Câu đơn là gì? Câu ghép là gì? Cách đặt câu đơn chuẩn nhất

Câu đơn câu ghép là gì? Câu đơn câu ghép là 2 dạng cơ bản trong tiếng Việt mà chúng ta đã được học trong chương trình tiểu học. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về các kiểu câu đơn và câu ghép giúp các bạn có thể hệ thống lại kiến thức của mình qua phần lý thuyết và ví dụ cụ thể nhất.

Câu đơn là gì?

Khái niệm về câu đơn

Câu đơn là câu do cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành trong câu chỉ có 1 cụm chủ ngữ và kết hợp với 1 hoặc nhiều cụm vị ngữ. Câu đơn là câu được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp và văn bản nhằm diễn tả một ý tương đối trọn vẹn hay thực hiện một mục đích nào đó.

Câu đơn là gì? Câu đơn thường được sử dụng như thế nào?
Câu đơn là gì? Câu đơn thường được sử dụng như thế nào?

Những câu đơn thường sử dụng

Câu đơn có mấy loại? Có những kiểu câu đơn nào? Có thể dễ thấy câu đơn được chia làm 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn rút gọn và câu đơn đặc biệt.

– Câu đơn bình thường là câu có đủ 2 bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ làm nòng cốt câu.

Ví dụ câu đơn bình thường:

Tôi đang học lớp 5.

Trong đó: “Tôi” là chủ ngữ, “đang học lớp 5” là vị ngữ.

– Câu đơn rút gọn là câu không có đầy đủ 2 bộ phận chủ ngữ – vị ngữ. Trong câu đơn rút gọn sẽ có 1 trong 2 bộ phận hoặc có thể cả 2 bộ phận chính đều được lược bỏ.

Ví dụ câu đơn rút gọn:

  • Minh ơi, mai mấy giờ học thêm Toán?
  • 8h nhé.

Trong câu trên câu đơn rút gọn là “8h nhé” đã lược cả 2 bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ.

– Câu đơn đặc biệt là gì? Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nội dung chính của cây, nhưng không xác định được đó là bộ phận gì. Câu đơn đặc biệt khác với câu đơn rút gọn đó là không thể xác định được bộ phận chính trong câu đặc biệt là chủ ngữ hay vị ngữ. Câu đặc biệt thường được sử dụng để thể hiện cảm xúc hoặc  nhận xét về một sự vật, hiện tượng.

Ví dụ câu đơn đặc biệt:

  1. Mưa! (câu đặc biệt xác định sự việc đang diễn ra)
  2. Woa!Thật tuyệt! (Thể hiện cảm xúc, tình cảm, thái độ với sự việc, sự vật nào đó).
  3. Tiếng cổ vũ, tiếng reo hò, tiếng vỗ tay (liệt kê sự vật, hiện tượng)

 Cách đặt câu đơn chuẩn nhất

Để đặt câu đơn chuẩn trước khi tiến hành đặt câu đơn bạn cần:

– Xác định được chủ ngữ và vị trữ trong câu nếu bạn muốn đặt 1 câu đơn bình thường

– Đối với câu đơn rút gọn phải đặt câu sao cho các bộ phận chính có thể khôi phục được khi cần thiết.

– Khi đặt câu đơn đặc biệt là câu khó xác định được bộ phận nòng cốt, câu đơn đặc biệt khi đặt câu đặt trong một ngữ cảnh

Câu ghép là gì?

Khái niệm câu ghép là gì?

Câu ghép là câu có nhiều vế được ghép lại với nhau trong đó mỗi vế của câu ghép đều có cấu tạo giống như câu đơn (câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ) nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó nên giữa các vế của câu ghép luôn có những mối quan hệ nhất định.

Câu ghép nghĩa là gì? Cách sử dụng câu ghép như thế nào?
Câu ghép nghĩa là gì? Cách sử dụng câu ghép như thế nào?

Xem thêm:

Trong câu ghép không thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ thành 1 câu đơn. Bởi trong câu ghép mỗi câu đều có ý nghĩa và có mối quan hệ chặt chẽ với các vế câu khác. Khi tách mỗi vế trong câu ghép thành câu đơn sẽ tạo ra một chuỗi câu rời rạc, không đầy đủ ý nghĩa.

Các cách nối các vế câu trong câu ghép thường sử dụng

Thông thường trong câu ghép các vế câu được nối với nhau bởi:

  1. Nối bằng từ ngữ nối.

Ví dụ 1: Cậu muốn học tiếng Anh hay Toán.

Ví dụ 2: Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin của ai.

  1. Nối các vế câu trực tiếp không dùng từ ngữ nối

Trong trường hợp này giữa các vế câu sẽ sử dụng các dấu câu như dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy…

Ví dụ: Mưa rơi rào rào trên gạch, mưa đổ ào ào trên mái ngói.

  1. Nối các vế trong câu ghép sử dụng quan hệ từ

Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng các quan hệ từ để biểu thị ý nghĩa của câu. Các quan hệ từ thường gặp như:

  • Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
  • Các cặp quan hệ từ: do … nên (cho nên) …; vì … nên (cho nên) … ; tại … nên … (cho nên)… ; chẳng những … mà còn …; bởi … nên (cho nên) … nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …;; mặc dù … nhưng … ; tuy … nhưng …; không chỉ … mà còn …; để … thì …

6 mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép là gì?

Quan hệ 1: Quan hệ từ Nguyên nhân – kết quả

Để thể hiện quan hệ nguyên nhân và kết quả trong 2 vế câu chúng ta sử dụng quan hệ từ: bởi vì, vì, do, nên…

Ví dụ: Vì hôm qua mưa tuyết nên hôm nay con đường này đã phủ một màu trắng xóa.

Quan hệ 2: giả thiết và kết quả; điều kiện và kết quả;

Trong câu ghép quan hệ này sẽ sử dụng quan hệ từ:  nếu, giá, thì, giá … thì …; nếu … thì …; hễ .. thì …; hễ mà … thì … để thể hiện quan hệ giả thiết và kết quả; điều kiện và kết quả.

Ví dụ: Nếu trời mưa bão lớn thì chuyến bay sẽ bị hoãn lại.

Quan hệ 3: Tương phản

Các quan hệ từ được sử dụng trong quan hệ tương phản như: tuy, mặc dù, dù, nhưng, …mặc dù … nhưng, tuy … nhưng …, dù … nhưng …

Ví dụ: Mặc dù bị ngã gãy chân nhưng Liên vẫn đi học đều đặn.

Quan hệ 4: Tăng tiến

Các quan hệ từ được sử dụng trong quan hệ tăng tiến như: Không chỉ … mà còn; không những… mà còn…

Ví dụ: Bạn Hoa không chỉ học giỏi Toán mà còn học giỏi cả môn Văn nữa.

Quan hệ 5: Mục đích

Các quan hệ từ được sử dụng trong quan hệ mục đích trong câu ghép như: để, thì, …

Ví dụ: Để có một tương lai tươi sáng thì bạn cần cố gắng học tập thật tốt.

Quan hệ 6: Hô ứng

Trong câu ghép để thể hiện mối quan hệ trong câu có rất nhiều kiểu khác nhau. Ngoài việc sử dụng các quan hệ từ trên thì chúng ta cũng có thể sử dụng các cặp từ hô ứng để nối các vế câu với nhau. Một số cặp từ hô ứng thường được sử dụng để nối các vế câu trong câu ghép: mới … đã …; vừa … đã … ; chưa … đã …; vừa … vừa …; càng … càng; …đâu … đấy; sao … vậy; nào … ấy; ai … nấy …; bao nhiêu … bấy nhiêu …; gì … ấy…

Ví dụ: Ngày còn chưa tắt mà trăng đã lên rồi.

Chúng tôi càng quét sân trường thì lá rụng càng nhiều.

Bài tập thực hành câu đơn và câu ghép

Bài tập thực hành về câu đơn và câu ghép
Bài tập thực hành về câu đơn và câu ghép

Bài 1:

Hãy cho biết các câu trong đoạn văn dưới là câu đơn hay câu ghép. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của chúng.

Đêm đã xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt hồ bỗng gợn sóng, một mảnh trăng khẽ bồng bềnh trôi trên mặt nước.

Lời giải

Đêm / đã xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh (1). Cảnh vật / trở nên huyền ảo (2). Mặt hồ / bỗng gợn sóng, một mảnh trăng / khẽ bồng bềnh trôi trên mặt nước (3).

– Trong đoạn trên câu 1, 3: là câu ghép

– Câu 2: là câu đơn

Bài 2:

Phân loại các câu sau câu nào là câu đơn, câu ghép và tìm chủ ngữ, vị ngữ của chúng.

  1. Lương Ngọc Quyến dù đã hi sinh nhưng sự trung thành của ông với đất nước vẫn còn sáng mãi.
  2. Mùa thu 1929, Lý Tự Trọng về nước, ông được giao làm liên lạc, chuyên chuyển và nhận tài liệu trao đổi qua đường tàu biển.
  3. Mấy con chim non bay từ hốc cây ra hót râm ran.
  4. Mưa rơi rào rào trên sân trường, mưa đổ đồm độp trên mái nhà.

Lời giải

  1. Lương Ngọc Quyến / dù đã hi sinh nhưng sự trung thành của ông với đất nước / vẫn còn sáng mãi.
  2. Mùa thu 1929, Lý Tự Trọng / về nước, ông được giao làm liên lạc, chuyển và nhận tài liệu trao đổi qua đường tàu biển.
  3. Mấy con chim non bay từ hốc cây ra/ hót râm ran.
  4. Mưa / rơi rào rào trên sân trường, mưa / đổ đồm độp trên mái nhà

Trong 4 câu này câu ghép là câu 1 và câu 4

Bài 3:

Tìm câu nào dưới đây không phải câu ghép:

  1. Mai được mọi người yêu mến bởi vì Mai là học sinh chăm ngoan và học giỏi.
  2. Vì Mai chăm ngoan học giỏi nên Mai được mọi người trong lớp yêu mến.
  3. Mai muốn được mọi người đều yêu mến nên Mai luôn cố gắng chăm ngoan học giỏi.
  4. Nhờ chăm ngoan học giỏi mà Mai đã được mọi người yêu mến.

Lời giải

Cả 4 câu trên đều là câu ghép

Bài 5:

Tìm trong những câu sau câu nào dưới đây là câu đơn và câu ghép. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của chúng:

  1. Ánh nắng sáng sớm ban mai đang trải dài xuống cánh đồng vàng óng ánh, xua tan đi hơi lạnh đầu đông.
  2. Làn gió nhẹ thổi thoảng qua, những chiếc lá trên cây lay động giống như đốm lửa vàng bập bùng cháy.
  3. Nắng mùa hè lên, nắng như chan mỡ gà trải dài trên những cánh đồng lúa chín.

Lời giải

Bài 5:

  1. Ánh nắng sáng sớm ban mai / đang trải xuống cánh đồng vàng óng ánh, xua tan dần đi hơi lạnh đầu đông.
  2. Làn gió nhẹ / thổi thoảng qua, những chiếc lá trên cây / lay động giống như những đốm lửa vàng bập bùng cháy.
  3. Nắng mùa hè / lên, nắng / như chan mỡ gà trải dài trên những cánh đồng lúa chín.

Câu đơn là câu 1

Câu ghép là câu 2 và 3

Như vậy với những chia sẻ trên đây hi vọng các em học sinh có thể nắm vững câu đơn là gì?, câu ghép là gì cũng như cách đặt câu đơn chuẩn nhất. Hy vọng với những chia sẻ này sễ giúp hỗ trợ việc học tập của các em trong môn tiếng Việt tiến bộ hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *