Khởi ngữ là gì? Ví dụ về văn khởi ngữ lớp 9

Khởi ngữ là gì? Công dụng của khởi ngữ và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ như thế nào? Để hiểu rõ hơn về khởi ngữ lớp 9 theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khởi ngữ là gì?

Theo định nghĩa được nêu ở SGK Ngữ Văn lớp 9 khởi ngữ là thành phần trong câu dùng để làm rõ nội dung của câu. Trong câu khởi ngữ thường nằm ở vị trí trước chủ ngữ và thường đi với các từ ngữ như đối với, về…. 

Khởi ngữ nghĩa là gì? Thế nào là khởi ngữ?
Khởi ngữ nghĩa là gì? Thế nào là khởi ngữ?

Ví dụ: Đối với các môn học văn, sử, địa, tôi luôn là người đứng đầu lớp.

Trong câu này chủ ngữ là “tôi” cụm từ “đối với các môn học văn sử địa” là khởi ngữ.

Công dụng của khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ trong câu có công dụng:

  • Nêu rõ được chủ đề, làm rõ nội dung vấn đề trong câu
  • Dùng để nhấn mạnh, làm nổi bật ý muốn tới người nghe.
  • Đảm nhiệm vai trò với chức năng cú pháp trong câu hoặc không.
  • Nếu khởi ngữ có vai trò ngữ pháp trong câu thì chủ yếu sử dụng để nhấn mạnh. Nếu trong câu khởi ngữ không đảm nhiệm chức năng chú pháp trong câu thì chủ yếu sử dụng với mục đích nêu sự tình của vấn đề. 

Cách nhận biết khởi ngữ là gì? Ví dụ

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Để nhận biết thành phần khởi ngữ trong câu bạn có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Vị trí: Khởi ngữ thường đứng ở đầu câu hoặc đứng trước chủ ngữ trong câu.
  • Sử dụng quan hệ từ: Các quan hệ từ thường kết hợp với khởi ngữ như còn, và, đối với, về…,phía sau khởi ngữ thường là trợ từ “thì”.

Ví dụ về khởi ngữ

  • Còn tôi, họ cũng không thèm bận tâm đến.
  • Về phần cô ấy, tôi sẽ nhận làm phần đó.
  • Đối với các em học sinh chăm ngoan, chịu khó học hành, có thành tích học tập tốt nhà trường sẽ có buổi tuyên dương và trao phần thưởng.

Cách chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Trong phần bài tập về khởi ngữ có phần chuyển đổi câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ và ngược lại. Dưới đây là cách chuyển câu để bạn tham khảo khi làm bài tập, đặt câu khởi ngữ.

Một số dạng bài tập về khởi ngữ trong chương trình lớp 2, lớp 3
Một số dạng bài tập về khởi ngữ trong chương trình lớp 2, lớp 3

Xem thêm:

Cách chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ:

  • Xác định chủ đề được nói đến trong câu là gì?
  • Đưa phần khởi ngữ lên đầu câu và thêm vào đó các quan hệ từ hoặc đưa ra phia sau quan hệ từ “thì”
  • Có thể thêm dấu phẩy để ngăn cách khởi ngữ với các thành phần chính trong câu.

Đặt câu khởi ngữ, ví dụ: 

Tôi xem quyển sách này rồi → chuyển thành câu khởi ngữ là: 

  • Về quyền sách này, thì tôi đã xem nó rồi ( Câu này đã đưa khởi ngữ ra sau từ thì)
  • Quyển sách này, tôi đã xem nó rồi (sử dụng dấu phẩy để phân biệt khởi ngữ, chủ ngữ trong câu)
  • Còn tôi, tôi đã xem quyển sách này rồi (Thêm quan hệ từ “còn”)

Chuyển đổi câu có khởi ngữ thành không có khởi ngữ:

Trong bài tập về khởi ngữ này bạn có thể đưa khởi ngữ vào thành phần câu, sau đó bỏ đi các từ ngữ trước khởi ngữ nếu có, dấu phẩy đứng trước chủ ngữ (nếu có)

Ví dụ về khởi ngữ:

Thuốc, ông ấy không hút. Rượu, ông ấy không uống.

→ Ông ấy không hút thuốc, không uống rượu.

Như vậy, qua bài viết trên đây về khởi ngữ là gì mong rằng sẽ giúp các bạn học sinh có thể hiểu rõ, biết cách nhận biết khởi ngữ khi soạn văn 9 khởi ngữ cũng như biết cách đặt câu, chuyển đổi câu như thế nào. Chúc các bạn học tập đạt được kết quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *