Rằm tháng 7 là ngày gì? Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Rằm tháng 7 là ngày gì? Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng? Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng. Đây là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ, tổ tiên của mình. Trong đó, việc bày trí mâm cúng rằm tháng 7, cách cúng ra sao được rất người để ý và tìm hiểu.

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 theo phong tục của các nước Á Đông cũng là ngày xá tội vong nhân. Vào tháng 7 âm hay còn gọi là tháng cô hồn là thời điểm cửa Quỷ môn quan được mở để ma quỷ được tự do trở về với dương gian.

Rằm tháng 7 âm lịch là ngày gì?
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày gì?

Ngoài ra, tháng 7 cũng là ngày có lễ Vu Lan để con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày nay đã đi vào truyền thống của dân tộc Việt Nam ta được coi như một ngày lễ cổ truyền. Do đó, theo phong tục và ngày rằm tháng 7 các gia đình thường làm các mâm cơm cúng để mời tổ tiên về với con cháu sau cũng là dịch để gia đình sum vầy bên nhau.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt?

Lễ cúng rằm tháng 7 được xem là một trong những phong tục tập quán có từ lâu đời cũng là nét văn hóa được người dân Việt Nam giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ. Do đó, hàng năm cứ đến ngày 15.7 âm lịch mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7. 

Theo quan niệm cúng rằm tháng 7 hay cúng cô hồn có thể cúng từ 0h00 từ ngày 10/7 cho đến ngày 15/7 âm lịch. 

Cúng rằm tháng 7 buổi nào tốt?

Theo người xưa truyền lại vào rằm tháng 7 tháng cô hồn những vong hồn trong địa ngục luôn sống trong tăm tối nên khi lên dương gian gặp ánh sáng sẽ rất yếu. Do đó, cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 nên cúng vào buổi sáng hoặc chiều trong ban ngày là được. Có thể cúng cô hồn vào chiều tối còn mâm cơm cúng rằm tháng 7 dành cho tổ tiên và thần linh nên chúng vào ban ngày hoặc buổi trưa.

Cúng rằm tháng 7 giờ nào tốt?

Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào giờ nào thì tốt?
Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào giờ nào thì tốt?

Xem thêm:

Như đã nói ở trên đối với mâm cúng cô hồn nên cũng vào 17h – 20h tối. Đối với mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cho tổ tiên, thần linh nên chọn cúng vào 10h – 12 trưa sẽ tốt nhất. Sau đó, để con cháu trong nhà có thể hưởng được phước đức tài lộc sau lễ cúng.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cúng chay hay mặn?

Rằm tháng 7 cúng gì? Tùy theo từng mâm cúng khác nhau hoặc tùy theo điều kiện của mỗi gia đình thường mâm cúng rằm tháng 7 sẽ có 3 mâm cúng như sau:

Mâm lễ cúng Phật cúng cơm chay

Mâm lễ cúng Phật là lễ cúng được đặt nơi cao nhất trên bàn thờ. Mâm cúng dâng lên Phật thông thường sẽ là các món chay để thể hiện sự kính trọng, thực hiện theo luật nhân quả, không sát sanh. Do đó, mâm cúng Phật có các món như: xôi, giò, chả chay, nem, canh nấm, canh rau củ hoặc có thể mâm cỗ hoa ngũ quả, nước lọc.

Mâm mặn cúng gia tiên, thần linh

Mâm cúng gia tiên thần linh cần thể hiện được sự kính trọng, tri ân với những người đã khuất. Vì vậy, mâm cúng này cần chuẩn bị tươm tấp hơn, đầy đủ, sạch sẽ. Thường các món ăn trong mâm cúng sẽ là các món mặn như: gà luộc nguyên con, xôi, bánh chưng, chả, giò, cơm, canh, canh miến, chả nem…rượu, nước chè, trái cây, hoa tươi…

Ngoài ra, sẽ có thêm vàng mã và một số đồ cúng khác cho người cõi Âm. Các gia đình khi cúng có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn theo khẩu vị và điều kiện của mỗi gia đình sao cho phù hợp.

Mâm cơm cúng rằm tháng 7 mâm cúng mặn đầy đủ 
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 mâm cúng mặn đầy đủ

Mâm mặn cúng chúng sinh, mâm cúng cô hồn ngoài trời

Ngoài lễ cúng Phật và gia tiên trong rằm tháng 7 còn một mâm cúng cho các linh hồn đó là mâm cúng cô hồn, cúng chúng sinh. Mâm cúng này thường có gạo muối, cháo trắng, đường, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, hoa quả, nhang, nến nhỏ. Đặc biệt đối với mâm cúng chúng sinh không nên làm đồ mặn vì có thể khơi dậy lòng tham sân si của vong hồn.

Lễ cúng chúng sinh sẽ được bày ở trước cửa chính hoặc ngoài trời. Khi cúng xong thì gạo và muối phải được vãi ra sân hoặc trước cửa nhà còn vàng mã đem đốt hết.

Các bài văn khấn rằm tháng 7 tại nhà chuẩn nhất

Bài cúng rằm tháng 7 cúng Phật

Bài cúng rằm tháng 7 cúng phật, thần linh tại nhà
Bài cúng rằm tháng 7 cúng phật, thần linh tại nhà

Bài khấn rằm tháng 7 âm lịch cúng gia tiên

Bài cúng rằm tháng 7 cúng gia tiên tại nhà chuẩn nhất
Bài cúng rằm tháng 7 cúng gia tiên tại nhà chuẩn nhất

Văn cúng rằm tháng 7 dành cho cúng chúng sinh

Bài văn khấn cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất
Bài văn khấn cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất

Xem thêm:

Cúng rằm tháng 7 âm nên cúng và kiêng cúng gì?

Để đảm bảo cho mâm cúng rằm tháng 7 tháng cô hồn luôn được chỉn chu, đầy đủ nhất khi cúng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các lễ vật trong mâm cúng: có thể không cần đầy đủ nhưng không thể thiếu hương, nến, muối gọi, quần áo chúng sinh, vàng mã…
  • Tùy theo điều kiện của từng gia đình mâm cúng cô hồn tốt nhất nên chuẩn bị lễ vật chay để tránh khơi dậy lòng sân si của cô hồn. 
  • Gia chủ có thể cúng rằm tháng 7 từ ngày 2 tháng 7 âm lịch cho đến trước ngày 15 tháng 7 âm. Thông thường cúng cô hồn nên kết thúc trước ngày 14 tháng 7 âm lịch. Theo dân gian cửa Quỷ Môn Quan sẽ chính thức đóng cửa vào 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm.

Bài viết trên đây về rằm tháng 7 là ngày gì, cúng rằm tháng 7 tháng cô hồn như thế nào, các bài văn khấn và mâm cúng ngày rằm âm lịch. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và chuẩn bị tốt nhất trong ngày rằm tháng 7 tới đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *