Tìm hiểu sơ đồ đấu nối ATS với máy phát điện nhanh nhất

Lắp đặt tủ ATS cho máy phát điện giúp nguồn điện có thể ổn định khi tình trạng mất điện đột ngột hoặc quá tải xảy ra. Tuy nhiên, cách lắp tủ ATS như thế nào cho đúng không phải ai cũng có thể làm được. Trong bài viết dưới đây tiemruaxe.com sẽ chia sẻ sơ đồ đấu ATS với máy phát điện chuẩn xác, dễ hiểu nhất để bạn tham khảo.

Tủ điện ATS là gì?

Trước khi tìm hiểu về sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện thì trước tiên hãy cùng khám phá tủ ATS là gì nhé. 

Tủ điện ATS có vai trò quan trọng trong hệ thống điện
Tủ điện ATS có vai trò quan trọng trong hệ thống điện

ATS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Automatic Transfer Switch. Đây là thiết bị được sử dụng với mục đích chuyển tải tự động từ nguồn điện lưới sang nguồn điện dự phòng. Để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống điện được hoạt động liên tục, ổn định; ngay cả khi có sự cố như quá áp, mất pha, mất điện….

Thông thường, tủ ATS đều sẽ được lắp đặt tại các khu chung cư, trường học, bệnh viện, các khu trung tâm thương mại, khu công nghiệp…nhằm đảm bảo luôn có nguồn điện cần thiết để phục vụ cho sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất.  

Cấu tạo một tủ điện ATS

Tủ ATS bao gồm những phần sau:

  • Vỏ tủ điện ATS: được làm từ thép mạ kẽm có độ dày 2-3mm, được phủ ngoài 1 lớp sơn tĩnh điện.
  • Thiết bị chuyển mạch tự động: có chế độ chuyển mạch tự động hoặc thủ công bằng tay. 
  • Bộ điều khiển tủ ATS: làm nhiệm vụ điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
  • Hệ thanh cái đồng (busbar) phân phối điện: dựa theo dòng điện định mức của hệ thống để có tính toán phân phối điện phù hợp. 
  • Các nút bấm, màn hình hiển thị LCD, hệ thống đèn chỉ thị: giúp người vận hành tủ ATS có thể theo dõi, điều chỉnh linh hoạt các chế độ hoạt động.

Ngoài ra, một số tủ điện ATS được tích hợp các chức năng điều khiển, giám sát từ xa. 

Nguyên lý hoạt động của tủ điện ATS

Tủ điện ATS là hệ thống bao gồm cả chuyển đổi nguồn điện và máy phát điện công nghiệp. Do đó, trong mọi trường hợp tủ điện ATS luôn sẵn sàng tự động chuyển mạch để cung cấp điện cho máy phát điện từ tải phụ.

Nguyên lý hoạt động của tủ ATS kết nối với máy phát điện và điện lưới
Nguyên lý hoạt động của tủ ATS kết nối với máy phát điện và điện lưới

Khi điện lưới có điện trở lại thì tủ điện sẽ có nhiệm vụ kết nối với phụ tải của nguồn điện chính, ngắt máy phát điện dự phòng. Ngoài ra, với những tủ điện ATS cao cấp sẽ có thêm chức năng đồng bộ, kết hợp với nhiều máy phát điện cùng lúc nhằm đảm bảo cho nguồn điện không bị gián đoạn.

Các dạng sơ đồ đấu ATS với máy phát điện

Về nguyên lý thì tủ ATS – máy phát điện có bảng điều khiển với bộ điện tử có 3 kiểu sơ đồ đấu nối máy phát điện phổ biến nhất, đó là:

  • Kiểu 1: Thông qua cổng điều khiển bên ngoài để kết nối tín hiệu điều khiển tủ ATS với máy phát điện.

Phần lớn những bảng điều khiển của máy phát điện đều có chức năng này. Do đó, nếu bạn sử dụng chức năng điều khiển từ xa cho máy phát điện thì bạn cần phải cài đặt lại kiểu kết nối này. 

  • Kiểu 2: Thông qua cổng truyền thông hiện đại để đấu tủ ATS với máy phát điện.

Đối với kiểu đấu nối này nếu bạn muốn áp dụng thì bạn cần có khả năng về lập trình và chỉ nên kết nối máy của bạn để điều khiển trong nội bộ. Hiện nay, kiểu đấu nối này rất ít công ty sử dụng hình thức này để kết nối.

  • Kiểu 3: Kết nối trực tiếp điện lưới với bảng điều khiển của máy phát điện.

Kiểu kết nối này chỉ được áp dụng khi máy phát điện có chức năng ATS control. Khi kết nối tủ điện ATS – máy phát điện theo kiểu này bạn sẽ không cần đến bất kỳ bộ lập trình, phần tử điều khiển hay nguồn nuôi nào. Mà chỉ cần duy nhất 2 MCCB  (cầu dao khối) cùng một khóa chéo về điện và cơ khí. Đồng thời. 2 cuộn MCCB này sẽ được cấp nguồn nuôi từ bảng điều khiển xuống. 

Sơ đồ đấu nối ATS với máy phát điện chi tiết
Sơ đồ đấu nối ATS với máy phát điện chi tiết

Với những tủ ATS đặt ở vị trí xa máy phát điện hoặc MCCB quá lớn không nêu cho dòng nuôi cuộn hút MCCB đi qua tiếp điểm với bảng điều khiển mà chỉ cần một rơ le trung gian.

Lưu ý về cách đấu ATS

Khi thực hiện theo sơ đồ mạch ATS đấu với máy phát điện cần lưu ý đến phần tử bảo vệ đầu phát điện. Bởi một số hãng máy phát điện có tích hợp MCCB để bảo vệ đầu phát còn một số hãng lại để là options. Do đó, nếu lắp tủ điện STSS theo sơ đồ đấu nối tủ ATS với máy phát điện bạn nên chú ý đến việc bảo vệ ngắn mạch cho đầu phát. Nếu bạn bỏ quan vấn đề này có thể khi dùng máy phát sẽ xảy ra hiện tượng cháy đầu phát.

Đối với các ATS sử dụng dạng khối sẽ có sẵn trung tâm điều khiển nhưng bạn nên dùng trung tâm điều khiển của máy phát để đóng cắt ATS ăn khớp với hệ thống. 

Bài viết trên đây tiemruaxe.com đã cung cấp tới bạn các thông tin về sơ đồ đấu nối ATS với máy phát điện thường gặp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn các thông tin về tủ ATS hoặc các loại máy phát điện hãy liên hệ ngay hotline 0977 658 099 – 0983 530 698 hoặc để lại bình luận bên dưới. Bạn sẽ được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ chuyên viên tư vấn, kỹ thuật viên dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình và chu đáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *