Rơ le thời gian là gì? sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc

Rơ le thời gian là gì? Bạn đã từng nghe người ta nhắc đến các loại rơ le thời gian 220V, rơ le Omron… Tuy nhiên lại chưa hiểu rõ về thiết bị này. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin thú vị về rơ le thời gian nhé.

Rơ le thời gian là gì?

Rơ le thời gian là thiết bị có tác dụng điều chỉnh thời gian dựa vào các tiếp điểm, đồng thời truyền tín hiệu giữa các thiết bị với nhau.

Dưới đây là bảng ký hiệu rơ le thời gian:

Ký hiệu tiếp điểm rơ le thời gian
Ký hiệu tiếp điểm rơ le thời gian

Sơ đồ rơ le thời gian

Sơ đồ chân rơ le thời gian
Sơ đồ chân rơ le thời gian

Cấu tạo rơ le thời gian

Xét về cấu tạo của rơ le thời gian, thiết bị này bao gồm 4 bộ phận chính sau:

  • Mạch từ của nam châm
  • Hệ thống tiếp điểm
  • Vỏ bảo vệ các chân tiếp điểm
  • Bộ định thời gian

Trong đó, mạch từ của nam châm điện đóng vai trò là nguồn cấp. Hệ thống tiếp điểm bao gồm: tiếp điểm chính và 2 tiếp điểm phụ, được thiết kế có các đầu tiếp xúc tĩnh và tiếp xúc động nhằm tạo ra sự liên kết trong toàn hệ thống.

Tìm hiểu thêm: Rơ le trung gian: Sơ đồ và cấu tạo

Nguyên lý làm việc của rơ le thời gian

Rơ le thời gian hoạt động theo 2 nguyên lý chính là: Off Delay và On Delay.

Nguyên lý On Delay

Đối với nguyên lý hoạt động này, rơ le được cấp nguồn. Các tiếp điểm tác động có tính thời gian được giữ nguyên. Còn các tiếp điểm tác động không tính thời gian được chuyển đổi thành những trạng thái mới. Tuy nhiên, trạng thái này thường là tức thời, đóng hở ra hoặc hở đóng lại.

Cách đấu rơ le thời gian theo nguyên lý On Delay
Cách đấu rơ le thời gian theo nguyên lý On Delay

Trường hợp khoảng thời gian đã được xác định trước thì các tiếp điểm tác động có tính thời gian sẽ thay đổi trạng thái và được duy trì cố định. Còn khi ngừng cấp nguồn thì các tiếp điểm lại được quay về trạng thái bình thường.

Nguyên lý Off Delay

Ở chế độ Off Delay được cấp nguồn, các tiếp điểm tác động sẽ thay đổi và duy trì trạng thái đó. Tuy nhiên, khi không được cấp nguồn thì các tiếp điểm không tính thời gian quay về trạng thái cũ. Kết thúc một khoảng thời gian xác định, các tiếp điểm tính thời gian cũng sẽ tự động chuyển về những trạng thái ban đầu.

Các loại rơ le thời gian

Trên thị trường có một số loại rơ le thời gian, đó là:

  • Rơ le thời gian điện tử
  • Rơ le thời gian cơ
  • Rơ le thời gian 24h

Trong đó, rơ le thời gian 24h được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu thấy ở hệ thống chiếu sáng hoặc một số thiết bị điện khác. Thiết bị này có khả năng trì hoãn thời gian một cách nhanh chóng và linh hoạt. Đồng thời, giá rơ le thời gian 24h cũng rẻ hơn rất nhiều so với các loại khác, đáp ứng đa dạng các nhu cầu tiêu dùng.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể tham khảo thêm một số thương hiệu rơ le thời gian có chất lượng tốt, độ bền cao như: Omron, Panasonic, Hanyoung… Các mẫu rơ le thời gian cụ thể của từng hãng có lượng tiêu thụ lớn là: Omron DH48S – 2Z, Omron DH48S – Z, 12VDC, 24VDC, 24H Panasonic, Panasonic TB118, National TB118 hay AH3 – 3…

rơ le thời gian là gì
Rơ le thời gian được ứng dụng rất nhiều trong ngành điện tử hiện nay

Không chỉ thu hút bởi chất lượng mà hiện nay, giá rơ le thời gian Omron nói riêng hay các dòng khác nói chung rất phù hợp, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Bài viết là những kiến thức tổng hợp về rơ le thời gian, cấu tạo, nguyên lý làm việc hay các loại rơ le thời gian được sử dụng nhiều. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm, dựa vào chất lượng cũng như thông tin báo giá rơ le thời gian để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *