QA là gì? QC là gì? Phân biệt công việc QA và QC

QA là gì? QC là gì? Sự khác nhau giữa QA và QC như thế nào? QA và QA là hai thuật ngữ phổ biến có liên quan đến nhau về quản lý chất lượng. Vì vậy, nhiều người thường hay nhầm lẫn và sử dụng thay thế cho nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm câu trả lời để tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 thuật ngữ này nhé.

QC và QA là gì?

QA là gì?

QA là từ viết tắt tiếng Anh Quality Assurance nghĩa là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thông qua việc đưa ra các quy trình làm việc quy trình sản xuất chất lượng, đảm nhiệm xây dựng hệ thống, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường theo các tiêu chuẩn chất lượng.

QA nghĩa là gì?QA là từ viết tắt từ tiếng Anh nào?
QA nghĩa là gì?QA là từ viết tắt từ tiếng Anh nào?

QA sẽ tập chung vào việc hoạch định, xây dựng kế hoạch, tạo ra một quy chuẩn chung nhất về chất lượng để mọi người có thể hiểu và thực hiện đạt chất lượng cho đầu ra.

QC là gì?

QC là từ viết tắt tiếng Anh của từ Quality Control là người chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Nhân viên làm QC thường có 2 vị trí là Manual QC (không cần kỹ năng lập trình) và Automation QC (cần có kỹ năng lập trình).

QC nghĩa là gì? - QC là từ viết tắt của từ tiếng Anh nào?
QC nghĩa là gì? – QC là từ viết tắt của từ tiếng Anh nào?

Xem thêm:

 

Trong hệ thống quản lý QA sẽ tập chung để thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng. Đồng thời sẽ chịu trách nhiệm để kiểm soát các quy trình tạo ra sản phẩm như các yếu tố máy móc, nguyên liệu đầu vào, thiết bị, các phương pháp sản xuất, nhân sự, môi trường sản xuất…

Phân biệt QA và QC

Có rất nhiều người hay nhầm lẫn công việc của nhân viên QC và QA do chưa hiểu rõ được bản chất của công việc này. Từ định nghĩa QA là gì? QC là gì? mà chúng tôi đã chia sẻ bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu một phần nào đó về 2 thuật ngữ này. Vậy nhân viên qa là gì, công việc qa là gì chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về điểm giống nhau và khác nhau dưới đây:

QA và QC giống nhau điểm gì?

Trong quy trình sản xuất khi nhắc đến QA, QC đều là những thành phần thuộc hệ thống quản lý chất lượng. Và cả 2 nghề này đều hướng đến việc tạo ra những sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng được các nhu cầu và kỳ vọng cho khách hàng.

Điểm giống và khác nhau giữa QA và QC là gì?
Điểm giống và khác nhau giữa QA và QC là gì?

Sự khác nhau của QA và QC

  QA (công việc đảm bảo chất lượng) QC (công việc kiểm soát chất lượng)
Mục tiêu Ngăn ngừa được các sai lầm và lỗi xảy ra Sửa những lỗi sai và khuyết điểm của sản phẩm
Kỹ thuật Có các kỹ thuật phòng ngừa và biện pháp chủ động để đảm bảo chất lượng sản phẩm Khắc phục và có các biện pháp phản ứng trước các lỗi sai sót xảy ra.
Định hướng Có liên quan trực tiếp với các hoạt động của hệ thống và có các kế hoạch liên quan đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng Liên quan đến các hoạt động vận hành, các kỹ thuật sử dụng để có thể kiểm tra và đảm bảo các yêu cầu về mặt chất lượng đáp ứng đầy đủ.
 Nguyên tắc Việc quản lý chất lượng phải được xác định bằng các quy trình, chiến lược, sự phát triển dựa trên các chính sách để kiểm tra và thiết lập tiêu chuẩn. Dựa trên các tiêu chuẩn đó và tuân thủ theo suốt quá trình của dự án. Tuân theo các nguyên tắc đã được đặt ra khi tiến hành các dự án và các sản phẩm được tạo ra để xác định, xác minh chất lượng, phát hiện ra các lỗi để tiến hành sửa chữa chúng.
Kết quả đạt được Đảm bảo các quy trình luôn được làm đúng ngay từ đầu theo đúng cách mong muốn Đảm bảo kết quả đầu ra, chất lượng sản phẩm đúng như mong đợi.
Trách nhiệm thuộc về tất cả các cá nhân liên quan đến việc phát triển sản phẩm hay dịch vụ đó Thuộc về một nhóm cụ thể nào đó có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm hoặc dịch vụ để tiến hành phát hiện ra lỗi và sửa chữa chúng

Sự khác nhau giữa QA và QC là gì?

Qua những điểm giống và khác nhau giữa QA và QC có thể thấy một hệ thống quản lý chất lượng không thể thiếu QA và QC. Cả 2 lĩnh vực này đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và hoàn toàn khác biệt.

Kiến thức nhân viên QA – QC cần có là gì?

Nhân viên QA là gì? Đối với nhân viên QA đây là vị trí yêu cầu cần phải được đào tạo bài bản, có kiến thức vững vàng về nền tảng xây dựng, thiết lập các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng. Đồng thời họ cũng phải am hiểu về các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Còn công việc của một nhân viên QC yêu cầu cần phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, hiểu rõ được các quy trình sản xuất sản phẩm, nắm rõ những tiêu chuẩn chất lượng phải đạt được…

Bên cạnh đó triển khai công việc hàng ngày các nhân viên QA, QC cần phải chủ động học hỏi thêm các kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành. Từ đó cập nhật những kiến thức liên quan để nâng cao trình độ, từ đó giúp đem lại hiệu quả công việc tốt hơn.

Kỹ năng cần có của một QA – QC là gì?

Kỹ năng cần có của một QA là gì?

Để làm tốt công việc của người QA trong vị trí này yêu cầu cần phải có các kỹ năng:

Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ

Một nhân viên QA cần phải tìm kiếm được các lỗi sai nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đó. Do đó, sự tỉ mẩn, cẩn thận sẽ giúp các nhân viên QA không bị bỏ sót dù là vấn đề nhỏ nhất.

Tính kiên nhẫn

Ngoài sự cẩn thận, tỉ mỉ người làm QA cần có tính kiên nhẫn để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, giúp khách hàng nhận được sản phẩm hài lòng nhất. Nếu nóng vội sẽ khiến công việc dễ xảy ra xảy ra sai sót, có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích công ty và sự thành công của bạn.

Kỹ năng giao tiếp

Những thông tin có liên quan đến các tiêu chuẩn quản lý chất lượng thường trừu tượng, khó hiểu nên nhân viên QA cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể trao đổi, diễn đạt dễ hiểu đến các bộ phận liên quan. Từ đó, sẽ phối hợp tốt với các bộ phận liên quan, nắm rõ, phân tích và trình bày để đưa ra những phương pháp đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Kỹ năng cần thiết phải có của một QA chuyên nghiệp
Kỹ năng cần thiết phải có của một QA chuyên nghiệp

Không ngừng cố gắng học hỏi, nâng cấp bản thân

Để công việc có thể phát triển bạn không thể chỉ dậm chân tại chỗ mà cần phải không ngừng học hỏi mỗi ngày để nâng cấp bản thân. Từ đó giúp cơ hội nghề nghiệp của bạn có những bước tiến cao hơn, mức lương hấp dẫn hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Biết cách quản lý thời gian một cách hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành tiến độ công việc và kế hoạch đúng thời gian. Nhân viên QA nên có những kế hoạch lập thời gian cho công việc hàng ngày, hàng tuần để kiểm soát các công việc một cách tốt nhất.

Đặt bản thân vào vị trí của người dùng

Khi nhận được một sản phẩm bạn phải kiểm tra thật tỉ mỉ, cẩn thận để chắc rằng sản phẩm không xảy ra lỗ nào. Đối với khách hàng cũng vậy họ luôn muốn được nhận một sản phẩm ưng ý không có sai sót nào. Do đó, trước khi bắt đầu công việc, người làm QA cần đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để đạt được kết quả công việc tốt nhất.

Kỹ năng cần có của một QC là gì?

Kỹ năng giám sát

Một nhân viên QC sẽ cần kiểm soát các giai đoạn của hoạt động sản xuất: nguyên nhiên liệu đầu vào, quá trình diễn ra sản xuất, sản phẩm đầu ra. Do vậy, trang bị kỹ năng giám sát là bắt buộc đối với nhân viên QC.

Kỹ năng giám sát tốt sẽ giúp QC phát hiện ra những sai sót, điểm thiếu và chưa được của sản phẩm để có những biện pháp khắc phục kịp thời từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên nếu kỹ năng giám sát không tốt thì họ sẽ khó phát hiện được những lỗi trong các quy trình. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt người khách hàng và đối tác.

Kỹ năng quản lý

Tùy theo mô hình của doanh nghiệp kỹ năng này sẽ có yêu cầu mức độ khác nhau. Đối với kỹ năng quản lý sẽ thể hiện ở việc quản lý năng suất, thời gian lao động, các tiêu chuẩn đi kèm trong quá trình sản xuất.

Kỹ năng của một QC giỏi cần nắm bắt và hiểu rõ hiệu suất của mỗi bộ phận
Kỹ năng của một QC giỏi cần nắm bắt và hiểu rõ hiệu suất của mỗi bộ phận

Đối với một nhân viên QC trình độ có khả năng quản lý giỏi sẽ nắm bắt và hiểu rõ được năng suất của từng bộ phận. Sau đó có thể tổ chức phân phối, huy động công nhân nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.

Có kỹ năng xử lý sự cố nhanh, kịp thời

Trong quá trình sản xuất, vận hành khó có thể tránh được những rủi ro hay sai sót do nhiều yếu tố tác động. Do đó, làm một nhân viên QC cần phải luôn có tâm lý sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra như: nguyên vật liệu bị hỏng,  sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, quy trình sản xuất lỗi kỹ thuật,…Đối với những vấn đề rủi ro xảy ra nhân viên QC phải có kỹ năng ứng phó xử lý tình huống nhạy bén, linh hoạt. Ngay khi có vấn đề xảy ra phải nhanh chóng tìm nguyên nhân và đưa ra được các phương án khắc phục nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Lòng kiên nhẫn

Tính chất công việc đòi hỏi người làm QC cần phải có tính tỉ mỉ, cẩn thận, có lòng kiên nhẫn. Nếu bạn vội vã dù bất cứ một khâu nhỏ nào, công đoạn sản xuất nào nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những hậu quả không lường.

Không ngừng học hỏi

Với sự phát triển của xã hội những thiết bị công nghệ đang ngày càng được áp dụng vào trong sản xuất. Một nhân viên QC muốn giỏi cần nắm bắt các xu hướng về công nghệ để không bị đẩy lùi về sau. Do đó bạn cần không ngừng học hỏi, nắm bắt được những vấn đề kỹ thuật để kiểm soát chất lượng và nâng cao giá trị của bản thân.

Mức lương của QA – QC hiện nay và khả năng thăng tiến

Mức lương của nhân viên QA, QC hiện nay được chi trả dựa trên kinh nghiệm và năng lực làm việc. Do đó một nhân viên QA, nhân viên QC có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm sẽ có sự chênh lệch về mức lương.

Thông thường một nhân viên chưa có kinh nghiệm mới ra trường sẽ có mức lương từ  8 – 10 triệu đồng/tháng, nhưng nếu bạn có một chút kinh nghiệm có thể được đàm phán với mức lương cao hơn là 12 triệu đồng/ tháng.

Còn đối với những nhân viên QC, QA giỏi về chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí này sẽ có mức lương cao hơn hẳn từ 13 triệu đồng/tháng trở lên. Những vị trí quản lý cấp trường phòng sẽ cao hơn khoảng trên 20 triệu đồng/tháng.

Một số câu hỏi liên quan đến QA, QC thường gặp

1. QA là gì trong IT?

QA IT là những người làm trong ngành IT chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng các sản phẩm, tiến độ dự án thông qua các quy trình làm việc về các sản phẩm phần mềm, phần cứng… giữa các bên liên quan với nhau.

QA nghĩa là gì trong nghành IT?
QA nghĩa là gì trong nghành IT?

2. QA là gì trong xây dựng?

QA trong xây dựng là những kỹ sư có nhiệm vụ thiết lập và đưa ra những quy trình về hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến dự án, hệ thống ngành xây dựng.

3. Quản lý QA là gì? Bộ phận QA là gì?

Bộ phận QA trong doanh nghiệp là những người sẽ phụ trách toàn bộ những công việc liên quan đến các vấn đề như kiểm định chất lượng, giám sát quy trình sản xuất. Mỗi một bộ phận QA sẽ có một khâu phụ trách riêng biệt từ khâu đầu ra, đến khâu đầu vào, nghiên cứu, kiểm nghiệm, chăm sóc khách hàng….

Quản lý QA là những người đứng đầu chịu trách nhiệm, đảm bảo về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với sản phẩm.

Như vậy với những thông tin trên đây về QA là gì, QC là gì và những sự khác biệt của QA – QC mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu và nắm rõ đê có cái nhìn đúng hơn về công việc của QA, QC. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi tiemruaxe.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *