Thành phần gia đình là gì? TPGĐ trong sơ yếu lý lịch viết như nào?

Thành phần gia đình là gì? Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch nên viết thế nào cho đúng? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn chi tiết cách viết phần mục này để bạn có thể tham khảo sau đó viết sơ yếu lý lịch chuẩn xác nhé!

Thành phần gia đình là gì?

Thành phần gia đình nghĩa là gì? Đối với mỗi bản sơ yếu lý lịch tự thuật đều có mục khai báo thành phần gia đình. Đây là một phần điền thông tin khiến nhiều người băn khoăn không biết viết sao cho đúng.

Thành phần gia đình nghĩa là gì? TPGĐ là gì?
Thành phần gia đình nghĩa là gì? TPGĐ là gì?

Thành phần gia đình (TPGĐ) trong bản sơ yếu lý lịch là phần cần phải điền các thông tin như:hoàn cảnh gia đình, thành phần xuất thân,…nhằm xác định gia đình bạn đang ở thuộc tầng lớp nào trong xã hội.

Thành phần gia đình trong SYLL gồm các loại thành phần gia đình như: cố nông, phú nông, bần nông, địa chủ, công chức, dân nghèo, tiểu tư sản, tiểu thương, tư sản…Tùy theo từng gia đình có hoàn cảnh như thế nào thì sẽ điền vào theo các mục yêu cầu.

Thành phần gia đình trong SYLL viết thế nào cho đúng?

Trong phần khai báo mục SYLL bạn cần xác định bản thân và gia đình ở cấp bậc nào để ghi chính xác. Trước kia khi còn ở thời phong kiến có nhiều tầng lớp như cố nông, bần nông, địa chủ…giờ không còn xuất hiện mà thay vào đó là các thành phần công chức, viên chức, tư bản…

Tùy theo yêu cầu cụ thể người kê khai cần xác định các yếu tố liên quan để khai cho chính xác. Dưới đây là cách viết TPGĐ chi tiết để bạn tham khảo.

Cách viết TPGĐ chi tiết trong sơ yếu lý lịch

Sau khi đã xác định được mình thuộc TPGĐ nào trong xã hội bạn chỉ cần điền đúng vào phần yêu cầu trong SYLL. Ví dụ bạn thuộc TPGĐ công chức, viên chức thì viết ngắn gọn là công chức. Bạn cũng không cần phải chứng minh mà chỉ cần liệt kê rõ ràng là đủ.

Khi mua bộ SYLL bán sẵn bên ngoài mỗi bộ hồ sơ có thể không giống nhau và mục TPGĐ sẽ có cách ghi khác nhau. Có loại SYLL sẽ ghi mục TPGĐ sau cải cách ruộng đất, cải tạo. Nhưng nhìn chung có 2 cách viết này được hiểu là một và bạn chỉ cần điền đúng tầng lớp xuất thân của mình cho chính xác là đủ.

Cách viết TPGĐ chi tiết, rõ ràng trong SYLL
Cách viết TPGĐ chi tiết, rõ ràng trong SYLL

Xem thêm:

Lưu ý khi viết TPGĐ trong SYLL

Khi viết các thành phần gia đình trong SYLL bạn cần:

  • Khi viết không gạch, xóa và sửa, ghi sai. Nếu chẳng may viết sai cũng không nên dùng bút xóa hay bút tẩy mà hãy viết lại một tờ khác. 
  • Tuyệt đối không nên ghi lẫn lộn các loại thành phần khác vào nội dung TPGĐ. Bạn có thể ghi nội dung này là tên bố, mẹ hoặc tên người thân trong gia đình mình.
  • Tránh lỗi chính tả khi viết: Nội dung khi viết TPGĐ trong SYLL nên ngắn gọn, tránh lỗi chính tả. 

Một số câu hỏi liên quan đến thành phần gia đình khác

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất là gì?

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất là một mục nhỏ trong bản SYLL mà người dùng phải kê khai nêu rõ gia đình mình thuộc thành phần nào trong xã hội. 

TPGĐ sau cải cách ruộng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng là cơ sở để tất cả chúng ta thiết lập nên sự bình đẳng, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của con người và toàn xã hội.

Thành phần gia đình xuất thân là gì?

Thành phần xuất thân chính là thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất của mỗi người.

Qua bài viết về thành phần gia đình là gì trong sơ yếu lý lịch chắc hẳn bạn đã nắm được về khái niệm và cách viết TPGĐ trong sơ yếu lý lịch rồi đúng không? Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang đến sẽ giúp bạn điền dễ dàng và chính xác hơn để có một bản SYLL chuẩn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *