Tìm hiểu tháng chạp là tháng mấy? Tháng giêng là tháng mấy?

Tháng chạp là tháng mấy? Tháng giêng là gì? Hay tháng chạp là tháng mấy dương lịch? Đây là câu hỏi thường được nhắc đến mỗi dịp cuối năm hay chuẩn bị đến Tết Nguyên Đán. Để trả lời cho câu hỏi này tiemruaxe.com sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết giúp bạn có thể tìm được đáp án nhanh nhất cho mình nhé!

Tháng chạp là tháng mấy? Vì sao gọi là tháng chạp?

Nguồn gốc của tháng Chạp có từ đâu?

Tháng chạp hay tháng củ mật là cách gọi khác của tháng 12 tính theo lịch Âm lịch. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi nguồn gốc xuất phát từ nguyên nhân:

Nguồn gốc của tháng Chạp xuất phát từ Trung Hoa
Nguồn gốc của tháng Chạp xuất phát từ Trung Hoa

– Do nước ta đã chịu ách đô hộ 1000 năm của Trung Quốc nên thường sử dụng tiếng Hàn Nôm và cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa của người Hoa. Từ “chạp” được bắt nguồn là từ “lạp” trong tiếng Trung. Khi đó, ở Trung Quốc có một lễ vào dịch cuối năm âm lịch là lễ Lạp Nguyệt (chữ Nguyệt: trong từ mặt trăng, tháng, còn chữ lạp là hành động đi “chạp mả” – dọn dẹp mồ mả cho tổ tiên).

– Ngoài ra, trong tiếng Hán chữ “Lạp”còn có nghĩa là “Thịt”. Nghĩa là thực phẩm thường được người dân mua để tích trữ khi vào mùa đông để có thức ăn sử dụng. Việc tích trữ lương thực này có thể sử dụng cho ngày lễ Tết hay dùng trong các nghi lễ cúng bái tổ tiên, thần linh.

Vì sao gọi tháng Chạp là tháng củ mật?

Từ xưa đến nay cứ đến tháng 12 là bạn sẽ nghe nhắc đến tháng củ mật hay tháng chạp. Chữ “củ mật” ở đây không phải ám chỉ khoai mật hay các loại rau củ quả nào đó, mà đó là từ mượn của tiếng Hán. Từ “củ” có nghĩa là kiểm soát, củ soát còn từ “mật” có nghĩa là cẩn mật, cẩn thận. Như vậy, củ mất ở đây chính là cần phải kiểm soát cẩn mật, cẩn thận.

Lý do gọi tháng chạp là tháng củ mật bởi tháng 12 là tháng cuối năm. Ngay từ xưa, cứ đến tháng chạp cuối mỗi năm các quan phủ thường hay đi nhắc nhở người dân cần cẩn mật, tăng cường thêm các tuần đinh kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa trộm cắp, đạo chích vì cứ vào tháng 12 âm lịch sẽ thường có nhiều kẻ trộm.

Ngoài ra theo quan niệm dân ta cho rằng “tháng củ mật” là tháng xui xẻo, là tháng dễ mất mát tiền của, hay bị gặp nhiều họa “tai bay vạ gió”, hao người tốn của. Mà những lý do bị mất của hay bị gặp họa thường khác nhau và dễ cho là do… đen và đắng như Củ Mật.

Do đó, mọi thứ đều phải cẩn thận để phòng tránh kẻ gian chú ý lấy mất. Đặc biệt là thời điểm cận Tết mọi người thường bận rộn, mất cảnh giác khiến nhiều kể đạo chính có cơ hội hành nghề. Vậy nên tên tháng 12 âm lịch gọi là tháng củ mật để nhằm nhắc nhở mọi người luôn phải cẩn thận, cẩn mật mọi chuyện để không là bị mất cắp, bị họa.

Tháng chạp có bao nhiêu ngày?

Tùy theo thời điểm diễn ra kỳ trăng non kế tiếp nhau theo giờ địa phương mỗi tháng âm lịch sẽ có từ 29 đến 30 ngày. Ở Việt Nam được tính theo múi giờ GMT +7 nên tháng chạp luôn diễn ra sau ngày đông chí.

Tháng Chạp có ngày lễ gì đặc biệt?

Tháng chạp là những ngày tháng cuối cùng của năm tính theo Âm lịch và có khá nhiều ngày lễ Tết quan trọng. Cụ thể:

  1. Rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp vào ngày 15/12 âm lịch cũng không khác so với những ngày rằm khác. Tuy nhiên, đây là thời điểm cuối năm cũng là ngày rằm cuối cùng của năm nên đã khiến cho ngày này có sự khác biệt hơn.

Rằm tháng chạp ngày 15/12 âm lịch là ngày rằm cuối cùng trong năm
Rằm tháng chạp ngày 15/12 âm lịch là ngày rằm cuối cùng trong năm

Xem thêm:

Vì thế, trong ngày rằm tháng chạp người ta thường chú trọng hơn để ngày rằm cuối cùng trong năm được tươm tất, trọn vẹn nhất có thể. Thông qua lễ cúng rằm này các gia đình muốn thể hiện sự thành kính, chu toàn của mình trong suốt một năm.

2. Ngày cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp

Tháng chạp có một ngày rất đặc biệt là ngày 23, đây là ngày chúng ông Công ông Táo đã có trong nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt. Vào ngày này mỗi nhà sẽ chuẩn bị các lễ cũng nhằm đưa tiễn vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình lên báo cáo công việc trong năm với Ngọc Hoàng.

  1. Ngày tất niên

Tháng chạp có ngày tất niên thường diễn ra vào ngày 30 tháng chạp hoặc vào ngày 29 nếu rơi vào tháng thiếu. Đây là ngày cuối cùng trong năm nên mọi thành viên trong gia đình sẽ sum họp và quây quần cùng cúng tất niên, cùng ăn bữa cơm tất niên và chào đón một năm mới sắp đến.

Những điều cần kiêng kỵ trong tháng Chạp

Tháng chạp là tháng củ mật nên cần phải cần thận và kiêng kỵ để đảm bảo tránh được rủi ro, chuẩn bị bước sang năm mới may mắn. Dưới đây là những kiêng kỵ bạn nên tránh:

  • Không gây mâu thuẫn, không gây gổ, đánh nhau, hạn chế đưa điều tiếng thị phi, cãi cọ, gây căng thẳng.
  • Không để nhà cửa bừa bộn, ẩm mốc tránh đen đủi
  • Không vay mượn cuối năm vì món nợ sẽ sang năm mới báo hiệu một năm mới nợ nần, không ăn nên làm ra.
  • Không nhặt tiền rơi ngoài đường vì theo dân gian tiền rơi ngoài đường là tiền để dẫn đường cho ma quỷ, dễ bị quấy rối.
  • Không chụp ảnh khi đi đền chùa.
  • Không trồng cây có nhiều âm khí trong nhà như cây trúc, cây hoa huệ, bạch đàn…

Việc nên làm trong tháng Chạp

  • Hoàn thành việc còn dang dở: Hoàn thành hết những việc bạn còn dang dở sẽ giúp bạn có một năm mới khởi đầu thuận lợi. Ngoài ra, hoàn thành công việc cũng sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn, nhẹ nhõm hơn khi bước sang năm mới.
  • Lên kế hoạch bản thân cho năm mới: Để năm mới có nhiều thành công, có khởi đầu mới với nhiều dự định và kế hoạch, mục tiêu. Bạn nên dành thời gian để lập cho mình một bản kế hoạch rõ ràng, chi tiết. SAu đó sẽ có phương hướng phấn đấu để đạt được mục tiêu mà mình đã đặt ra.
  • Thu dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng:Thời điểm cuối năm thích hợp để các gia đình có thể dọn dẹp, loại bỏ những đồ cũ, không có giá trị. Thay vào đó là những đồ đạc mới được mua sắm chuẩn bị cho ngày Tết, đón 1 năm mới, khởi đầu mới.
  • Tảo mộ trước ngày Tết: Một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt đó là tảo mộ trước Tết. Phong tục này nhằm thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính, biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
  • Cùng đón giao thừa với người thân và gia đình: Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng trở nên bận rộn. Vào dịp cuối năm hãy dành nhiều thời gian bên gia đình và ôn lại những kỉ niệm đẹp, cùng nhau đón chờ một năm mới nhiều khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Tháng giêng là tháng mấy?

Như trên đã nói tháng chạp là tháng 12 âm lịch thì tháng giêng là tháng 1 âm lịch, tháng tiếp theo của tháng chạp và tháng đầu tiên của năm. Ông cha ta có câu “tháng giêng là tháng ăn chơi” nên có rất nhiều ngày lễ lớn trong tháng này. Đây cũng là dịp để mọi người được nghỉ ngơi, sum họp cùng với gia đình, hay tham gia vào các lễ hội, đi cầu an để có sức khỏe, may mắn…

Tháng giêng là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng giêng?
Tháng giêng là tháng mấy? Tại sao lại gọi là tháng giêng?

Nguồn gốc vì sao gọi tháng 1 âm lịch là tháng Giêng?

Theo nghiên cứu của Giáo sư Kiều Thu Hoạch – là nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian cho rằng chữ “Giêng” có nguồn gốc từ chữ Chính trong tiếng Hán.

Theo đó, người Trung Quốc gọi tháng 1 là Chính Nguyệt trong đó chữ “Chính” theo tiếng Hán Nôm của ông cha ta thì có thêm vần “iêng” còn chữ “Nguyệt” là trăng mang nghĩa là “tháng” nên từ đó có cách gọi “tháng giêng” như vậy.

Như vậy ngày đầu tiên của tháng Giêng (ngày mùng 1) được gọi là ngày Tết Nguyên đán. Trong đó từ “Nguyên” ở đây nghĩa là đứng đầu, hay là thứ nhất  mà một số từ thường sử dụng như: Nguyên thủ Quốc gia, Nguyên soái…

Trong tháng Giêng người ta luôn muốn hướng tới những điều tốt lành, kiêng kỵ những chuyện không may, không tốt sẽ khiến những chuyện không may mắn, làm dông cả năm. Vì vậy, vào tháng giêng nhiều người thường đi chùa để cầu năm mới sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt…

Tháng Giêng có ngày lễ gì đặc biệt?

  1. Ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán diễn ra vào ngày 01 đến ngày 03 tháng giêng. Đây là ngày tết cổ truyền của nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Vào dịp lễ tết người lao động được nghỉ ngơi, cùng gia đình sum vầy, chúc nhau những điều may mắn, tốt lành cho năm mới.

  1. Ngày rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng giêng diễn ra vào ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Người xưa đã có câu “đi lễ cả năm không bằng rằng tháng giêng” để thấy được văn hóa người Việt trong ngày rằm đầu tiên của năm mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.  Vào những ngày này mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cơm cúng tổ tiên sau đó đi chùa, đền để làm lễ, cầu sức khỏe, may mắn cho cả gia đình.

Những điều kiêng kỵ nên tránh trong tháng Giêng

Tháng giêng trong quan niệm của người Á Đông là một tháng quan trọng bởi đây là tháng khởi đầu năm mới. Do đó mọi người thường tránh những điều kiêng kỵ trong tháng giêng cụ thể:

  • Không nhặt tiền rơi ngoài đường: theo quan niệm người Việt thường có phong tục cuối năm hóa vàng sử dụng tiền thật để cúng. Nê tiền rơi ngoài đường nếu nhặt được vào đầu năm mới đó là điềm xui và gặp phải vận đen.
  • Không để trẻ con khóc: Tránh trẻ con khóc nhất là vào rằm tháng giêng bởi tiếng khóc vào tháng giêng theo quan niệm dân gian là tiếng khóc biểu trưng cho sự tang thương, gia đình sẽ gặp nhiều điều phiền muộn.
  • Không phát tang ngày 1 Tết: Sinh tử là quy luật tự nhiên không thể đoán trước được. Nếu gia đình có người qua đời vào ngày 1 Tết thì không được phát tưởng mà phải chờ đến ngày kế tiếp. Hoặc gia đình có người mất vào ngày 30 thì phải tiến hành chôn cất ngay trong ngày hôm đó không để sang đến mùng 1 Tết.
  • Không cho vay tiền hay đòi nợ: người Việt quan niệm trong những ngày tháng giêng không nên cho vay mượn hay đòi nợ nếu không sẽ bị giông cả năm.
Những điều kiêng kỵ nên tránh vào tháng giêng đầu năm
Những điều kiêng kỵ nên tránh vào tháng giêng đầu năm
  • Không để nơi đựng gạo rỗng: Gạo là lương thực tượng trưng cho sự sum vầy, đầy đủ nếu thùng gạo rỗng vào ngày rằm tháng giêng là báo hiệu điềm không may mắn, cả năm dễ bị đói kém.
  • Không tới những chỗ âm khí nặng: Vào tháng giêng đặc biệt là ngày rằm tháng giêng không nên đến những nơi như nghĩa trang, nơi hoang vu, bệnh viện…Bởi những địa điểm này thường có âm khí nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Kiêng sát sinh ngày rằm: Quan niệm xa xưa của ông bà ta cho rằng sát sinh vào ngày rằm tháng giêng sẽ khiến tài vận suy giảm, dễ gặp bệnh tật.
  • Kiêng cắt tóc trong tháng Giêng: Cái răng cái tóc là góc con người vì vậy nếu cắt tóc đi nghĩa là mất đi vận may, dễ bị đau ốm, mọi chuyện sẽ không được suôn sẻ.
  • Không mua vật sắc nhọn như dao, kéo: Tháng giêng không mua các vật sắc nhọn bởi theo quan niệm những vật sắc nhọn gắn với sát khí nên sẽ mang nhiều nguy hiểm, vận hạn nặng nề.

Những việc nên làm trong tháng giêng

Tháng giêng đến ngoài những chuyện kiêng kị cần tránh bạn cũng cần chuẩn bị tốt và nên làm những việc dưới đây để đón một năm mới, khởi đầu mới nhiều thuận lợi hơn nhé.

Sắm đồ cúng lễ Rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng giêng bạn nên sắm đồ cúng lễ như hoa tươi để dâng lên bàn thờ, không nên mua hoa giả nên chọn hoa thường dâng bàn thờ như hoa cúc vàng, huệ trắng, cúc vạn thọ…

Vào ngày rằm tháng giêng các gia đình thường làm 2 lễ: lễ cúng gia tiên và cúng Phật. Mâm lễ cúng Phật cúng rằm tháng giêng là mâm lễ chay gồm có đèn, nến, hoa quả tươi, hoa tươi. Mâm lễ cúng gia tiên có có nhiều món mặn hơn như thịt gà luộc, giò, đĩa rau thịt xào, bát canh, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu.

Dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ ngày Rằm tháng Giêng

Trong ngày rằm tháng Giêng các gia đình nên dọn dẹp, lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ. Tuy nhiên khi dọn dẹp nên chú ý không làm xê dịch bát hương của tổ tiên. Ngoài ra, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên xin phép việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Sử dụng đồ mới để cúng lễ

Đối với các đồ dùng để đựng lễ cúng như bát đĩa, thìa, dĩa…cần phải sử dụng đồ riêng và đồ mới. Không sử dụng những bát đũa đã dùng chung hoặc dùng sẵn với các việc khác từng sử dụng trong nhà. Bởi quan niệm đồ thờ cúng phải luôn sạch sẽ, không uế tạp…

Không nên đốt quá nhiều vàng mã, tiền giấy giả

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh do nước ta ảnh hưởng lớn của nền văn hóa Trung Quốc nên ngày lễ rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày lễ quan trọng riêng của người Việt, đặc biệt những gia đình theo tư tưởng Phật pháp.

Trong ngày rằm tháng giêng người dân sẽ đi chùa cầu an, khỏe mạnh, nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, theo đạo Phật việc đốt vàng mã cho người đã mất vừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nên người đi lễ nên thể hiện bằng lòng thành kính của mình chứ không cần phải sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí không cần thiết.

Như vậy, với những chia sẻ trên đây về tháng chạp là tháng mấy hay tháng giêng là tháng mấy đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích vậy hãy chia sẻ những thông tin này đến với bạn bè và người thân của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *