Kỹ năng đàm phán là gì? 6 cách đàm phán thương lượng đạt hiệu quả

Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải có nếu muốn thành công trong sự nghiệp nhanh nhất. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng đàm phán là gì, các cách để đàm phán, thương lượng hiệu quả hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kỹ năng đàm phán là gì?

Đàm phán là một cuộc đối thoại, trao đổi giữa 2 bên hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề tranh chấp để từ đó đạt được các thỏa thuận một cách hợp lý. Kỹ năng đàm phán là tập hợp của nhiều kỹ năng mềm khác nhau như: hợp tác, thương lượng, giao tiếp, lập kế hoạch.

Kỹ năng đàm phán là kỹ năng mềm nhằm đưa đến các thỏa thuận hợp lý
Kỹ năng đàm phán là kỹ năng mềm nhằm đưa đến các thỏa thuận hợp lý

Trong cuộc sống, con người sẽ luôn cần giao tiếp với nhau nên khó tránh được những mâu thuẫn, xung đột. Trong công việc cũng vậy, những ý kiến bất đồng sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp. Lúc này, những người có kỹ năng đàm phán sẽ cần đến để bắt tay và giải quyết tình huống đó, đưa ra những thỏa hiệp để cả 2 bên đều cảm thấy hài lòng.

Vào những đợt ký kết hợp đồng hay thực hiện giao dịch kinh doanh, những công ty có kỹ năng đàm phán thương lượng tốt sẽ dễ nhận được nhiều dự án kinh doanh hấp dẫn. Qua đó, công ty có thể tăng doanh thu, lợi nhuận, cũng như có chỗ đứng, có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Do vậy, bạn nên trau dồi khả năng đàm phán, thương lượng cho bản thân.

Các hình thức đàm phán thường gặp

  • Đàm phán có nguyên tắc: Là loại đàm phán sử dụng các nguyên tắc, lợi ích của đôi bên để đạt được các thỏa thuận, chủ yếu tập trung vào giải quyết xung đột. Đàm phán có nguyên tắc có thể phục vụ lợi ích cả 2 bên gồm có 4 yếu tố là đôi bên cùng có lợi, tập chung vào lợi ích, tách biệt cảm xúc với các vấn đề, có tính khách quan. 
  • Đàm phán nhóm: Là các giao dịch kinh doanh có nhiều người tham gia thỏa thuận để đạt được mục tiêu của từng bên. Trong đàm phán nhóm sẽ có một số vai trò phổ biến đó là: người lãnh đạo, người quan sát, nhà phê bình, người xây dựng,…
Có nhiều hình thức đàm phán 
Có nhiều hình thức đàm phán
  • Đàm phán nhiều bên: loại đàm phán này là loại thương thượng có nhiều hơn hai bên để đạt được một thỏa thuận. Chẳng hạn ban lãnh đạo của các bộ phận trong một công ty nào đó họp với nhau được gọi là đàm phán nhiều bên. Tuy nhiên, việc đàm phán đó lại dễ xảy ra nhiều vấn đề một số bên sẽ thành lập liên minh và gia tăng sự phức tạp khi đàm phán.
  • Đàm phán đối đầu: là sự tiếp cận mang tính phân phối, và sau đàm phán chỉ có 1 bên đạt thỏa thuận mà họ mong muốn. Ví dụ về kỹ năng đàm phán như chiến thuật hẹn lợi ích tương lai để đổi lấy sự nhượng bộ ở hiện tại hay chiến thuật giả vờ không còn hào hứng theo đuổi thỏa thuận….

6 cách đàm phán, thương lượng hiệu quả 

Để nâng cao kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hay trong cuộc sống bạn cần nắm rõ các cách đàm phán hiệu quả dưới đây:

Biết người biết ta

Một trong những kỹ năng đàm phán đầu tiên đó là bạn phải nhạy bén, nhận biết mục tiêu của đối phương. Bởi đối phương sẽ có những điều có thể hoặc không thể nhượng bộ. Khi biết được điều này bạn sẽ lên được các phương án để “tác chiến” cũng như kịp thời giành được thương lượng có kết quả cao nhất. 

Lắng nghe là cách tốt để bạn có thể đạt được cuộc đàm phán hiệu quả
Lắng nghe là cách tốt để bạn có thể đạt được cuộc đàm phán hiệu quả

Để nắm được phương pháp này bạn cần đến kỹ năng lắng nghe tích cực. Lắng nghe sẽ liên quan đến khả năng đọc được ngôn ngữ cơ thể cũng như cách giao tiếp bằng lời nói. 

Thay vì dành phần lớn thời gian nêu lên những ưu điểm của mình trong đàm phán, các nhà đàm phán chuyên nghiệp sẽ chọn cách dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.

Biết kiểm soát biểu cảm, cảm xúc

Yếu tố quan trọng để đàm phán thành công là bạn cần phải trang bị cho mình khả năng kiểm soát cảm xúc tốt. Đặc biệt là khi đàm phán về những vấn đề nhạy cảm sẽ gây nên sự khó chịu, một khi đã buông lòng cảm xúc sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn. Từ đó có thể dẫn đến kết quả tiêu cực trong cuộc đàm phán đó. 

Ví dụ đàm phán thương lượng trong kinh doanh khi thỏa thuận với nhà cung cấp, vì họ quyết không giảm giá nên bạn đang cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, tránh đừng bộc lộ điều này quá rõ ràng, hãy giữ bình tĩnh bằng mọi giá.

Biết điều tiết cảm xúc để đàm phán thành công
Biết điều tiết cảm xúc để đàm phán thành công

Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng đối với đối tác, nếu bạn có ấn tượng tốt thì cuộc đàm phán có thể diễn ra suôn sẻ. Ví dụ như, bạn nên thể hiện cho đối tác thấy rằng bạn là người biết lắng nghe, cho đối tác có thể đưa ra những cơ hội trình bày để tìm hiểu họ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn là người có khiếu hài hước hãy thể hiện điều đó, đừng ngại vì nó cách khách hàng cảm thấy thú vị, không khí giảm đi căng thẳng. Tuy nhiên, bạn phải xem đối tượng đó là ai, để tránh bị đánh giá là thiếu tôn trọng, không chuyên nghiệp. 

Hãy chuẩn bị một diện mạo gọn gàng, tự tin, trình bày một cách lưu loát cũng là cách để gây ấn tượng với người đối diện.

Làm người chèo lái cuộc đàm phán 

Như đã tìm hiểu ở trên đàm phán là hướng đến lợi ích chung và đưa ra thỏa thuận hợp lý nhất với các bên. Hình ảnh đó như một con thuyền hướng về đích và điều quan trọng là ai là người chèo lái con thuyền đó. 

Trong một cuộc đàm phán, bạn hãy cố gắng làm chủ cuộc giao tiếp, hướng nó theo ý nghĩ của mình. Để làm được điều đó trên thực tế không dễ dàng, đòi hỏi bạn cần phải là người khéo léo, có sức thuyết phục cao, giao tiếp tốt trong mọi tình huống để đưa ra cách ứng phó phù hợp. Những kỹ năng này sẽ có được qua thời gian rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm sống của bạn.

Giục tốc bất đạt 

Mỗi cuộc đàm phán đều cần có thời gian để suy nghĩ và suy xét, đặc biệt khi bạn mong muốn chúng diễn ra suôn sẻ. Theo Fletcher cho rằng: “Một cuộc thương lượng không nhất thiết phải diễn ra cùng một lúc.”

Đàm phán chậm nhưng chắc sẽ giúp bạn sáng suốt trong mọi vấn đề
Đàm phán chậm nhưng chắc sẽ giúp bạn sáng suốt trong mọi vấn đề

Xem thêm:

Do vậy, đừng vì món lợi trước mắt mà bạn nhanh chóng bỏ qua rủi ro, đưa ra những quyết định hợp tác mà không suy nghĩ dẫn đến “mất cả chì lẫn chài”. Chậm nhưng chắc chắn, bình tĩnh lại sẽ giúp bạn sáng suốt trong mọi vấn đề.

Đặt câu hỏi kết hợp lắng nghe

Đối với những dạng câu hỏi có và không sẽ không đưa ra thông tin chi tiết, đầy đủ ngữ cảnh nên không đem lại hiệu quả. Hãy đặt các câu hỏi giúp bên đối tác hiểu rằng họ được lợi ích như thế nào trong cuộc thương lượng này và cũng đảm bảo rằng họ sẽ hiểu được toàn bộ thỏa thuận.

Hãy kết hợp với việc lắng nghe mối quan tâm, sự phản hồi của họ, đồng thời phản bác lại những câu hỏi ngăn chặn sự nghi ngờ về thỏa thuận đó.

Hiểu và nắm rõ định nghĩa và các kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn trang bị cho mình những điều kiện mong muốn trong thỏa thuận công việc hay trong cuộc sống. Từ đó, giúp bản thân bạn có thể đảm đương được nhiều vai trò quan trọng trong công ty và thăng tiến, thuận lợi hơn. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *