Truyện cổ tích là gì? Phân loại truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích là gì? Truyện cổ tích là thể loại truyện cổ dân gian với nhiều nhân vật khác nhau từ nhân vật bất hạnh, dũng sĩ, những người  có nhiều phép lạ hay những nhân vật thông minh, ngờ nghệch, động vật…

Đối với nhiều trẻ em thường được trải qua tuổi thơ được nuôi dưỡng bằng những câu truyện cổ tích. Mặc dù truyện cổ tích thường mang yếu tố hoang đường nhưng lại nhận được rất nhiều sự yêu thích của trẻ em trên thế giới. Vậy  thế nào là truyện cổ tích? Những câu truyện cổ tích Việt Nam hay nhất nào được nhiều người yêu thích? Theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Truyện cổ tích là gì?

Có một thực tế mà hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng để định  nghĩa về truyện cổ tích  là gì rất khó có thể nói hết. Bởi truyện cổ tích rất phong phú và có một lịch sử phát triển, hình thành lâu đời nhất.

Thế nào là truyện cổ tích? Ý nghĩa của truyện cổ tích là gì?
Thế nào là truyện cổ tích? Ý nghĩa của truyện cổ tích là gì?

Nhưng về cốt lõi chung thì truyện cổ tích là một trong những loại truyện dân gian phổ biến được hình thành từ thời cổ đại, sau đó dần phát triển và tồn tại qua nhiều thời kỳ xã hội khác nhau.

Truyện cổ tích thường nói về những số phận, các mối quan hệ, các vấn đề xã hội cơ bản có tính chất xung đột riêng tư và phổ biến trong mỗi thời điểm hình thành xã  hội khi đó. Thường  những câu truyện cổ tích dùng kiểu hư cấu, tưởng tượng nhằm phản ánh đời sống, ước mơ, khát vọng của nhân dân, hay để đáp ứng nhu cầu về sự nhận thức, mang tính giáo dục, thẩm mỹ và giải trí tiêu khiển của nhân dân.

Nguồn gốc & ý nghĩa của truyện cổ tích là gì?

Nguồn gốc của truyện cổ tích

Truyện cổ tích có tuổi thọ khá lâu đời và có nguồn gốc từ 6.000 năm trước đây. Để tìm ra nguồn gốc và thời điểm ra đời những câu chuyện cổ tích là điều không dễ dàng. Bởi trong lịch sử hay trong các văn bản ghi chép có rất ít tài liệu ghi về những câu chuyện này mà chỉ được biết đến qua truyền miệng, không có bản bằng chữ viết. Những câu chuyện cổ tích được truyền miệng đã làm cho nguồn gốc của chúng không được xác định chính xác

Ý nghĩa giá trị của truyện cổ tích là gì?

Từ lâu nay những câu truyện cổ tích đã trở thanh những món ăn tinh thần đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Mỗi khi đọc truyện cổ tích cho bé những câu truyện trong đó sẽ giúp trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, hình dung, tưởng tượng ra nhiều hình ảnh phong phú khác nhau. Từ đó có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về những ước mơ, khát vọng về cuộc sống, những điều tốt đẹp, sự hoàn mỹ, về những câu chuyện ở hiền gặp lành. Giúp trẻ nhỏ có thể hiểu hơn về cái đẹp hoàn mỹ, cuộc sống công bằng, tươi đẹp.

Ngoài ra, đọc truyện cổ tích còn giúp trẻ nhỏ hiểu hơn về nguồn gốc, cội nguồn dân tộc. Bởi những câu truyện cổ tích đều được sáng tác từ dân gian và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp trẻ nhỏ hiểu thế nào là tình yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc, từ đó ghi nhớ công ơn, sự hy sinh của cha ông ta.

Phân loại truyện cổ tích

Hiện nay truyện cổ tích  được phân làm 3 loại: cổ tích thần kỳ , truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật. Mỗi một loại truyện sẽ có nhưng ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:

Truyện cổ tích động vật

Truyện cổ tích động vật  là một thể loại truyện được hình thành sớm nhất từ những quan niệm của người nguyên thủy xưa. Khi đó con người sống chủ yếu bằng nghề săn bắt, hái lượm và dần  dần chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi,  thuần dưỡng nhiều loài động vật.

Truyện cổ tích các loài vật với nhiều cách nhân hóa mang ý nghĩa khác nhau
Truyện cổ tích các loài vật với nhiều cách nhân hóa mang ý nghĩa khác nhau

Xem thêm:

Vì vậy khi đọc truyện cổ tích chúng ta thường thấy những câu truyện này thường phản ánh đặc điểm của loài vật như: quạ lông đen, hay trâu vì sao chỉ có hàng răng dưới,…Ngoài ra những truyện cổ tích về loài vật cũng ca ngợi sự  thông minh của các con vật nổi bật như: thỏ, hổ, voi, khỉ…

Khi sáng tạo ra những truyện cổ tích động vật này, người xưa có xu hướng ngụ ngôn hóa. Nhân vật chính trong các câu truyện là những con vật được nhân  hóa một cách hồn nhiên từ đó mượn câu chuyện của con vật để gửi gắm vào đó những ngụ ý về cuộc sống, về con người. Từ những câu truyện cổ tích về loài vật này giúp người đọc có thể nhận biết được các đặc điểm, sinh học của con vật đồng thời có cả những nội dung mang ý nghĩa khác nhau ở các mức độ khác nhau.

Truyện cổ tích thần kỳ

Truyện cổ tích thần kỳ là những câu chuyện về đời sống xã hội với các mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Trong những câu truyện này lấy con người làm trung tâm của câu chuyện. Các nhân vật này sẽ đóng vai trò quan trọng có yếu tố thần kỳ, dẫn dắt trong suốt kết cấu của câu chuyện. Những câu chuyện nổi bật trong truyện cổ tích Việt Nam.

Truyện cổ tích sinh hoạt

Truyện cổ tích sinh hoạt là những câu chuyện có mối quan hệ rất gần gũi với sinh hoạt thường ngày. Trong những câu chuyện sinh hoạt kết thúc thường có hậu, nội dung cũng có yếu tố thần kỳ, hư cấu.

Một số câu truyện cổ tích sinh hoạt gia đình như: Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên chồng, về quan hệ xã hội Người học trò và con chó đá, Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng,  làm theo vợ dặn, chàng ngốc được kiện…

Nội dung đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam là gì?

Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam khái quát nhất để bạn có thể tham khảo:

Truyện kể về những người sống lương thiện đau khổ

Trong thế giới truyện cổ tích đa dạng và phong phú không thể thiếu đi những nhân vật như: người nông dân, thương nhân, thợ thủ công, ngư dân, binh lính, tiều phu, phú ông, quan lại, nhà sư, vua chúa, đạo sĩ…Tuy nhiên, trong những câu truyện cổ tích những người lương thiện sẽ phải chịu nhiều đau khổ thiệt thòi bởi gia đình hay xã hội bất công.

Đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích
Đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích

Trong phạm vi xã hội, những người lao động nghèo khổ không có tiền, không thế lực, không địa vị. Còn trong gia đình, những nhân vật chính là em, là người bề dưới như: Tấm (Tấm Cám), Thạch Sanh, Chử Đồng Tử, người em trong truyện cây khế…Các câu chuyện cổ tích này sẽ tập chung về những con người, những số phận từ đó phản ánh  rõ giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

Nêu lên triết lý “ở hiền gặp lành” và ước mơ của người nông dân

Triết lý này thường được chi phối trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển trong các câu truyện cổ tích đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ. Một số truyện cổ tích như Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Tấm Cám, Thạch Sanh, Người con út hiếu thảo, Ai mua hành tôi… đều mang một triết lý nhẹ nhàng và sâu sắc. Thể hiện ý chí dù có đối đầu với hoàn cảnh hay sự khắc nghiệt đến đâu đi nữa. Là con người chúng ta vẫn phải sống hiền lành nhân đức, sống với thái độ bao dung và độ lượng, có tình có nghĩa. Có như vậy rồi sẽ được đền đáp lại xứng đáng và có một tương lai sáng lạn, hạnh phúc.

Thông thường những nhân vật chính diện trong các câu chuyện cổ tích thường được đền đáp xứng đáng bởi những đau khổ mà họ trải qua. Ngược lại những nhân vật phản diện lại thường bị trừng phạt, phê phán và gặp kết cục thê thảm.

Ngoài ra, trong các câu truyện cổ tích còn có sự xuất hiện của các lực lượng siêu nhiên, tạo nên sự thần kỳ cho câu chuyện giúp trí tưởng tượng và sự bay bổng của nhân dân có thể thể hiện qua triết lý này. Đó là những nhân vật như Tiên, ông Bụt, thần linh, diêm vương hay những con vật linh thiêng rắn thần, trăn thần…

Tất cả những điều này sinh ra đều có nguồn gốc khác nhau đó có thể là những quan niệm của người cổ với các tín ngưỡng của họ. Nhưng hầu hết sẽ được diễn biến phù hợp theo văn hóa và quan niệm thẩm mỹ dân gian.

Cách xây dựng kết cấu truyện cổ tích hầu như đều thể hiện rõ triết lý và ước mơ của người dân. Mở đầu truyện thường là những hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh ngặt nghèo của nhân vật như bị ức hiếp, bị hãm hại với các thử thách khắc nghiệt tăng dần đầy kịch tính. Đặc biệt ở cái kết có hậu phổ biến mọi chuyện đều kết thúc trong tốt đẹp. Vì vậy, trong cuộc sống đời thường là người ta nghĩ ngay đến chuyện cổ tích.

Nói lên đạo lý truyền thống của nhân dân

Yêu đời, sự lạc quan, thương người dù trong hoàn cảnh nào không chỉ là một kết thúc có hậu. Mà đó còn thể hiện niềm tin vào con người muốn nhìn thẳng vào cuộc sống hiện thực. Vì vậy dù nhân vật chính của truyện cổ tích có chết đi nhưng đạo lý và cách sống cao đẹp của vẫn luôn tồn tại.

Trong xã hội đầy rẫy những sự bất công như trong xã hội phong kiến thì trong truyện cổ tích cũng không khác nào một tấn bi kịch lớn. Nhưng con người sẽ luôn tồn tại, vươn lên dù có phải trải qua những khó khăn gian khổ.

Một số truyện cổ tích Việt Nam đang được yêu thích nhất

Một số truyện cổ tích ngắn, truyện cổ tích Việt Nam hay thường được bố mẹ đọc truyện cổ tích cho bé nghe được yêu thích nhất dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu và cảm nhận nhé.

Truyện cổ tích cây khế “Ăn khế trả vàng”

Truyện cổ tích ăn khế trả vàng thuộc cổ tích về gia đình
Truyện cổ tích ăn khế trả vàng thuộc cổ tích về gia đình

Câu chuyện “ăn khế trả vàng” là một truyện thuộc thể loại truyện cổ tích về gia đình. Câu truyện là những bài học về đền ơn đáp nghĩa, nói lên niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với những người sống tốt. Hơn nữa thông qua câu chuyện để giáo dục cho trẻ nhỏ có thể hình thành những đức tính tốt để trở thành người sống tốt hơn cho cuộc sống sau này.

Đồng thời câu truyện cũng muốn nhắc nhở là anh em ruột thịt khi sống trong nhà với nhau. Nên sống và biết yêu thương, biết đùm bọc lẫn nhau. Đừng nên sống vì đồng tiền mà sẵn sàng làm những việc tàn nhẫn với nhau.

Truyện Thạch sanh

Truyện Thạch Sanh kể về một người dũng sĩ có tinh thần can đảm giúp người bị hại, diệt chằn tinh, đại bàng để cứu người bị hại. Qua đó cũng thể hiện khát vọng của người dân với khát vọng, ước mơ về niềm tin, đạo đức, tìm công lý trong xã hội, nêu lên lý tưởng nhân đạo yêu hòa bình của nhân dân ta.

Qua câu chuyện cũng mang đến một ý nghĩa to lớn đó là cái thiện sẽ thắng cái ác. Người tốt sẽ luôn gặp được may mắn và được đền đáp xứng đáng. Đồng thời cũng thể hiện tư tưởng về sự khoan dung độ lượng khi không cần sử dụng vũ lực cũng có thể chiến thắng giặc xâm chiếm.

Truyện Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám là chuyện điển hình cho triết lý “ở hiền gặp lành”. Cả câu chuyện đều là những thủ đoạn mẹ con nhà Cám luôn muốn tìm cách hãm hại Tấm nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên cho đến sau cùng mẹ con Cám vẫn phải chịu quả báo cho những hành động xấu xa của mẹ con họ.

Qua câu chuyện cho thấy những người sống không ngay thẳng, tính toán hãm hại người khác sẽ gặp phải cái kết không lành. Con người sống trên đời không ai là tốt hoàn toàn cũng không xấu hoàn toàn. Bản chất con người sẽ thay đổi nếu ai đó bị dồn vào bước đường cùng. Sống cần phải có mục đích và khát khao, cố gắng thực hiện phấn đấu không ngừng nghỉ để có được những điều mình mong muốn.

Như vậy thông qua bài viết này về truyện cổ tích là gì? Hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích và giúp bạn hiểu hơn về khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa của truyện cổ tích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *