Profile là gì? Định nghĩa các loại profile

Profile là gì, high – profile là gì? Bạn đã nghe nhiều đến các thuật ngữ này, song lại chưa hiểu được ý nghĩa thực sự của nó. Cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về profile nhé.

Profile là gì?

Thuật ngữ Profile được hiểu là gì?
Thuật ngữ Profile được hiểu là gì?

Profile được hiểu là hồ sơ ở dạng phân tích đồ họa hoặc trích dẫn, mô tả ngắn gọn để đại diện cho một người nào đó, một tổ chức, đơn vị qua các đặc điểm cụ thể.

Một số thuật ngữ liên quan đến profile

Khi tìm hiểu về profile thì một số yếu tố như: high profile, low profile hay ICC profile là gì cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong đó:

  • High profile

Là công nghệ hình ảnh chất lượng cao, được ứng dụng trong việc truyền thông bằng hình ảnh. Công nghệ này ra đời đã đánh dấu bước tiến mới trong việc tạo ra các video có thời gian thực, hiệu ứng cực đỉnh, đồng thời việc nén video cũng trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, high – profile còn được hiểu theo nghĩa giữ cho hồ sơ ở mức cao, hay còn gọi là cách thức để làm đẹp lý lịch, tạo ra thiện cảm đối với nhà tuyển dụng, đối tác hoặc khách hàng.

  • Low profile

Ngược lại với high profile, low profile là việc giữ hồ sơ cá nhân, công ty ở mức trung bình. Từ thông tin trên các bản in này, người xem sẽ cân nhắc để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, low profile còn thường được bắt gặp trong việc nói về bàn phím ở máy tính. Thuật ngữ mô tả về những chiếc bàn phím được sản xuất thủ công, với kiểu dáng khác lạ và đặc biệt là rất kén người dùng.

  • ICC profile

Đây được hiểu là bản in với màu sắc chuẩn xác. Cấu hình ICC bao gồm bộ dữ liệu giúp mô tả và xử lý đầy đủ cả thiết bị đầu vào và đầu ra để cho ra không gian màu chân thực, đạt tiêu chuẩn.

Các loại profile

Có 2 loại profile chính, đó là: profile cá nhân và profile công ty. Vậy profile cá nhân và công ty là gì?

Profile cá nhân

Mẫu profile cá nhân
Mẫu profile cá nhân

Xem thêm:

Đây chính là hồ sơ cá nhân, nhằm tóm tắt ngắn gọn, chi tiết và rõ ràng nhất về thông tin của một người. Hiện nay có 2 dạng profile cá nhân được ưa chuộng đó là: mô tả dưới dạng text hoặc trình bày dưới dạng bảng.

Các thông tin cần thiết trong profile cá nhân bao gồm: tên tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại và email. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thông tin như: học vấn, kỹ năng (thực hành và lý thuyết), kinh nghiệm bản thân, thành tích, các hoạt động nổi bật (nếu có).

Qua thông tin trên profile cá nhân sẽ giúp người xem biết được bạn là ai, có kỹ năng, kinh nghiệm cũng như đã từng đạt được điều gì. Để từ đó họ đưa ra quyết định có lựa chọn hoặc đồng ý với các thỏa thuận mà bạn đưa ra hay không.

Profile công ty

Cũng giống như profile cá nhân, tuy nhiên, mức độ đại diện của loại profile công ty (company profile) lại cao hơn, đó là bộ mặt cho cả một tập thể.

Thông tin cần có ở profile công ty sẽ là: tên, thời gian thành lập, ngành nghề, số vốn và quy mô. Tiếp đó là sự phát triển, các dấu mốc quan trọng, thành tích đạt được từ khi thành lập đến nay. Trong profile cũng nên bổ sung về văn hóa công ty, mục tiêu, sứ mệnh và triết lý hoạt động. Quan trọng nhất là mục sản phẩm chính và các dịch vụ, quyền lợi mà khách hàng, đối tác có thể được nhận.

Profile company ấn tượng
Profile company ấn tượng

Hiểu một cách đơn giản, profile công ty chính là phần giới thiệu nhanh, ngắn gọn và đầy đủ nhất về công ty. Profile có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác truyền thông, nhằm đem đến những thông tin cần thiết cho khách hàng, cũng chính là nơi để tạo ra niềm tin đối với những khách hàng tiềm năng. Như vậy chắc bạn hiểu hơn về company profile là gì rồi đúng không.

Cách tạo profile tốt nhất

Đối với cả profile cá nhân và profile doanh nghiệp, công ty thì khi tạo lập, bạn cũng nên chú ý một số điểm sau:

Nội dung ngắn gọn, chính xác và trung thực

Thông tin ngắn gọn, súc tích là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp tạo ra ấn tượng ban đầu đối với nhà tuyển dụng hoặc đối tác. Tránh việc trình bày quá dài dòng, lan man khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu, mất hứng thú để tiếp nhận.

Cần gợi sự chú ý đến kinh nghiệm và thành tích đạt được để bằng các con số, dấu mốc chi tiết. Tuy nhiên, khi đưa thông tin lên profile cần đảm bảo tính chính xác, trung thực. Không nên nói quá về các thành tích, sự tăng trưởng không có thật trên thực tế. Điều này sẽ khiến nhà đầu tư, người tuyển dụng mất niềm tin và tạo ra cái nhìn không được thiện cảm.

Sáng tạo về hình thức

Việc thiết kế một profile theo phong cách lịch sự, chuyên nghiệp bằng đồ họa hoặc hình ảnh ngày càng được chú trọng hơn. Người trình bày nên tối giản  hóa các câu chữ để không gây sự nhàm chán, đồng thời giúp cho người xem nắm được thông tin cốt lõi. Thực tế đã cho thấy, một profile được chỉnh chu, đầu tư sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Trên đây là những thông tin cung cấp nhằm giúp bạn hiểu hơn về profile là ì, các thuật ngữ liên quan cũng như các loại profile chính hiện nay. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo một profile cho bản thân hoặc doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *