Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? MẸO phân biệt cực dễ

Thành ngữ là gì? Ca dao tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ dễ hay khó. Theo khảo sát của Viện văn học Việt Nam có đến 80% số người khi được hỏi câu này sẽ không có câu trả lời chính xác. Nếu bạn đang tìm hiểu về thể loại văn học dân gian này hãy theo dõi phần chia sẻ của tiemruaxe.com để hiểu rõ hơn từ đó phân biệt thành ngữ tục ngữ đơn giản hơn.

Thành ngữ là gì?

– Thành ngữ là một tập hợp các cụm từ cấu tạo cố định nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó hoàn chỉnh.  

– Thành ngữ là câu đơn hoặc câu ghép hay cụm từ khi tách ra đứng riêng những từ đó sẽ không có nghĩa hoặc thiếu nghĩa.

Thành ngữ nghĩa là gì? Thành ngữ có ý nghĩa như thế nào?
Thành ngữ nghĩa là gì? Thành ngữ có ý nghĩa như thế nào?

– Thành ngữ là tập hợp của các từ quen dùng không đổi, cũng không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ mà có thể suy ra nhiều nghĩa khác nhau.

– Ý nghĩa thành ngữ có thể là nghĩa trực tiếp từ nghĩa đen của các từ cấu tạo nên nhưng thường sẽ thông qua một phép chuyển nghĩa nào đó để thể hiện hàm ý của thành ngữ qua những câu từ đó. Một số phép chuyển nghĩa thường sử dụng trong thành ngữ như ẩn dụ, so sánh…

Một số lưu ý: Theo định nghĩa thành ngữ có cấu tạo cố định, không đổi. Nhưng có một số thành ngữ vẫn có thể biến đổi nhất định. 

Đặc điểm chính của thành ngữ

Đặc điểm của thành ngữ có những điểm chỉnh như sau:

– Thường có vần, ngắn gọn.

– Các vế trong tục ngữ thường nằm đối xứng nhau về cả nội dung và hình thức.

– Thành ngữ thường mang tính hình tượng được hình thành và xây dựng trên những hình ảnh trong cuộc sống, trong thực tế.

– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ không chỉ mang theo nghĩa đen của các từ cấu thành lên nó mà thông qua các phép so sánh ẩn dụ, hoán dụ mang nhiều nghĩa khác nhau.

– Thành ngữ hoạt động trong câu riêng biệt và thường có ý nghĩa sâu xa phải phân tích kỹ mới có thể giải thích được hết nghĩa của nó.

– Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao hơn nữa còn thể hiện được biểu trưng, biểu cảm cao.

Ý nghĩa của thành ngữ khi sử dụng là gì?

– Những câu thành ngữ thường mang sức thái biểu cảm mang nhiều cảm xúc nên khi sử dụng thành ngữ nhằm thể hiện cảm xúc, tình cảm, tâm tư.

– Sử dụng thành ngữ để giãi bày tâm sự, tâm tư tình cảm mang đến sự thi vị, cảm hứng cao hơn.

Thành ngữ được dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc 
Thành ngữ được dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc

Xem thêm:
Process là gì?
Khẩu nghiệp là gì? Khẩu nghiệp có nặng không?

– Thành ngữ mang sắc thái biểu cảm mạnh nên dễ sử dụng để giãi bày tình cảm, tâm tư của người viết, người nói đói với vấn đề được nhắc đến.

Ví dụ: Trong “Truyện Kiều”  có câu thơ

Tay tiên gió táp mưa sa

Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu. 

(Trích: Truyện Kiều)

Giải nghĩa các câu thành ngữ được sử dụng trong Truyện Kiều có 2 nghĩa: nghĩa hẹp để chỉ sự vất vả của người con gái trong cuộc đời của mình. Nhưng trong văn học lại có ý nghĩa hoàn toàn khác “gió táp mưa xa” là để chỉ những người có tài làm thơ, làm tứ thơ đều có thể làm ra những câu thơ nhanh như gió mưa, ào ạt, dào dạt như mưa gió.

Hay trong Truyện Kiều sử dụng thành ngữ để thể hiện tình cảm như:

Bây giờ gương vỡ lại lành

Khôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này là “gương vỡ lại lành” theo điểm tích xưa ghi lại Từ Đức Ngôn đem lòng yêu công chúa Nhạc Xương. Nhưng vì thời thế loạn lạc hai người phải xa nhau. Họ đã lấy một chiếc gương bẻ đôi mỗi người giữ 1 mảnh. Về sau, khi Đức Ngôn trở về kinh đô thấy có người bán mảnh gương vỡ liền hỏi thăm và lần dò theo manh mối sau đó đã tìm được tình yêu của đời mình. Hai người đã chắp lại 2 mảnh gương thành gương cũ. Từ đó, xuất hiện thành ngữ “gương vỡ lại lành” với ý nghĩa sự đoàn tụ, hàn gắn, thay đổi từ chuyện xấu thành chuyện tốt trong cuộc sống.

Cách sử dụng các thành ngữ áp dụng như thế nào?

Thành ngữ có rất nhiều cách sử dụng. Trong câu thành ngữ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ hay có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ…

Ví dụ đặt câu có sử dụng thành ngữ:

1.Bạn Mai mới chuyển đến lớp tôi hiền như bụt

=> Thành ngữ “hiền như bụt” trong câu trên được sử dụng làm vị ngữ.

  1. Những người lòng lang dạ thú thì không thể nói đến chữ nhân

=> Thành ngữ “lòng lang dạ thú” trong câu trên được sử dụng trong vai trò làm chủ ngữ.

  1. Học ăn học nói, học gói học mở lời nói này đã khiến tôi luôn cân nhắc suy nghĩ trong lòng rất nhiều.

=>Thành ngữ “Học ăn học nói, học gói học mở” trong câu trên được sử dụng trong vai trò làm cụm danh từ.

  1. Ngày cưới phải chọn ngày lành tháng tốt để cuộc sống hôn nhân được thuận lợi.

=>Thành ngữ “ngày lành tháng tốt” trong câu trên được sử dụng trong vai trò làm cụm động từ.

Tục ngữ là gì?

Vậy còn tục ngữ là gì?  Tục ngữ là một  thể loại văn học dân gian được đúc kết từ những kinh nghiệm, tri thức của nhân dân trong lao động, xã hội, tự nhiên. Tục ngữ thường là những câu nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, hình ảnh. Vì vậy tục ngữ rất dễ nhớ, dễ truyền đạt.

Tục ngữ là gì? Tục ngữ có ý nghĩa như thế nào?
Tục ngữ là gì? Tục ngữ có ý nghĩa như thế nào?

Đặc điểm nhận biết tục ngữ

– Câu thường có vần, có điệu có 2 loại: vần liền và vần cách.

– Cách ngắt nhịp dựa trên vần điệu sử dụng trong câu.

– Hay sử dụng hình thức câu đối: đối ý, đối thanh.

– Ngôn ngữ cấu trúc hoàn chỉnh, ngắn gọn, hàm súc, nhiều ý nghĩa.

– Tục ngữ diễn đạt nhiều ý nghĩa thường là những đúc kết kinh nghiệm, tư tưởng, ý thức xã hội, quan niệm của người trước về cuộc sống.

Ý nghĩa và cách dùng tục ngữ

– Tục ngữ được sử dụng để phản ánh kinh nghiệm sản xuất, đúc kết từ những người dân lao động.

– Tục ngữ còn được dùng để ghi nhận lại những sự kiện, hiện tượng, lịch sử xã hội xảy ra.

– Qua tục ngữ để thể hiện triết lý của dân tộc Việt.

Ví dụ: 

Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. 

Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày

Câu tục ngữ này phản ánh những kẻ lười lao động, không chăm chỉ chịu khó làm ăn. Nếu không chăm chỉ cố gắng sẽ không có cuộc sống tươi đẹp, tương lai sáng lạng.

Ví dụ câu tục ngữ về xã hội, biến cố lịch sử

Ðường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô

Câu tục ngữ này thể hiện biến cố lịch sử của nước ta thời chiến tranh loạn lạc. Chiến tranh gây nên cảnh nhà cửa tan nát, gia đình mỗi người một ngả.

Ví dụ tục ngữ về triết lý cuộc sống

“Thà làm thằng ngốc còn hơn làm kẻ bất lương”

Câu tục ngữ thể hiện triết lý nếu lựa chọn trong 2 cái tồi hãy chọn cái đỡ tồi hơn. Bởi sự ngốc nghếch có thể là bẩm sinh của con người nhưng tính cách bất lương lại có thể dẫn đến phạm tội.

Mẹo phân biệt thành ngữ, tục ngữ là gì?

Sau khi tìm hiểu từng phần tục ngữ là gì? thành ngữ là gì? có thể thấy 2 thể loại văn học này rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt. Thành ngữ và tục ngữ đều thuộc phạm trù văn học dân gian, có nhịp, có vần, đề cập đến cùng các vấn đề…

Mẹo phân biệt thành ngữ, tục ngữ cực dễ
Mẹo phân biệt thành ngữ, tục ngữ cực dễ

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ qua hình thức

– Tục ngữ là câu hoàn chỉnh thường có vế thứ 2 thể hiện trong cặp lục bát nhằm biểu thị một ý nghĩa cụ thể nào đó.

– Thành ngữ: là những cụm từ cố định và là một thành phần nào đó trong câu (chủ ngữ, vị ngữ, cụm danh động từ)

– Tục ngữ sử dụng vần liền, vần cách còn thành ngữ sử dụng vần lưng để thể hiện nhịp điệu trong câu.

Phân biệt thành ngữ, tục ngữ qua nội dung ý nghĩa

– Tục ngữ diễn tả trọn vẹn thể hiện một ý nghĩa nào đó. Thường đó là những đúc kết, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, đời sống…

Ví dụ: 

  1. Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
  2. Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão
  3. Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen

– Thành ngữ lại mang ý nghĩa nhất định nhưng kết hợp với các thành phần khác trong câu để tạo thành câu có ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến trong câu đó. Thường thành ngữ là đưa ra quan điểm, nhận xét, thể hiện cảm xúc, tính cách của con người.

Ví dụ: 

  1. Hai bạn rất đẹp đôi hãy sống hạnh phúc và bên nhau đến “đầu bạc răng long” nhé.
  2. Nếu không muốn cuộc sống bình yên, gia đình yên ấm đừng có mà “Đứng núi này, trông núi nọ” .
  3. Chúc chị “mẹ tròn con vuông” nhé.

–  Trong câu thành ngữ chỉ là một vế đứng trong câu hoàn chỉnh còn tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập tạo thành câu với đầy đủ ý nghĩa.

Đặc điểm  Thành ngữ Tục ngữ
Hình thức Cụm từ / vế trong câu  Câu hoàn chỉnh
Cách gieo vần thường dùng vần lưng hay sử dụng vần liền, vần cách
Nội dung

Ý nghĩa

Nêu quan điểm/tính cách/tình thế/ trạng thái cảm xúc…. Kinh nghiệm sống dân gian, sự kiện lịch sử, triết lý sống

Bảng phân biệt đơn giản thành ngữ, tục ngữ

20 câu tục ngữ thành ngữ Việt Nam phổ biến và ý nghĩa của nó

Một số câu thành ngữ tục ngữ hay và ý nghĩa được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thành ngữ, tục ngữ mà ông bà ta đã để lại.

Các câu thành ngữ ý nghĩa về cuộc sống

  1. Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng mà ra

Ý nghĩa: Có miệng thì nên biết giữ ăn bậy ăn bạ không khoa học sẽ sinh bệnh. miệng hay nói lời bậy bạ nói lời không hay, đặt điều cho người khác…sẽ có ngày rước họa vào thân.

  1. Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại

Ý nghĩa: Thà bị sai vặt, làm việc dưới những người khôn ngoan biết đâu ta sẽ học được ở họ nhiều thứ tốt. Còn hơn đi dạy bảo những kẻ khờ dại, dạy nhưng họ không học được chút gì, tốn công hao sức vô nghĩa.

Những câu thành ngữ hay của Việt Nam về cuộc sống hàng ngày
Những câu thành ngữ hay của Việt Nam về cuộc sống hàng ngày
  1. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

Ý nghĩa: Thân thể là do bố mẹ ta sinh ra nhưng tính nết của con cái là thứ mà cha mẹ không quyết định được.

  1. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Ý nghĩa: Con cái trong gia đình dù ít hay nhiều cũng sẽ có nét giống với ông bà, bố mẹ. Không chỉ vẻ bề ngoài mà còn một phần nào đó trong tính cách.

  1. Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ

Ý nghĩa: Học hỏi kinh nghiệm nên hỏi những người có tuổi để được nghe và hiểu về những kinh nghiệm phong phú của họ. Trẻ con là những đứa bé ngây thơ không nói dối muốn biết những chuyện trong nhà thì nên hỏi trẻ.

Một số câu thành ngữ với từ nhạt như” nhạt như nước ốc, nhạt phấn phai hương cũng được sử dụng phổ biến.

Những câu tục ngữ dân gian Việt Nam hay nhất hiện nay

  1. Ăn cây nào, rào cây nấy

Ý nghĩa: Những người mà mình đã từng chịu ơn thì phải ghi nhớ để báo đáp lại họ khi có cơ hội.

  1. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe

Ý nghĩa: Việc mình biết rõ thì nên nói còn nếu không thì nên lắng nghe để học hỏi thêm không nên nói xằng bậy.

Tục ngữ chia sẻ về kinh nghiệm sống, đạo lý làm người
Tục ngữ chia sẻ về kinh nghiệm sống, đạo lý làm người
  1. Buôn thần bán thánh

Ý nghĩa: Nói về những kẻ xấu dựa vào chùa miếu, tín ngưỡng lấy danh nghĩa nhà Phật, con Trời để lợi dụng lòng tin, sự mê tín của người khác để làm giàu.

  1. Cả vú lấp miệng em

Ý nghĩa: Cậy lớn, nói nhiều lời, cản trở không cho đối phương lên tiếng để dấu đi sự thật bên trong.

  1. Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không.

Ý nghĩa: Nhiều tiền thì muốn làm gì được đó, muốn mua gì cũng có thể mua được kể cả những thứ không ai nghĩ đến. Nhưng không có tiền thì làm cái gì cũng không xong.

Một số thành ngữ trong Tiếng Anh

Với sự hội nhập và phát triển của xã hội ngôn ngữ, văn hóa được du nhập vào Việt Nam trong đó tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất. Thành ngữ tiếng Anh cũng là một trong số những câu hay được các bạn trẻ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. 

  1. Easier said than done

Tạm dịch: Nói thì dễ nhưng làm mới khó nghĩa ( nói ra thì dễ ai cũng có thẻ nói được nhưng khi làm lại khó khăn không phải ai cũng có thể hoàn thành)

  1. Bite the hand that feeds you

Tạm dịch: Ăn cháo đá bát (chỉ những người ơn với những người đã giúp đỡ mình)

  1. Judge a book by its cover

Tạm dịch: Trông mặt mà bắt hình dong (nhìn người qua tướng mạo, mặt mũi để biết được một phần nào tính cách của họ)

Tổng hợp những câu thành ngữ tiếng Anh hay sử dụng nhất trong giao tiếp
Tổng hợp những câu thành ngữ tiếng Anh hay sử dụng nhất trong giao tiếp
  1. A friend in need is a friend indeed

Tạm dịch: Hoạn nạn mới biết bạn hiền (Trải qua khó khăn, gặp phải gian nan hoạn nạn người giúp đỡ ta là người bạn tốt nhất còn kẻ xưng là bạn nhưng khi cần giúp đỡ lại quay lưng đi)

  1. Save for a rainy day

Tạm dịch: Làm khi lành để dành khi đau (Khi còn khỏe mạnh, còn trẻ thì nên cố gắng làm việc chăm chỉ để khi về già hay những lúc ốm đau không thể làm việc được nữa còn có của cải, tiền bạc để sống về già mà không phải nghĩ)

  1. Practice makes perfect

Tạm dịch: Có công mài sắt có ngày nên kim ( cố gắng kiên trì theo đuổi rồi cuối cùng cũng gặt hái được thành công)

  1. Make a mountain out of a molehill

Tạm dịch; Việc bé xé ra to (những chuyện nhỏ vặt vãnh bỏ qua được thì nên bỏ đừng thêm bớt câu chuyện, làm lớn chuyện gây mâu thuẫn, mệt mỏi trong cuộc sống)

  1. No pain no cure

Tạm dịch: Thuốc đắng dã tật (Thuốc muốn khỏi được bệnh thì phải đắng, người muốn được thành công cần phải trải qua nhiều gian khổ tôi luyện mới làm được nhiều chuyện lớn)

  1. Silence is golden

Tạm dịch: Im lặng là vàng (Có đôi lúc sự im lặng lại mang đến nhiều chuyện tốt cho bạn hơn là nói ra ý kiến, đánh giá về người khác khi mình chưa thực sự hiểu biết về nó)

  1. A drop in the ocean

Tạm dịch: Muối bỏ biển (hãy biết lượng sức mình làm những việc có thể làm được những việc quá sức làm mãi cũng không thành)

Như vậy với những chia sẻ về thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Mẹo phân biệt thành ngữ và tục ngữ qua những đặc điểm nhận biết. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về một phần nhỏ thuộc văn học dân gian Việt Nam. Bạn có thể sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ mà mình yêu thích để áp dụng vào trong cuộc sống cũng như nhắc nhở mình nên sống tốt và có ý nghĩa hơn như cha ông ta đã truyền lại “tốt đời đẹp đạo”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *