Tụ điện là gì? Giải thích công dụng của các loại tụ điện

Tụ điện là gì? Dòng điện qua tụ điện sẽ biến thiên như thế nào? Hay các ứng dụng của tụ điện vào cuộc sống ra sao?… Bạn đã thực sự hiểu rõ những vấn đề này chưa. Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu về tụ điện qua bài viết sau. 

Tụ điện là gì?

Tụ điện là linh kiện điện tử quan trọng, được ứng dụng trong các mạch dao động, mạch truyền dẫn… Hoạt động của tụ điện dựa trên nguyên lý nạp điện và phóng điện.

tụ điện là gì

Tham khảo: Cuộn cảm là gì?

Kí hiệu tụ điện

Tụ điện kí hiệu là gì? Linh kiện này có tên tiếng anh là Capacitior, chính vì thế mà kí hiệu cũng là chữ cái C ở đầu.

Đơn vị tụ điện mfd hay còn gọi là điện dung. Đơn vị tụ điện thể hiện khả năng tích điện ở hai cực, nó phụ thuộc vào diện tích, chất liệu điện môi, và khoảng cách giữa các bản cực.

Ứng dụng của tụ điện

Từ thiết kế đặc biệt, ứng dụng của tụ điện trong ngành công nghiệp nói chung ngày càng được mở rộng. Có thể thấy rõ nhất là trong các thiết bị dân dụng như: tủ lạnh, tivi, máy giặt…

  • Tụ điện dùng để kích hoạt motor, khởi động động cơ 1 pha. Đồng thời, trong các loại máy cơ khí như: máy hàn thì tụ điện cũng được sử dụng để nạp và phóng điện.
  • Linh kiện điện tử này hỗ trợ đắc lực cho quá trình sản xuất các nguồn cung cấp và tích trữ năng lượng cho người dùng.

Ngoài ra, tụ điện còn được ứng dụng trong việc thiết lập bộ nhớ kỹ thuật số cho ống điện tử. Hay các ngành chế tạo trong quân sự, tụ điện dùng trong các phòng thí nghiệm, máy phát điện, radar…

Ý nghĩa các thông số

Tụ điện cũng giống như các linh kiện điện tử khác, được thiết kế vỏ ngoài có ghi đầy đủ các thông số quan trọng. Vậy ý nghĩa các thông số ghi trên tụ điện là gì?

  • Giá trị điện dung được ghi trên thân tụ, không chỉ thể hiện khả năng tích điện mà còn nhằm phân biệt các loại tụ khác nhau. Đối với tụ hóa sẽ được kí hiệu phân cực bằng dấu (-) , (+). Tụ gốm và tụ giấy ghi giá trị bằng ký hiệu đặc biệt như: 474K… Giá trị thực trong trường hợp này là 474000 và chữ K ở cuối là chỉ sai số ±10%.
  • Thông số CBB10190 hay IEC60384 là tiêu chuẩn áp dụng sản xuất.
  • Số V ghi trên tụ chính là điện áp lớn nhất mà tụ điện chịu được. Ví dụ như: 250V, 400V, 630V…
sơ đồ nguyên lý hoạt động của tụ điện
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý phóng nạp (nạp xả) của tụ điện

Nguyên lý phóng nạp của tụ điện là khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng điện trường. Cụ thể:

  • Khi 2 khóa chính của tụ điện là S1 và S2 có: S1 đóng và S2 mở thì dòng điện sẽ được nạp vào. Điện năng nạp đến khi tụ điện đầy, và dòng điện ở mạch chính bằng 0.
  • Ở trạng thái xả, hai khóa chính đổi vị trí cho nhau, việc xả điện trong tụ sẽ được diễn ra cho đến khi hết và đảm bảo dòng điện mạch chính cũng bằng 0.

Về bản chất, nguyên lý nạp xả của tụ điện được thực hiện tương tự như một ắc quy nhỏ. Khi điện áp ở 2 bản mạch biến thiên mà người dùng cắm tụ điện để nạp hoặc xả thì rất dễ xảy ra trường hợp cháy nổ. Do đó cần đảm bảo điều chỉnh điện áp phù hợp trước khi thực hiện.

Có các loại tụ điện nào? Công dụng ra sao

Hiện nay, trên thị trường có các loại tụ điện được sử dụng nhiều như:

Tụ hóa

Tụ hóa có dạng hình trụ, có phân cực rõ ràng là (-), (+). Mức điện dung của loại tụ này từ 0,47 – 0,4700 µF (Fara). Công dụng của tụ điện là gì?

Tụ hóa được sử dụng là nơi lưu trữ, xử lý điện áp trong các dao động của dòng điện. Nó được thấy nhiều ở các bộ lọc cung cấp nguồn, với dòng tần số thấp.

Tụ điện xoay chiều

Đối với tụ xoay chiều, giá trị điện dung luôn biến thiên, phù hợp với mức điện áp mà tụ điện nạp. Hoạt động của loại tụ này giúp đảm bảo khả năng dẫn điện linh hoạt, và nó được ví như điện trở đa năng.

Điện dung của tụ điện càng lớn thì dung kháng nhỏ dần, tạo dòng lưu thông ổn định cho điện áp.

tụ gốm
Tụ điện được làm bằng chất liệu gốm

Tụ giấy, gốm và tụ mica

Đây là các loại tụ không phân cực với hình dạng là hình dẹt. Điện dung của nó nhỏ và được ghi đầy đủ trên thân tụ.

  • Tụ giấy, tụ gốm có tác dụng phân dòng, giúp lọc nhiễu nhanh chóng từ các mạch cao tần hoặc mạch sử dụng IC.
  • Tụ mica được ứng dụng trong mạch cộng hưởng bởi khả năng chịu dòng cao, giúp điều chỉnh tần số dao động linh hoạt.

Trên đây là thông tin giải thích thắc mắc tụ điện là gì, các loại tụ điện cũng như công dụng của tụ điện mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của nó, từ đó biết cách sửa chữa các loại máy móc khi tụ điện gặp sự cố.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *