Lạm phát là gì? Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng

Lạm phát là gì? Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế, là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà bất cứ nhà đầu tư hay người tiêu dùng nào cũng cần quan tâm. Vậy nguyên nhân lạm phát là gì? Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Bản chất của lạm phát là gì? 

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ được tính theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Khi mức giá chung tăng cao thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được hàng hóa, dịch vị ít hơn so với trước đây. Do đó, lạm phát sẽ phản ánh mức suy giảm, sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát nghĩa là gì? Chỉ số lạm phát là gì?
Lạm phát nghĩa là gì? Chỉ số lạm phát là gì?

Ví dụ về lạm phát:

Một bát phở năm 2018 có giá 30.000 đồng nhưng đến năm 2022 để ăn một bát phở người dân phải trả 40.000 đồng.

Khi xem xét lạm phát tính theo hàng hóa, dịch vụ người ta sẽ dựa vào mức giá trung bình của tất cả hàng hoá và dịch vụ. Lạm phát không phải do sự tăng lên của mức giá mà là sự tăng lên liên tục của mức giá.

Lạm phát cũng có thể được coi là sự suy giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với các loại tiền tệ khác. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn. 

Ví dụ sự lạm phát là gì:

Trước đó, vào năm 2008 chỉ cần 5.000 đồng, người ta có thể mua được một gói mì tôm nhưng cho đến năm 2022 khi có lạm phát 5.000đ lúc này chỉ mua được nửa gói mà thôi.

Nguyên nhân lạm phát và sự tác động vào nền kinh tế

Nguyên nhân lạm phát

Một số lý do gây nên lạm phát như: nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến nên giá cả tăng lên. Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ nhiều hơn, nên cần nhiều người lao động để sản xuất. Dẫn đến số hàng hóa dịch vụ tăng thêm đó và tình trạng thất nghiệp sẽ giảm xuống.

Mặt khác, lạm phát xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu, giá của nguyên vật liệu tăng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã đẩy chi phí sản xuất lên cao, khiến lượng hàng hóa cung ứng của doanh nghiệp giảm xuống. Doanh nghiệp khi đó chỉ cần ít lượng công nhận làm việc và làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng xảy ra ở các nước
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng xảy ra ở các nước

Tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng? Tác động của lạm phát

Nền kinh tế nào cũng tồn tại lạm phát và đều ở mức chấp nhận được nếu như chỉ số lạm phát dưới 10%/năm với các nước đang phát triển. Khi nó vượt qua ngưỡng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, có tác động lớn đến sự phân phối của cải không tính theo nỗ lực cống hiến và nhu cầu.

Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự tính thì người đi vay, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ được lợi. Trong khi đó, người gửi tiết kiệm, người cho vay và người lao động sẽ nhận một số tiền lương cố định mà lúc xảy ra lạm phát chưa được điều chỉnh sẽ chịu thiệt.

Khi lạm phát xảy ra, sẽ cần có nhiều tiền hơn để sẵn sàng chi trả cho hàng hóa như khi chưa có lạm phát. Điều này khiến chúng ta phải đi vay tiền tại tổ chức tín dụng nào đó còn các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh cũng cần phải vay vốn nhiều hơn để nhập nguyên vật liệu và hàng hóa.

Nhiều người vay dẫn đến việc các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất, lãi suất tăng tăng mà doanh nghiệp sử dụng số tiền đó để kinh doanh. Khi thu về khoản lợi nhuận do kinh doanh mang lại nếu nhỏ hơn số tiền lãi phải trả ngân hàng. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp sẽ thu hẹp phạm vi sản xuất dẫn đến nền kinh tế có nguy cơ suy thoái.

Lúc đó, tỷ lệ số người thất nghiệp sẽ gia tăng, người dân có cuộc sống khó khăn hơn do thu nhập bị giảm mạnh. Từ đó, dẫn đến một hệ lụy khủng khiếp đó là người giàu sẽ tích lũy tài sản và hàng hóa còn người nghèo lại không đủ tiền để mua ngay cả hàng hóa thiết yếu. 

Lạm phát có phải là vấn đề thực sự tồi tệ không?

Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng giá hàng hóa giảm xuống sẽ làm lợi cho nền kinh tế hơn. Thế nhưng thực tế khi nền kinh tế trong tình trạng giảm phát sẽ là một nền kinh tế tồi, nền kinh tế lạm phát phi mã.

Trong điều kiện bình thường, một nền kinh tế thường sẽ duy trì lạm phát ở mức nào đó phù hợp nhất. Nếu nền kinh tế lạm phát bằng 0 hoặc giảm phát hay còn được gọi là lạm phát âm thì cũng khiến nền kinh tế đó trì trệ. Đơn giản, giảm phát đó là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế sẽ liên tục giảm xuống.

Điều này dẫn đến thừa hàng hóa, tình trạng thất nghiệp gia tăng, vốn bị tắc nghẽn. Các doanh nghiệp dễ bị đóng cửa do không có lợi nhuận, không có khả năng chi trả lãi vay. Do vậy, mỗi quốc gia sẽ đều tìm cho mình cách để kiểm soát lạm phát chứ không tìm cách triệt tiêu lạm phát.

Hiện tượng lạm phát là gì? Tình trạng lạm phát xảy ra có thực sự tệ không?
Hiện tượng lạm phát là gì? Tình trạng lạm phát xảy ra có thực sự tệ không?

Xem thêm:

Lạm phát là một yếu tố vĩ mô có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế. Để quản lý tài chính cá nhân tốt thì mỗi người cần phải quan tâm đến lạm phát. Tuy nhiên, nhìn vào lạm phát bạn sẽ biết được cơ hội nào đang đến với mình. Nếu lạm phát thấp, bạn có thể tăng mua hàng hóa với giá cả rẻ, lại tiết kiệm và giúp tăng trưởng kinh tế. Nếu lạm phát cao, hãy nghĩ đến việc tiết kiệm thu gom tài sản giá trị hoặc là nhân đôi số tiền trong tài khoản ngân hàng nhanh chóng.

Thực trạng lạm phát Việt Nam đang như thế nào?

Theo chinhphu.vn, dựa theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là IMF. Lạm phát Việt Nam năm 2022 tăng 3,9%, đây là mức mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến 03 yếu tố chính là:

– Lạm phát từ chuỗi cung ứng: Do quá trình sản xuất phải phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.

– Giá nguyên nhiên liệu tăng cao: Khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì sẽ dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.

– Tổng cầu tăng đột biến: Lúc này nước ta trước đó đã bị ảnh hưởng từ chuỗi cung ứng có sự đứt gãy.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại lạm phát ở Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt theo mặt bằng giá chung.

Trên đây là những chia sẻ về lạm phát là gì, tại sao lạm phát tăng thì lãi suất tăng. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ và có thêm kiến thức về lạm phát để sử dụng đồng tiền, tài sản của mình sao cho hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *