Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Những ưu điểm của thẻ ghi nợ nội địa

Hiện nay có rất nhiều loại thẻ ngân hàng được phát hành như: thẻ ghi nợ nội địa vietinbank, thẻ ghi nợ nội địa vietcombank, thẻ tín dụng, thẻ mastercard, thẻ tích điểm…Trong đó phổ biến nhất là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là 2 loại thẻ phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy thẻ ghi nợ nội địa là gì? Tính năng của loại thẻ này như thế nào? Làm sao để được phát hành thẻ ghi nợ nội địa? Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu thêm về những lợi ích của loại thẻ này nhé!

Mục Lục Bài Viết

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ do ngân hàng phát hành cho khách khi mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ ATM, khi sử dụng khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, rút tiền tại các cây ATM…với hạn mức trong tài khoản thẻ. 

Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Thẻ thanh toán nội địa là gì?
Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Thẻ thanh toán nội địa là gì?

Theo tiêu chuẩn thì thẻ ghi nợ nội địa bị giới hạn trong phạm vi quốc gia, nghĩa là khi thực hiện giao dịch, thanh toán bằng thẻ bạn chỉ có thể sử dụng tại quốc gia bạn sinh sống mà không thể sử dụng ngoài vùng lãnh thổ. 

Ưu nhược điểm thẻ ghi nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ thanh toán nội địa tại là một trong những loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với những ưu nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Rút và chuyển tiền nhanh chóng tại bất cứ trạm ATM nào trên toàn quốc, kể cả cây ATM khác ngân hàng. 
  • Có thể thanh toán trực tiếp tại các máy POS của các cửa hàng nhanh chóng mà bạn không cần phải rút ra để trả tiền mặt. 
  • Có thể đăng ký kết hợp với kênh Internet Banking để thực hiện thanh toán các hóa đơn chi tiêu điện nước, mạng, truyền hình cáp…hay thanh toán mua sắm online và quản lý số dư trực tuyến nhanh, đơn giản.
  • Nạp tiền vào tài khoản nhanh chóng tại bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng. Đồng thời nhận được nhiều ưu đãi của các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán online tùy vào từng ngân hàng khác nhau. 
  • Miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng đối với một số ngân hàng như như Techcombank, VCB, TPBank…
  • Phí rút tiền mặt tại các cây ATM là 1.000VNĐ – 3.000VNĐ, hoặc có một số ngân hàng sẽ miễn phí rút tiền nội mạng, thậm chí miễn phí rút tiền tại bất cứ điểm ATM nào đó trên toàn quốc.
  • Gửi tiết kiệm trực tuyến qua Internet Banking hay qua ATM mà không cần vào các điểm giao dịch ngân hàng.
  • An toàn hơn khi sử dụng mà không cần mang theo tiền mặt bên người.

Nhược điểm

  • Chỉ sử dụng được cho các giao dịch nội địa, trong phạm vi toàn quốc.
  • Hạn mức sử dụng thanh toán, rút tiền, chuyển khoản bị giới hạn ở mức không cao.
  • Nếu bị lộ mã pin khi xác thực thể dễ làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật, an toàn cho thẻ.

Hướng dẫn chi tiết cách làm thẻ ghi nợ nội địa

Điều kiện và thủ tục làm thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Điều kiện để mở thẻ này khá đơn giản bao gồm:

  • Là công dân đủ 18 tuổi trở lên, hoặc người mở thẻ có thể là người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam.
  • Có đầy đủ các giấy tờ pháp lý như thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, CMND còn hạn sử dụng hoặc giấy giới thiệu từ cơ quan đang công tác.
  • Đã có tài khoản tại ngân hàng đang làm thủ tục mở thẻ.

Sau khi đủ các điều kiện bạn có thể làm thủ tục làm thẻ:

  • Giấy đề nghị phát hành thẻ theo mẫu của ngân hàng bạn có ý định mở thẻ.
  • Bản sao của giấy CMND hoặc hộ chiếu vẫn còn hiệu lực sử dụng.
  • Các giấy tờ tùy thân chứng minh theo yêu cầu của mỗi ngân hàng.
Hướng dẫn chi tiết cách làm thẻ ghi nợ nội địa đơn giản
Hướng dẫn chi tiết cách làm thẻ ghi nợ nội địa đơn giản

Xem thêm:

2 cách mở thẻ ghi nợ nội địa nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay đa phần các ngân hàng đều đơn giản hóa các thủ tục để hỗ trợ tối đa nhu cầu mở thẻ ghi nội địa. Do đó bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Cách 1: Mở thẻ trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và đến địa điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng bạn muốn mở thẻ.

Bước 2: Điền theo mẫu các thông tin cần thiết khi được ngân hàng cung cấp. 

Bước 3: Sau khi điền các thông tin cần thiết và đầy đủ giấy tờ giao dịch viên sẽ kiểm phiếu và hoàn tất thủ tục đăng ký.

Bước 4: Sau 7 -10 ngày đăng ký bạn có thể quay trở lại ngân hàng để nhận thẻ và kích hoạt sử dụng thẻ. 

Cách 2: Mở thẻ ghi nội nội địa online

Hiện nay rất nhiều ngân hàng cho phép đăng ký mở thẻ thanh toán ngân hàng online ngay tại nhà nhằm giúp khách hàng thuận tiện hơn. Tùy một số ngân hàng khác nhau cho phép đăng ký mở trực tuyến như VPbank, TCB, MB….Các bước đăng ký mở thẻ ngân hàng online như sau:

Bước 1: Truy cập vào các website của ngân hàng bạn muốn đăng ký mở thẻ.

Bước 2: Chọn mục thẻ ghi nợ → chọn dịch vụ thẻ.

Bước 3: Chọn loại thẻ ghi nợ nội địa và ấn chọn → Đăng ký ngay.

Bước 4: Điền các thông tin cần thiết theo biểu mẫu sau đó nhấn nút “Đăng ký” để hoàn tất.

Sau khi hoàn tất hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến bộ phận kiểm duyệt và sẽ nhận được thẻ sau 7 – 10 ngày đăng ký.

Các ngân hàng phát hành thẻ nội địa được nhiều người sử dụng

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều phát hành thẻ ghi nợ nội địa cho khách hàng để sử dụng tiêu dùng. Trong đó, có đến hơn 40 ngân hàng cùng hoạt động nổi bật lên là một số ngân hàng tiêu biểu như:

Ngân hàng Thẻ ghi nợ nội địa
VietinBank Thẻ E partner C – Card
ACB Thẻ ghi nợ sinh viên
Sacombank Thẻ ATM Sacombank
VPBank Thẻ ghi nợ AutoLink
VIB Thẻ ATM VIB
Agribank Thẻ ghi nợ nội địa Success
Vietcombank Vietcombank Connect 24

Để biết rõ và chi tiết về từng loại thẻ ghi nợ nội địa của mỗi ngân hàng bạn có thể truy cập vào các website của ngân hàng đó để được tư vấn rõ nhất nhé.

Biểu phí thẻ ghi nợ nội địa được tính như thế nào?

Mỗi một ngân hàng sẽ có mức biểu phí khác nhau để giúp bạn hiểu hơn về các loại phí của thẻ ghi nợ nội địa. Dưới đây là các mức phí tiêu biểu của một số ngân hàng mà bạn có thể tham khảo: 

Ngân hàng Loại thẻ Mức phí
Phát hành (VND/thẻ) Thường niên (VND/thẻ/năm)
BIDV Thẻ BIDV eTrans 50.000 30.000
Thẻ BIDV Moving 30.000 20.000
Thẻ BIDV Harmony 100.000 60.000
Vietcombank Vietcombank Connect 24 50.000 Chưa thu
VPBank VPBiz Easypay 0 – 100.000 Miễn phí

Cách sử dụng thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa có thể được sử dụng mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên để có thể sử dụng thuận lợi tài khoản ngân hàng của bạn cần phải liên kết với thẻ để đảm bảo được số dư cần thiết. 

Dưới đây là một số cách sử dụng thẻ ghi nợ nội địa bao gồm: 

  • Quản lý tài khoản và tra cứu số dư: Bạn có thể kiểm tra số dư, các thông tin giao dịch dễ dàng thông qua ứng dụng Internet Banking đã được liên kết với tài khoản.
  • Rút tiền mặt tại mọi cây ATM: Với thẻ thanh toán nội địa bạn có thể rút tiền bất cứ ATM nào trong phạm vi toàn quốc, vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.
  • Chuyển khoản, giao dịch trong hệ thống hoặc liên ngân hàng: Với ứng dụng IB hoặc tại ngay trạm ATM bạn có thể sử dụng để chuyển khoản, giao dịch trên toàn quốc. 
  • Thanh toán giao dịch: Các giao dịch thanh toán online hay thanh toán trực tiếp qua các POS đều có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa. Thực hiện các giao dịch không sử dụng tiền mặt giúp mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng. Đặc biệt hạn chế được các vấn đề như mất trộm, tiền bị rách không sử dụng được…

Các lưu ý quan trọng để sử dụng thẻ an toàn

Để quá trình sử dụng thẻ an toàn, nhanh chóng bạn cần lưu ý:

  • Kích hoạt thẻ: Đối với những thẻ mới đăng ký bạn cần kích hoạt và đổi mã pin tại ATM ngay khi nhận được thẻ. Sau đó hãy thử thực hiện một giao dịch bất kỳ để kích hoạt thẻ thành công. 
  • Khi rút tiền tại ATM: Cần nhớ che lại mật khẩu khi thực hiện thao tác nhập, nhằm hạn chế tình trạng lộ thông tin, tài khoản khiến kẻ xấu nhòm ngó.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tránh mất tiền
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa tránh mất tiền
  • Thực hiện thanh toán tại POS: Nên thanh toán tại các đơn vị uy tín, tuyệt đối không cung cấp mật khẩu thẻ, mã pin, số thẻ thanh toán cho bất cứ ai.
  • Chú ý đến các ưu đãi cho chủ thẻ: Các ngân hàng lớn thường xuyên có các ưu đãi nhân ngày lễ lớn hoặc các dịp đặc biệt. Vì vậy, bạn nên lưu ý để tận hưởng các ưu đãi và các phần quà giá trị như tích điểm, voucher hoặc giảm giá tại các điểm mua sắm có liên kết với ngân hàng.
  • Luôn kiểm soát số tiền trong thẻ: Luôn kiểm tra và kiểm soát số tiền trong thẻ của bạn nhằm phát hiện ra các trường hợp xấu có thể xảy ra. Khi chuyển khoản ngân hàng nên lưu ý kiểm tra thật chính xác các thông tin liên quan đến người nhận như: tài khoản, tên chủ thẻ, số thẻ, tên chi nhánh ngân hàng, hiệu lực thẻ, đặc biệt là số tiền chuyển khoản. 
  • Khi rút tiền, giao dịch báo thành công nhưng tiền không nhả: Trong trường hợp này bạn cần bình tĩnh xử lý. Đây là trường hợp rất hiếm khi xảy ra nên bạn không cần quá lo lắng. Ngân hàng sẽ xử lý trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận được thông báo. Chú ý khi rút tiền bạn nên bỏ kính râm, khẩu trang để camera có thể nhận diện thông qua màn hình. Ngoài ra, cần kiểm tra máy ATM trước khi cắm thẻ và luôn nhớ lấy tay che khi nhập mã PIN.
  • Nhập sai PIN: Khi nhập quá 3 lần sai mã Pin thẻ sẽ bị khóa. Do đó để lấy lại được mã PIN bạn cần mang theo CMND đến quầy giao dịch của ngân hàng để đăng ký lại (một số ngân hàng có thể sẽ mất phí)Thẻ sẽ bị khóa sau khi nhập sai quá 3 lần. Để lấy lại mã PIN cần mang theo CMND tới quầy giao dịch (có thể mất phí)

Một số câu hỏi khác về thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa Vietinbank là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa Vietinbank là thẻ được sử dụng phổ biến để chuyển tiền, thanh toán, rút tiền…Thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng Vietinbank phát hành bao gồm:

  • Thẻ thanh toán nội địa VietinBank E-Partner C-Card.
  • Thẻ VietinBank E-Partner G-Card.
  • Thẻ ghi nợ nội địa VietinBank E-Partner Pink-Card.
  • Thẻ thanh toán nội địa VietinBank E-Partner BHXH.
  • Thẻ ghi nợ nội địa VietinBank E-Partner Thành Công.
  • Thẻ thanh toán nội địa VietinBank E-Partner S-Card.
Các loại thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng Vietinbank
Các loại thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng Vietinbank

Khi làm thẻ tại Vietinbank đối với các thẻ ATM thông thường mất phí 50.000đ/thẻ, thẻ G Card, Ping Card mất phí 110.000đ/thẻ, thẻ ghi nợ nội địa dạng đồng thương hiệu công ty phí phát hành là 77.000đ/thẻ.

Thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank có 5 loại thẻ dành cho nhiều phân khúc khác nhau: 

  • Thẻ Vietcombank Connect24: thẻ phổ biến được nhiều người sử dụng thanh toán các giao dịch mọi lúc mọi nơi, thủ tục đăng ký mở thẻ dễ dàng.
  • Thẻ Vietcombank AEON – thẻ ghi nợ nội địa đồng thương hiệu có các tiện ích tương tự Vietcombank Connect24, nhưng được ưu đãi đặc quyền với khách hàng thân thiết của AEON Việt Nam.
  • Thẻ đồng thương hiệu Co.opmart Vietcombank: tương tự như thẻ Vietcombank AEON thẻ đồng thương hiệu Co.opmart dành cho khách hàng thân thiết của hệ thống siêu thị này với những ưu đãi đặc biệt. 
  • Thẻ liên kết Vietcombank – Chợ Rẫy Connect24: Đây là thẻ liên kết với bệnh viện Chợ Rẫy giúp các bệnh nhân có thể thanh toán trực tuyến mà không cần sử dụng đến tiền mặt, giúp giảm thời gian khám chữa bệnh tối đa. 
  • Thẻ liên kết Vietcombank – Tekmedi – Thống Nhất Connect24: có các tiện ích như thẻ Vietcombank Connect24 đi kèm ưu đãi cho thẻ liên kết với bệnh viện Thống Nhất để thanh toán trực tuyến nhanh chóng.

Thẻ ghi nợ nội địa VPbank là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa VPbank hiện nay có 2 sản phẩm yêu thích là thẻ ghi nợ nội địa AutoLink và VP Super của VPBank là sản phẩm đang được yêu thích với nhiều ưu đãi.

Thẻ thanh toán nội địa VPBank có hạn mức nộp tiền tối đa là 10 triệu/ngày với đầy đủ các chức năng thanh toán, chuyển khoản, nạp tiền dịch vụ, hay liên kết ví điện tử…

Thẻ ghi nợ nội địa BIDV là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa BIDV là thẻ có thể rút tiền, mua hàng online, chuyển khoản thanh toán hóa đơn…trong phạm vi toàn quốc, bao gồm các thẻ:

  • Thẻ BIDV Harmony: là thẻ ATM bình thường với hạn mức giao dịch tối đa 70 triệu/ngày, chuyển khoản tối đa 100 triệu/ngày.
  • Thẻ BIDV eTrans: là thẻ ATM ghi nợ nội địa cho phép khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán, rút tiền, tiêu dùng đơn giản mà không cần sử dụng đến tiền mặt.
  • Thẻ BIDV Moving: đây là dòng thẻ ghi nợ nội địa được phát hành với 5 màu sắc nổi bật tượng trưng cho 5 trạng thái là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Khách hàng có thể sử dụng để thanh toán, mua sắn, chuyển khoản tại nơi có các điểm chấp nhận thẻ.
  • Thẻ đồng thương hiệu BIDV Co.opmart: là một trong những thẻ thanh toán nội địa dành cho các khách hàng thân thiết của siêu thị Co.opmart.

Thẻ ghi nợ nội địa MB bank là gì?

Hiện nay thẻ ghi nợ nội địa MB Bank có 3 loại thẻ đó là: 

– Thẻ ghi nợ nội địa Active Plus MBBank: có thể rút tiền mặt tại tất cả các máy ATM trên toàn Việt Nam, thực hiện các thanh toán chuyển khoản, truy vấn số dư, sao kê giao dịch trên máy ATM hoặc các dịch vụ ngân hàng hiện đại. 

–  Thẻ ghi nợ nội địa MB Private: Đây là thẻ được phát hành riêng cho các khách hàng Super Vip theo quy định của ngân hàng MB cung cấp cho các chủ thẻ với các lợi ích:

  • Sử dụng cho các Giám Đốc/Trợ lý Giám Đốc Quan hệ khách hàng, đặc biệt khi giao dịch tại phòng giao dịch sẽ được tiếp khách tại phòng tiếp khách.
Thẻ ghi nợ nội địa MB Bank có loại thẻ nào?
Thẻ ghi nợ nội địa MB Bank có loại thẻ nào?
  • Rút tiền mặt trên nhiều máy ATM có biểu tượng Napas trên toàn quốc  tại hơn 8.000 máy ATM có biểu tượng Napas trên toàn quốc.
  • Có thể sử dụng thanh toán hàng hóa, hay các dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
  • Thực hiện các giao dịch chuyển khoản, sao kê giao dịch, vấn tin số dư trên các máy ATM.
  • Sử dụng chuyển tiền liên ngân hàng với hệ thống Smartlink dựa trên số thẻ an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm, sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại như mobile banking, eMB…

– Thẻ ghi nợ nội địa BankPlus: đây là thẻ ghi nợ nội địa liên kết giữa tập đoàn viễn thông Viettel và MB. Thẻ được in trước khi có thông tin của khách hàng, khi có thông tin khách hàng sẽ được cập nhật sau khi khách hàng đăng ký thẻ Bankplus. 

  • Rút được tiền mặt tại các máy ATM với biểu Napas trên toàn quốc.
  • Thanh toán cước viễn thông liên quan đến Viettel, dịch vụ do Viettel cung cấp. 
  • Thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp hành thẻ, thực hiện chuyển khoản, truy vấn số dư, sao kê giao dịch…trên ATM.
  • Sử dụng thanh toán trực tuyến, chuyển khoản liên ngân hàng với hệ thống Napas thông qua các số thẻ an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm.

Mất thẻ ATM ngân hàng nên làm gì?

Khi mất thẻ ATM đầu tiên bạn cần bình tĩnh liên hệ với ngân hàng để yêu cầu khóa lại thẻ. Điều này sẽ hạn chế giúp bạn không bị thiệt hại về tài chính và ngăn chặn kẻ gian thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản,…từ thẻ ATM.

Bạn có thể thực hiện khóa thẻ của mình theo 3 cách sau:

Cách 1: Gọi ngay tới tổng đài của ngân hàng.

Cách 2: Khóa tài khoản từ tài khoản Internet Banking hoặc Mobile banking (đối với một số ngân hàng có hỗ trợ tính năng này)

Cách 3: Nếu bị mất thẻ ATM trong giờ hành chính bạn có thể đến trực tiếp các văn phòng, chi nhánh để yêu cầu khóa thẻ cũng như làm lại thẻ nếu cần.

Cách làm lại thẻ ATM ngân hàng khi bị mất như thế nào?

Có 2 cách để làm lại thẻ ngân hàng khi bị mất thẻ:

Cách 1: Làm lại tại quầy

Sau khi đã khóa thẻ an toàn lúc này bạn có thể bắt đầu làm thẻ với quy trình làm lại thẻ tại quầy như sau:

  • Bước 1: Mang theo các giấy tờ cần thiết khi đến các chi nhánh ngân hàng, văn phòng giao dịch.
  • Bước 2: Thông báo với ngân hàng bạn bị mất thẻ và muốn làm lại.
  • Bước 3: Điền giấy đề nghị mở lại thẻ ATM mà ngân hàng cung cấp cho bạn. 
  • Bước 4: Nộp lại giấy tờ cần thiết và mẫu đơn để giao dịch viên ngân hàng xác nhận, kiểm chứng. Nếu đầy đủ theo quy định sẽ tiến hành mở lại tài khoản. 
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất các thủ tục bạn sẽ nhận được giấy hẹn ngày lấy thẻ ATM. 

Cách 2: Làm thẻ online

Một số ngân hàng có thể cho khách làm thẻ ngân hàng trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Với cách này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm thời gian đến ngân hàng chờ đợi và làm thủ tục. 

Làm lại thẻ ATM sẽ mất thời gian bao lâu?

Thời gian cấp thẻ của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau vì còn phụ thuộc vào nơi bạn làm thẻ tại chi nhánh hay các văn phòng giao dịch lớn nhỏ khác nhau. Việc cấp thẻ mất thời gian như lần đầu cấp thẻ mới nên bạn cần phải mất thời gian đợi chờ.

Thực tế khi ngân hàng phát hành thẻ ATM chỉ mất khoảng 7 ngày. Nhưng với những ngân hàng sẽ cho khách chờ từ 10 – 14 ngày mới có thể nhận được thẻ mới. 

Mất thẻ ATM có thể rút tiền được nữa không?

Trong thời gian bạn mất thẻ và đang được làm lại nhưng bạn muốn rút tiền để dùng thì bạn có thể sử dụng chứng minh thư để rút tiền tại các quầy giao dịch. Ngoài ra nếu điện thoại của bạn có đăng ký Mobile Banking bạn có thể rút tiền bằng số điện thoại đang được ngân hàng hỗ trợ khi mất thẻ ngân hàng. 

Làm mất thẻ ATM có rút được tiền nữa không?
Làm mất thẻ ATM có rút được tiền nữa không?

Xem thêm:

Mất thẻ ATM có bị mất tiền không?

Khi bị mất thẻ tất nhiên số tiền trong tài khoản của bạn vẫn tồn tại. Chỉ khi rơi vào trường hợp xấu là có người biết được mật khẩu và dùng thẻ của bạn rút tiền trước khi thẻ của bạn bị khóa. 

Vì vậy, nếu mất thẻ nhưng bạn đã khóa thẻ thành công thì chắc chắn tài sản bên trong thẻ của bạn 100% sẽ không bị mất và được đảm bảo an toàn.

Mất giấy tờ tùy thân có làm lại được thẻ ATM không?

Khi bạn bị mất thẻ và mất luôn cả giấy tờ cá nhân thì bạn cần thực hiện khóa thẻ trước. Sau đó về nơi cư trú làm giấy tờ cá nhân rồi mới có thể làm lại được thẻ ngân hàng.
Trường hợp bạn cần sử dụng thẻ ATM gấp và có thể rút ngắn thời gian thì bạn có thể mang sổ hộ khẩu gốc hoặc bản sao giấy tờ tùy thân đã được công chứng đến ngân hàng để yêu cầu làm lại thẻ. Bởi trên sổ hộ khẩu sẽ luôn ghi số CMND hay căn cước công dân của bạn.

Làm lại thẻ ATM tại chi nhánh ngân hàng khác được không?

Câu trả lời là có thể, bạn không cần đến đúng chi nhánh hay văn phòng giao dịch trước đó đã mở thẻ. Chẳng hạn nếu bạn mở thẻ đầu tiên ở Nha Trang thì có thể đến văn phòng giao dịch tại Hà Nội để làm lại thẻ. 

Làm lại thẻ ATM có bị mất số tài khoản cũ không?

Khi bị mất thẻ và làm lại bạn sẽ không bị mất số tài khoản cũ. Do tài khoản ngân hàng của bạn là duy nhất nên bạn vẫn có thể sử dụng số tài khoản cũ và chỉ thay thế bằng thẻ mới mà thôi. 

Thẻ ghi nợ nội địa được sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt, thanh toán, chuyển khoản qua ATM nên không có quá nhiều bất ngờ về việc có người báo bị rút trộm tiền. Bởi máy ATM dễ bị cài đặt thiết bị nhất, nên bạn cần hạn chế rút tiền mặt và hãy đổi ngay mật khẩu khi có nghi ngờ.
Thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ thanh toán nội địa là một phương tiện để thay thế cho tiền mặt. Hiện nay có khá nhiều loại thẻ ghi nợ nội địa do các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành với các chính sách áp dụng khác nhau. Do đó, để bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình bạn nên tham khảo và nắm rõ các thủ tục, các tiện ích trước khi đăng ký mở thẻ ngân hàng phù hợp với mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *