chỉ có 7% là nội dung của lời nói.

Do đó, đòi hỏi cần có sự tinh tế và cái nhìn thấu đáo, các kỹ năng phân tích qua ánh mắt, cử chỉ, hành động nhỏ đó để nhìn ra thái độ, suy nghĩ, thiên hướng, cảm xúc của người đối diện.

Nhướng mày thể hiện gì?

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hành động nhướng chân mày là thể hiện họ đang có cảm xúc về sự lo lắng, ngạc nhiên, hoặc là sợ hãi. Dưới góc nhìn sinh học việc nhướng lông mày lên sẽ tạo nên kích thích nhỏ tới hormone Adrenaline tiết ra từ tuyến thượng thận. Từ đó, làm tăng lượng máu đến hệ thần kinh. Còn về mặt tâm lý học, hành động này cho biết rằng đối phương đang tỏ ra không hài lòng, khó chịu về điều bạn đang thể hiện.

Vì thế trong cuộc đối thoại hãy chú ý đến chân mày của đối phương để xem liệu người đó có đang che dấu điều gì không nhé. Nếu họ đang giới thiệu cho bạn một cơ hội mới nhưng chân mày lại liên tục nhướng lên thì bạn nên suy xét kỹ tính khả thi và các rủi ro tiềm ẩn về cơ hội đó nhé.

Nghiến chặt hàm

Cử chỉ này cũng được tiến hành nghiên cứu và kết quả của hành động này đó là biểu hiện của sự căng thẳng tột độ nên nhiều người có thói quen nghiến chặt hàm lại. 

Trong giao tiếp nếu bạn thấy điều này ở đối phương có nghĩa là họ đang cực kỳ lo lắng về điều gì đó. Đôi khi chính những người có hành động này cũng không nhận ra hành động nghiến hàm của mình bởi nó đôi khi xuất phát từ tiềm thức. 

Ánh mắt nói lên điều gì?

Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn cũng là nơi thể hiện được phần nào đó suy nghĩ của con người qua ánh mắt. Do đó, để có thể đọc vị được người khác bạn chỉ cần đơn giản nhất là để ý vào ánh mắt của họ.

Đọc suy nghĩ qua ánh mắt người đối diện giúp bạn chiếm lợi thế khi giao tiếp
Đọc suy nghĩ qua ánh mắt người đối diện giúp bạn chiếm lợi thế khi giao tiếp

Với những người đang có ý định nói dối họ thường hiếm khi nhìn vào mắt của người đối diện. Nếu ánh mắt đó đưa đi đưa lại hoặc nhìn khắp mọi phía một liên tục thì nó cũng sẽ để lộ ra rằng người đó đang rất lo lắng hoặc bị phân tâm.Họ đang không mấy tập chung hay để ý vào nội dung của câu chuyện bạn đang nói.

Bên cạnh đó, người thường xuyên nhìn xuống dưới sàn nhà cho thấy họ là người e dè, nhút nhát, muốn che giấu cảm xúc của bản thân mà họ khó có thể kiểm soát được. Một biểu hiện khác nữa của người đang nói dối khi nhìn vào mắt họ chính là khi nói dối họ không hề chớp mắt. Như thế càng dễ cho chúng ta quan sát được và suy đoán rằng lời nói của họ đang kể không hoàn toàn là sự thật.

Nụ cười giả tạo, hời hợt

Nhìn vào nụ cười bạn có thể biết họ cười chân thành hay giả tạo. Nụ cười từ tâm, từ sự chân thành sẽ có sức lan tỏa mang đến niềm vui cho người khác. Tuy nhiên có những người dù cười nhưng trong lòng, trong tâm trí không thích sẽ tạo nên sự gượng ép, rất dễ phát hiện. Nếu cười mà trong lòng không hề vui vẻ thì đôi môi, đôi mắt sẽ thể hiện rõ nhất bởi chúng không ăn khớp với nhau, miệng cười nhưng mắt không cười.

Gật đầu quá nhiều

Hành động này có thể chỉ ra 2 trường hợp đó là người nghe liên tục gật đầu có thể là họ đang không có hứng thú với chuyện của bạn nên họ chỉ gật đầu cho qua. 

Thủ thuật đọc suy nghĩ của người khác qua cử chỉ gật đầu của đối phương
Thủ thuật đọc suy nghĩ của người khác qua cử chỉ gật đầu của đối phương

Điều thứ 2 là có thể họ đang không bắt kịp mạch chuyện của bạn nên khó hiểu được tường tận hết câu chuyện. Do đó, nếu thấy hành động này của đối phương bạn nên cố gắng điều chỉnh lại, nói chậm hơn và diễn đạt câu chuyện rõ ràng hơn để họ dễ hiểu hơn.

Khoanh tay hay bắt chéo chân

Cử chỉ khoanh tay và bắt chéo chân là hành động mang tính phòng thủ của cơ thể con người. Điều này cho thấy người đối diện đang có tâm lý phòng thủ, không đồng tình với điều bạn đang nói. Mặc dù, trên mặt có thể họ luôn tươi cười, bắt nhịp câu chuyện nhưng hành động khoanh tay hoặc bắt chéo chân cho thấy họ không cởi mở với ý kiến mà bạn đưa ra, thậm chí đang có ý nghĩ phản đối.

Một nghiên cứu khoa học cho thấy những cuộc trò chuyện mà không một ai bắt chéo chân là cuộc trò chuyện đạt được mục đích giao tiếp tốt hơn là cuộc trò chuyện của những người có hành vi này. Về mặt tâm lý học, bắt chéo chân chính là tín hiệu cho thấy sự phòng bị của cảm xúc và suy nghĩ của người đó với những gì đang diễn ra trước mắt họ.

Để mắt đến lòng bàn tay

Không chỉ đọc vị suy nghĩ của người khác thông qua nét mặt mà bạn còn có thể đọc vị người khác qua những hành động, cử chỉ hay thậm chí cả cách đặt tay của họ. Thông thường qua các cử chỉ của đôi bàn tay sẽ đem lại các ý nghĩa khác nhau. 

Bạn có thể để ý qua việc người đối diện đang để bàn tay úp hay ngửa. Trong đó, nếu lòng bàn tay hướng lên phía trên điều đó nghĩa là họ đang muốn được đề xuất hay muốn hỏi điều gì đó và mong muốn được giải đáp. Còn nếu lòng bàn tay hướng xuống phía dưới bạn có thể đọc vị người đó đang muốn thể hiện sự ra lệnh hay muốn yêu cầu người khác làm điều gì đó cho mình. 

Đọc vị qua loại nước uống yêu thích

Đôi khi những sở thích về đồ uống của ai đó cũng là một tín hiệu để chúng ta có thể dựa vào và đọc vị họ. Chẳng hạn, với những cô nàng có cá tính mạnh mẽ thường không yêu thích uống trà sữa, họ sẽ thích nhâm nhi cà phê. Từ đó, chắc hẳn họ là người có phong cách điềm đạm, là một người sẽ để tâm vào công việc.

Đọc vị tính cách qua gu thưởng thức cafe yêu thích của đối phương
Đọc vị tính cách qua gu thưởng thức cafe yêu thích của đối phương

Xem thêm:

Ngay trong việc lựa chọn loại loại cà phê cũng có thể giúp cho bạn nhận biết nhiều hơn về tính cách của người đó. Ví dụ những nhà lãnh đạo thường hay yêu thích vị cà phê Espresso, còn nhân viên đa số đều thích thưởng thức hương vị nhân đôi của loại cà phê Espresso Doppio. Hay người thích uống loại cafe Cappuccino được cho là người tính cách hòa đồng, khá ngọt ngào, có phần nào đó ẩn giấu bên trong họ là sự sáng tạo không ngừng,… Mỗi một hương vị đồ uống khác nhau sẽ cho bạn cơ hội đoán và nhận biết những tính cách, nội tâm khác nhau của người đối diện.

Trên đây là những thông tin về đọc vị là gì và cách đọc vị người khác mà chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn áp dụng và phục vụ hiệu quả cho cuộc sống của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *