Tiêu cự là gì? Tiêu cự máy ảnh và những điều cần biết

Tiêu cự là gì? Tiêu cự máy ảnh là gì? Tiêu cự ống kính là gì? Đây là những thuật ngữ cơ bản trong nhiếp ảnh, là chìa khóa giúp bạn có được những bức ảnh như mong muốn. Nếu bạn là người mới bắt đầu hay chưa có kiến thức chuẩn về những thuật ngữ này. Vậy hãy cùng tiemruaxe tìm hiểu rõ hơn về khái niệm tiêu cự và ý nghĩa trong việc chụp ảnh nhé!

Tiêu cự là gì? Các khái niệm liên quan

Để có thể hiểu rõ tiêu cự là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu các khái niệm tiêu cự có liên quan thường được sử dụng.

Tiêu cự của thấu kính là gì?

Tiêu cự thấu kính là khoảng cách được tính từ tâm thấu kính đến điểm hội tụ. Tiêu cự còn được gọi là khoảng cách tiêu cự hay độ dài tiêu cự có đơn vị tính bằng milimet.

Tiêu cự là gì? Tiêu cự máy ảnh, tiêu cự ống kính là gì?
Tiêu cự là gì? Tiêu cự máy ảnh, tiêu cự ống kính là gì?

Tiêu cự máy ảnh là gì? Tiêu cự ống kính là gì?

Tiêu cự máy ảnh hay tiêu cự ống kính là mức phóng đại ống kính trên máy ảnh có thể đạt được. Tiêu cự máy ảnh được đo bằng khoảng cách từ tâm ống kính đến cảm biến máy ảnh (nơi hội tụ ánh sáng) theo đơn vị milimet. 

Tiêu cự máy ảnh rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định phạm vị cảnh mà bạn có thể chụp được (hay còn gọi là góc máy). Khoảng cách tiêu cự (độ dài tiêu cự) được thể hiện qua một con số nào đó để bạn có thể biết được máy ảnh có thể chụp trong phạm vi cảnh như thế nào. Cụ thể:

  • Độ dài tiêu cự nhỏ sẽ có góc máy rộng hơn và hiển thị nhiều cảnh hơn.
  • Độ dài tiêu cự lớn sẽ cho góc máy hẹp hơn và hiển thị ít cảnh hơn.

Ví dụ: Trên máy ảnh bạn có một ống kính có tiêu cự là 50mm qua ống kính bạn có thể quan sát được toàn cảnh sân vận động. Nhưng nếu ống kính tiêu cự là 500mm thì bạn chỉ có thể nhìn thấy từng người đang di chuyển trên sân. 

Tiêu cự camera là gì?

Tiêu cự camera có cách gọi khác là tiêu cự ống kính camera giống như khái niệm đã được giải thích ở trên. Tùy theo từng chủng loại, từng chức năng khác nhau mỗi camera sẽ được các nhà sản xuất lắp 1 hoặc nhiều thấu kính hội tụ bên trong. 

Tiêu cự mắt người là gì?

Mắt là một hệ môi trường trong suốt có nhiều lớp tiếp giáp với nhau bằng các mặt cầu. Khi mắt nhìn vào một vật hay một ảnh thật của vật sẽ được tạo ra ở vị trí của màng lưới mắt. Ánh sáng thu nhận được sẽ chuyển thành các tín hiệu thần kinh, sau đó truyền đến não gây ra cảm nhận về hình ảnh. Nên mắt có thể nhìn thấy được mọi thứ.

Hệ quang học phức tạp của mắt được coi như một thấu kính hội tụ và được gọi là thấu kính mắt, khi có tiêu cự sẽ gọi tắt là tiêu cự của mắt.

Như vậy, mắt khi hoạt động được coi như một máy ảnh với thấu kính mắt có vai trò như vật kính, còn màng lưới có vai trò quay phim.

Tiêu cự tiếng anh là gì?

Tiêu cự trong tiếng Anh là Focal phiên âm là /’foukəl/.

Tiêu cự ống kính trong tiếng Anh là Lens focal length.

Cách tính tiêu cự, công thức tính tiêu cự của thấu kính

Thấu kính là một khối chất trong suốt được làm từ thủy tinh, nhựa…có giới hạn bởi 2 mặt cong hoặc 1 mặt cong và một mặt phẳng. Vì vậy thấu kính có 2 loại là: Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) là thấu kính hội tụ và thấu kính lõm (thấu kính rìa dày) là thấu kính phân kì.

Công thức tính tiêu cự của thấu kính như sau:

Ta có : D =1f

Trong đó: 

  • f: là ký hiệu của tiêu cự thấu kính (tính theo đơn vị m)
  • D: là ký hiệu độ tụ của thấu kính (tính theo đơn vị dp) 

Thấu kính hội tụ: f,D>0

 Khi đó ảnh tạo ra bởi thấu kính hội tụ sẽ xảy ra các trường hợp sau:

Ảnh minh họa qua thấu kính hội tụ
Ảnh minh họa qua thấu kính hội tụ

Xem thêm:

  • d<f: Ảnh tạo ra là ảo, cùng chiều vật, ảnh lớn hơn vật
  • d=f: ảnh ở vô cùng
  • 2f>d>f: ảnh tạo ra là ảnh thật, ngược chiều vật, lớn hơn vật
  • d=2f: ảnh tạo ra là ảnh thật, ngược chiều vật, kích thước bằng vật
  • d>2f: ảnh là ảnh thật, ngược chiều vật, kích thước nhỏ hơn vật

Thấu kính phân kì: f,D<0 

Thấu kính phân kì sẽ luôn cho ảnh ảo, cùng chiều vật, kích thước hiển thị nhỏ hơn vật.

Ảnh minh họa khi chiếu qua thấu kính phân kì
Ảnh minh họa khi chiếu qua thấu kính phân kì

Các loại tiêu cự/ống kính phổ biến hiện nay

Hiện nay có 2 loại ống kính phổ biến khá thông dụng:

  • Ống kính cố định (hay còn gọi ống kính Prime): loại ống kính này chỉ có sẵn một tiêu cự. Điều này có nghĩa là độ dài tiêu cự của ống kính không thể thay đổi. Vì vậy giá của loại máy ảnh này sẽ rẻ hơn so với máy có ống kính zoom.
  • Ống kính Zoom: là ống kính có nhiều tiêu cự, nên người dùng có thể điều chỉnh linh hoạt độ dài tiêu cự theo nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, nếu phân loại theo tiêu cự máy ảnh về góc chụp thì ống kính được chia làm những loại sau:

Phân loại ống kính theo khoảng độ dài tiêu cự
Phân loại ống kính theo khoảng độ dài tiêu cự
  • Ống kính góc cực rộng: có tiêu cự nằm giữa 8 mm và 24 mm.

Đây là ống kính có vùng quan sát rất rộng, có khả năng chụp ảnh 180 độ. Thường được sử dụng để chụp phong cảnh. Tuy nhiên hình ảnh sau khi chụp có thể bị biến dạng so với hình ảnh thực tế khi sử dụng ống kính này.

  • Ống kính góc rộng – tiêu chuẩn: có độ dài tiêu cự giữa 24mm và 35mm

So với loại trên loại ống kính này có khả năng lấy nét ổn hơn và cung cấp góc nhìn rộng. Dĩ nhiên khi chụp ảnh bằng ống kính góc rộng vẫn có khả năng làm biến dạng hình ảnh nhưng ở mức độ ít hơn.

  • Ống kính tiêu chuẩn: có tiêu cự giữa 35mm và 70mm

Độ dài tiêu cự của ống kính này cho khả năng hiển thị hình ảnh gần giống với hình ảnh thực quan sát bằng mắt thường. Đồng thời có thể dễ dàng điều chỉnh được độ nâng sâu cho hình ảnh. Đây cũng là tiêu cự được sử dụng phổ biến cho tiêu cự chụp chân dung, chụp gia đình hay chụp phong cảnh.

  • Ống kính Telephoto:  tiêu cự từ 70mm đến 300mm trở lên

Loại tiêu cự máy ảnh này thích hợp với việc chụp ảnh cho hình ảnh ở xa, chụp thể thao ngoài trời, nó hoạt động gần như một chiếc kính thiên văn phóng đại.

Tất cả các ống kính hiện nay đều có ghi tiêu cự trên thân ống kính bạn có thể nhìn thấy rất rõ và từ đó có thể biết được đó là loại ống kính nào để chọn mua phù hợp. Chẳng hạn: Trên ống kính ghi 18-55mm f/3.5-5.6 – với độ dài tiêu cự này bạn có thể biết được đây là loại ống kính rất rộng dùng để chụp ảnh góc rộng nhất có tiêu cự 18mm và phóng đại xa nhất với tiêu cự 55mm. Ngoài ra, nếu trên ống kính chỉ ghi  ống kính chỉ 5mm f/1.8 nghĩa là đây là ống kính có tiêu cự cố định là 55mm.

Tiêu cự ảnh hưởng với việc chụp ảnh như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu tiêu cự là gì chắc hẳn bạn đã nắm được phần nào về thuật ngữ này. Để có một bức ảnh đẹp, tiêu cự là yếu tố quan trọng bởi tiêu cự máy ảnh có thể quyết định được phạm vi cảnh mà bạn có thể chụp được. Do đó tiêu cự tiêu cự ảnh hưởng đến một số yếu tố sau khi chụp ảnh:

Góc nhìn

Mối liên hệ giữa tiêu cự và góc nhìn ảnh hưởng chất lượng ảnh
Mối liên hệ giữa tiêu cự và góc nhìn ảnh hưởng chất lượng ảnh

Độ dài tiêu cự để xác định phạm vi cảnh mà bạn muốn thể hiện trên bức ảnh chụp. Do đó, nếu muốn có góc nhìn rộng bạn nên chọn tiêu cự nhỏ giúp cho độ sâu của trường ảnh rộng hơn. Ngược lại, ống kính có tiêu cự lớn sẽ cho bức ảnh có độ sâu trường ảnh nhỏ. Nói một cách dễ hiểu, độ dài tiêu cự nhỏ sẽ mang lại góc nhìn rộng, giúp tỷ lệ hình ảnh toàn cảnh lớn hơn. Trái lại, độ dài tiêu cự lớn sẽ thu hẹp lại góc nhìn, giúp phóng to hình ảnh chi tiết hơn.

Chẳng hạn như tiêu cự chụp chân dung người đẹp nhất nên chọn ống kính có tiêu cự khoảng 35mm đến 70mm.

Độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh được thể hiện trên những vùng rõ nét của hình ảnh. Chẳng hạn đối với ống kính tele có độ sâu trường ảnh lớn điều đó có nghĩa là ống kính tele có thể tập chung vào những vật thể ở rất xa.

Khẩu độ của ống kính

Khẩu độ là độ mở của ống kính giúp điều tiết ánh sáng đi vào ống kính thông qua cảm biến của mỗi máy ảnh. Khẩu độ mở ra càng lớn thì ánh sáng thu vào ống kính qua cảm biến sẽ càng nhiều. Và ngược lại khẩu độ mở bé ánh sáng thu vào cảm biến ít, ảnh sẽ tối hơn. 

Tiêu cự và khẩu độ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến độ sáng và sắc nét của ảnh
Tiêu cự và khẩu độ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến độ sáng và sắc nét của ảnh

Giá trị của khẩu độ được gọi là số f, giá trị số f càng lớn vùng sắc nét của ảnh càng lớn và ngược lại. Khẩu độ và tiêu cự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng tăng, dẫn đến tiêu cự ống kính chọn có độ dài tiêu cự nhỏ. Khi khẩu độ máy ảnh được mở rộng đến mức tối đa sẽ khiến độ sâu trường ảnh nông hơn, hẹp hơn. Lúc đó tiêu cự ống kính phải chọn trong phạm vi lớn hơn. 

Độ rung

Khi chụp ảnh bạn sẽ không thể tránh được việc ảnh chụp bị mờ do rung lắc máy. Một số người thích chụp ảnh thường sắm thêm chân máy để tránh tình trạng này. Tuy nhiên, sử dụng chân máy cho máy ảnh khá bất tiện khi di chuyển nhiều nơi. Vì vậy, khi sử dụng ống kính có tiêu cự lớn và luyện tập kỹ thuật chụp ảnh tốt chắc chắn bạn sẽ có những bức ảnh đẹp mà không cần dùng đến chân máy.

Cách chọn ống kính có tiêu cự phù hợp với nhu cầu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu ống kính với tiêu cự khác nhau. Tuy nhiên, sau khi đã hiểu được tiêu cự máy ảnh là gì và các loại ống kính tiêu cự như thế nào sẽ cho ra bức ảnh mong muốn. Do đó, để chọn được loại ống kính có tiêu cự phù hợp với mục đích sử dụng bạn cần xác định lại nội dung, chủ đề mà bạn muốn chụp. Từ đó, có thể xác định được loại tiêu cự ống kính cần mua. Bạn có thể tham khảo loại ống kính sau: 

Chụp ảnh du lịch

Du lịch bạn sẽ phải đi nhiều nơi, di chuyển nhiều địa điểm khác nhau nên bạn tránh mang những thứ cồng kềnh. Do đó, lựa chọn ống kính Zoom tiêu chuẩn sẽ giúp bạn linh hoạt điều chỉnh tiêu cự trong mỗi lần chụp.

Chọn tiêu cự ống kính tiêu chuẩn thích hợp chụp ảnh đi du lịch
Chọn tiêu cự ống kính tiêu chuẩn thích hợp chụp ảnh đi du lịch

Chụp ảnh phong cảnh

Ảnh phong cảnh có không gian rộng nên một tấm ảnh phong cảnh vừa ý cần có độ sâu trường ảnh rộng. Đối với nhu cầu chụp ảnh phong cảnh có 2 loại ống kính có tiêu cự phù hợp là: ống kính góc rộng (hoặc góc cực rộng) và ống kính tiêu chuẩn.

Chụp ảnh thể thao

Chụp ảnh các hoạt động thể thao bạn nên chọn loại ống kính Zoom tele phù hợp nhất. Ống kính Zoom Telephoto có tiêu cự cao nên thích hợp chụp ảnh ở xa, bắt trọn được những khoảnh khắc hoạt động thể thao đẹp nhất.

Chụp ảnh chân dung

Để chụp ảnh chân dung rõ nét từng chi tiết bạn nên chọn tiêu cự ống kính từ 35mm đến 70mm là phù hợp nhất. Đây cũng là tiêu cự ống kính tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Chụp ảnh Macro

Tiêu cự ống kính chụp ảnh Marco tối thiểu 200mm trở lên
Tiêu cự ống kính chụp ảnh Marco tối thiểu 200mm trở lên

Chụp ảnh Macro là những bức ảnh được chụp trong cự ly rất gần thường ảnh có độ sâu trường ảnh hẹp nghĩa là vùng bắt nét rất nhỏ. Do đó, loại ống kính telephoto có tiêu cự tối thiểu 200mm sẽ giúp bạn bắt được những chi tiết nhỏ nhất, tinh tế nhất.

Chụp ảnh kiến trúc

Một bức ảnh chụp toàn bộ kiến trúc thường cần có góc rộng nên chọn loại tiêu cự ống kính góc rộng tiêu chuẩn sẽ giúp bạn có những bức ảnh có độ sâu trường ảnh tốt nhất, thu được toàn bộ không gian kiến trúc trọn vẹn, hoàn hảo nhất.

Chụp ảnh đường phố

Đối với những bức ảnh chụp đường phố không yêu cầu quá cao về tiêu cự ống kính. Bạn có thể chọn loại ống kính cố định tiêu chuẩn để chụp lại những bức ảnh đường phố. Ngoài ra để thể hiện sự sáng tạo, tính nghệ thuật, tạo ra những bức ảnh có chiều sau bạn có thể sử dụng linh hoạt chọn lựa ống kính Zoom loại tiêu chuẩn để lưu lại những bức ảnh đẹp, những khoảnh khắc trong cuộc sống của mình.

Chụp ảnh động vật hoang dã

Tiêu cự máy ảnh chụp động vật hoang dã nên chọn loại ống kính Zoom tele
Tiêu cự máy ảnh chụp động vật hoang dã nên chọn loại ống kính Zoom tele

Đối với động vật hoang dã chúng ta chỉ có thể quan sát từ vị trí xa, hơn nữa hoạt động của động vật hoang lại là động vật nhạy cảm. Do đó, để chụp lại những sinh hoạt, cử chỉ của loại động vật này bạn nên chọn ống kính Zoom tele sẽ giúp bạn bắt trọn khoảnh khắc của chúng chi tiết, rõ nét nhất, mà không làm ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường ngày của chúng.

Như vậy với những chia sẻ về tiêu cự là gì, tiêu cự máy ảnh, tiêu cự ống kính là gì, các loại tiêu cự và các cách chọn ống kính theo nhu cầu. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ này. Đề từ đó có những lựa chọn chính xác cho mục đích chụp ảnh của mình. Chúc bạn có những bức ảnh đẹp ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình và những người yêu thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *