Lập trường trong xã hội ngày nay là yếu tố rất quan trọng mà ai cũng nên có. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu lập trường là gì, lập trường có vai trò như thế nào? Người có lập trường là gì? Biểu hiện của người có lập trường ra sao? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong phần nội dung dưới đây đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Lập trường là gì?
Lập trường là một danh từ được dùng để chỉ tập hợp các tố chất, cá tính nằm bên trong mỗi người. Từ đó, tạo nên sự độc đáo, nét tinh tế hay những nét đặc điểm riêng cho mỗi người. Người có lập trường sẽ trở nên tự tin, dám chứng minh, bảo vệ, đứng ra để tranh luận những quan điểm của mình khi có những sự việc, quan điểm trái chiều hoặc sự phản đối từ người khác.
Bên cạnh đó lập trường là yếu tố nền tảng để từ đó mỗi người có thể xây dựng nên các lập luận, nhận thức của mình về sau. Hầu hết lập trường sẽ bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và cả chủ quan. Vì vậy để xây dựng lập trường vững chắc hơn cần đòi hỏi một quá trình lâu dài kết hợp với nhận thức, trí tuệ và kinh nghiệm.
Trên thực tế, hiện nay nhiều người đang mang những lập trường tư tưởng còn yếu kém, điều này sẽ dẫn đến việc tiếp nhận các thông tin một cách sai lệch, dẫn đến nhận thức chọn lọc và phân loại thông tin có thể sai. Do vậy việc xây dựng lập trường đúng đắn và vững chắc là chuyện rất quan trọng đối với mỗi cá nhân hay tổ chức trong xã hội hiện nay.
Vì vậy, để xác định được lập trường sao cho đúng trước hết bạn cần phải tiếp cận và phân tích nhiều dạng thông tin khác nhau. Qua đó, từng bước đánh giá được các mức độ chính xác và hữu ích của thông tin đó. Từ đó, rút ra các điểm mạnh và hạn chế mà nguồn thông tin mang lại. Thông qua việc này bạn sẽ trau dồi được kiến thức của mình và thiết lập cho mình lập trường riêng giúp bạn có thể tự tin và trở nên đặc biệt hơn.
Giữ vững lập trường là gì?
Giữ vững lập trường được hiểu nôm na là cách mà chúng ta tôn trọng, bảo vệ quan điểm của của bản thân đến cùng. Dù cho có hàng trăm nghìn tác nhân gây tác động từ những nhân tố khác bạn cũng không thay đổi cách nhìn nhận của mình về sự việc, vấn đề nào đó.
Nói về việc giữ vững lập trường thường thiên về cá tính và quan điểm cá nhân hơn. Vì vậy, chúng tôi sẽ không đưa ra các đánh giá về chuyện đúng hay sai của vấn đề này. Tuy nhiên nếu bạn là một người có lập trường vững chắc và luôn giữ tư tưởng này trong mọi hoàn cảnh thì bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Cần hiểu rõ về lập trường của bản thân
Khi bạn đã hiểu rõ lập trường của bản thân bạn sẽ dễ dàng giữ vững lập trường của mình. Từ đó, có thể thuyết phục người khác tin tưởng vào lập trường của bạn hơn khi bạn đã có niềm tin và những căn cứ để xác thực cho lập trường đó. Dẫu biết lập trường vẫn luôn mang tính cá nhân nhưng sẽ đúng đắn và thuyết phục hơn nếu lập trường đó được hình thành dựa trên những kiến thức logic có trong sách vở hoặc ngoài thực tiễn.
Khi đưa ra lập trường của mình và muốn giữ vững nó trước hết bạn cần phải hiểu rõ những thông tin mà mình đang có. Hơn nữa, bạn cũng nên nhận thức đúng đắn hơn và hiểu đúng, đủ về vấn đề đó. Tránh việc gian dối, che giấu thông tin nhằm bao biện cho lập luận của mình.
Không áp đặt suy nghĩ lên người khác
Đây là điểm cần lưu ý nếu bạn muốn giữ vững lập trường và bày tỏ trước người khác. Nếu không bạn sẽ dễ trở thành người thiếu tinh tế trong văn hóa ứng xử. Bởi mỗi người đều có những quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau và vô cùng đa dạng. Nên đôi khi chúng ta không thể đánh giá điều đó là đúng hay sai theo phương pháp bác bỏ cho rằng nếu lập trường này đúng thì những lập trường còn lại đều sai.
Tốt nhất, nếu bạn có đầy đủ thông tin và lý lẽ để chứng minh đó là đúng thì bạn cứ giữ vững lập trường của bản thân. Bên cạnh đó, hãy tôn trọng lập trường người khác, không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên họ.
Ví dụ: Bạn giữ quan điểm không ăn thịt chó nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có quyền bắt những người khác phải có suy nghĩ và hành động giống như bạn.
Luôn luôn tôn trọng sự thật
Dù lập trường của bạn như thế nào, lập trường đó có xuất sắc hay cao đẹp đến đầu thì vẫn cần phải tôn trọng sự thật vốn có. Điều này có nghĩa là bạn phải phân biệt được khái niệm giữ vững lập trường và sự cố chấp không chịu tiếp thu kiến thức.
Một lập trường được đánh giá là đúng đắn lúc nào cũng cần phải đi kèm theo những thông tin đã được kiểm chứng với các lập luận chính xác. Nếu không đạt được những điều cơ bản này có lẽ bạn học cách lắng nghe và tiếp thu thêm những kiến thức mới. Từ đó mới có thể hoàn thiện nhận thức và bổ sung cho mình thêm những luận điểm vững chắc hơn cho lập trường của bản thân.
Người có lập trường là gì?
Người có lập trường là người trang bị cho mình nền tảng kiến thức để có thể đưa ra được những quan điểm, nhận định của mình trước một vấn đề nào đó. Thông thường khi nói về một người có lập trường chúng ta thường nghĩ đến đó là người có lập trường kiên định, vững chắc. Đó là người có quyết đoán, luôn giữ vững quan điểm của mình. Hơn nữa họ cũng sẵn sàng đứng lên để tranh luận, bảo vệ, chứng minh tính đúng đắn của lập trường bản thân.
Người có lập trường như thế nào? Để có được lập trường riêng của bản thân chắc chắn họ phải là người có hiểu biết, có trí tuệ. Những người có lập trường sẽ có khả năng tiếp thu, đánh giá, sàng lọc thông tin chuẩn xác để từ đó thiết lập cho mình nền tảng tri thức có logic hơn. Đây cũng là những yếu tố cần thiết để có thể xây dựng và bảo vệ lập trường của bạn được vững chắc.
Người có lập trường sẽ có những biểu hiện gì?
Trong cuộc sống hiện nay, những người có lập trường sẽ luôn tạo được ưu thế trong nhiều tình huống. Dưới đây là những biểu hiện của người có lập trường bạn có thể tham khảo:
Kiểm soát cảm xúc bản thân tốt
Xem thêm:
Khác với người không có lập trường, khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân của người lập trường tốt sẽ nắm bắt được các phản ứng của mình theo cách tốt nhất. Chính những đặc điểm này sẽ giúp cho họ có thể chữa lành nhanh hơn và không ngừng vươn lên. Có như vậy cho dù bản thân có đang bị chìm sâu xuống nơi tối tăm họ cũng có thể vươn lên.
Không dễ dàng bị tổn thương
Người có lập trường sẽ luôn tự tin vào bản thân mình nên họ ít có biểu hiện lo lắng. Họ sẽ không để bản thân mình bị tổn thương bởi những lời chỉ trích, nhân xét tiêu cực. Ngược lại, với khả năng kiểm soát cảm xúc tốt, nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan nên họ sẽ luôn sẵn sàng chấp nhận điều đó.
Sống độc lập, có trách nhiệm
Đây là một đặc điểm nổi bật của người có lập trường đó là trách nhiệm. Những người như vậy sẽ thường chịu trách nhiệm với những sai lầm của mình. Họ cho rằng những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ hay hình vi sẽ định hình cho cuộc sống và tương lai của họ.
Khả năng nhận thức vấn đề tốt
Thường xuyên tự đánh giá, suy xét bản thân sẽ giúp một người có thể hiểu rõ điểm yếu, điểm mạnh, cảm xúc, suy nghĩ, giá trị của bản thân để hiểu rõ các lĩnh vực cần cải thiện của mình. Khi đã hiểu rõ bản thân sẽ có thái độ tốt hơn, tập chung và khả năng đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn trong cuộc sống.
Có sự tự tin tuyệt đối
Người có lập trường vững chắc luôn tự tin vì họ chấp nhận con người của chính mình. Họ hiểu rõ bản thân và có tính tự giác cao, nên họ sẽ tận dụng cả điểm mạnh và yếu của bản thân. Do đó, họ sẽ biết họ muốn làm gì, tại sao lại làm như vậy. Họ sẽ tiến về phía trước, vượt qua các chướng ngại vật và chinh phục các mục tiêu mà mình đề ra.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “lập trường là gì?”. Qua đây bạn cũng đã hiểu thêm về người có lập trường là gì, biểu hiện của người lập trường như thế nào rồi đúng không? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ góp phần cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.