# GPA là gì? GPA 4.0? Tìm hiểu cách tính và quy đổi GPA

GPA là gì? Điểm GPA là gì?. Nếu bạn đang có ý định đi du học hoặc săn học bổng nước ngoài chắc hẳn thuật ngữ này không quá xa lạ. Vậy GPA là viết tắt của từ gì? Cách tính điểm GPA, quy đổi GPA như thế nào? ý nghĩa và tầm quan trọng ra sao?. Đọc ngay bài viết dưới đây của tiemruaxe.com để được giải đáp những thắc mắc của bạn về GPA nhé!.

GPA là gì? GPA 4.0 là gì?

Đối với những bạn học sinh, sinh viên hay những người đã trải qua thời đi học cụm từ điểm trung bình, điểm trung bình tích lũy…không quá xa lạ. Nhưng còn GPA là gì? điểm GPA là gì?

GPA là gì? GPA có ý nghĩa như thế nào?
GPA là gì? GPA có ý nghĩa như thế nào?

GPA là từ viết tắt của từ Grade Point Average nghĩa là điểm trung bình tích lũy hay điểm trung bình của quá trình học tập. Như vậy, điểm GPA là điểm phản ánh quá trình học tập của học sinh, sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học hay một khóa học.

Khi đi du học ở bất cứ một quốc gia nào trong hồ sơ bạn phải cung cấp điểm GPA trong thời gian học tập trước đó. Đây là một phần năng lực học tập để các trường học sẽ dựa vào đánh giá trình độ, năng lực của bạn; là điều kiện bắt buộc và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bạn có được nhận vào trường mà bạn muốn du học hay không?

GPA 4.0 là thang điểm của hệ thống giáo dục Mỹ hay sử dụng. Tại Hoa Kỳ hệ thống tính điểm được sử dụng rộng rãi nhất là 4.0 tương đương với mức 97 – 100 điểm. GPA 4.0 cũng tương đương với quy đổi điểm A mà chúng ta thường thấy trong thang điểm A – F. Tùy theo từng quốc gia khác nhau mỗi trường đại học sẽ có các tiêu chí yêu cầu về điểm GPA khác biệt.

Một số thuật ngữ hay gặp liên quan đến GPA

Ngoài thuật ngữ GPA còn có một số thuật ngữ khác có liên quan đến GPA

CPA là gì? Điểm CPA là gì?

Ngoài GPA còn có CPA cũng được sử dụng tại các trường đại học trong đó cả Việt Nam. Về bản chất CPA cũng giống như Cumulative GPA là điểm trung bình tích lũy còn GPA là điểm trung bình 1 kỳ.

CPA nghĩa là gì? Điểm CPA là điểm gì?
CPA nghĩa là gì? Điểm CPA là điểm gì?

Xem thêm:

Như vậy khi bạn có ý định đi du học và làm hồ sơ trường đó quy định bạn tổng hợp điểm CPA. Lúc này bạn chỉ cần lấy điểm trung bình tích lũy của khóa để hoàn thành hồ sơ cho mình.

Cumulative GPA là gì?

Cumulative GPA hay được viết tắt là CGPA là điểm trung bình tích lũy. Một số trường học ở nước ngoài sẽ sử dụng cả 2 điểm này CGPA và GPA

Weighted GPA là gì?

Weighted GPA nghĩa là điểm GPA có trọng số được xác định theo độ khó của khóa học và có thang điểm tính từ 0 – 5.0

Ví dụ cụ thể:

  • Một học sinh tham gia lớp AP (Advanced Placement – lớp trung học chuyên sâu ở Mỹ và Canada) đạt điểm A có thể tương đương với GPA có trọng số 5.0
  • Một học sinh học trong lớp honor (lớp nâng cao) kết thúc khóa học đạt điểm A tương đương với GPA 4.5
  • Một học sinh trong lớp IP (lớp bình thường) khi đạt điểm A có thể tương đương với mức GPA 4.0.

Do đó, điểm trung bình có trọng số là điểm quan trọng phản ánh độ khó của khóa học cũng như kết quả trong quá trình học tập của học sinh đó.

GPA out of là gì?

GPA out of là một thuật ngữ dùng để chỉ thang điểm GPA, sau cụm từ này thường là một số nào đó đại diện cho thang điểm theo quy định của khóa học.

Ví dụ: GPA out of 5 có nghĩa là GPA được tính theo thang số 4.

Thang điểm GPA

Hiện nay thang điểm GPA phổ biến nhất là thang điểm 4 tính theo hệ thống giáo dục của Mỹ. Tuy nhiên đối với mỗi quốc gia lại có một bảng thang điểm riêng để đánh giá và phân loại học sinh.

Thang điểm GPA tùy theo quốc gia sẽ có những thang điểm riêng
Thang điểm GPA tùy theo quốc gia sẽ có những thang điểm riêng

Hầu hết các quốc gia ở Châu Âu, Mỹ…đều sử dụng thang điểm GPA theo chữ cái (A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập. Ngoài ra, thang điểm này cũng được chia theo mức nhỏ hơn B+, B, B-….

Đối với Việt Nam hiện đang sử dụng 3 thang điểm phổ biến là: thang điểm 10, thang điểm chữ, thang điểm 4.

Thang điểm 10

Thang điểm 10 là thang điểm thông dụng nhất ở Việt Nam được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh các cấp học.

Phân loại đánh giá thang điểm 10 từ lớp 1 -12

Dựa trên thang điểm 10 học sinh được đánh giá theo từng học kỳ và tổng kết 1 năm học được phân loại như sau:

Xếp loại Giỏi: đáp ứng các điều kiện sau:

  • Điểm GPA trung bình các môn học đạt tối thiểu là 8.0
  • Học sinh trường chuyên phải có điểm trung bình đạt ít nhất 8.0
  • Học sinh học trường không chuyên điểm trung bình của một trong hai môn Toán hoặc môn Văn tối thiểu 8.0. Các môn còn lại từ 6.5 trở lên.

Xếp loại Khá: có đủ 3 điều kiện sau

  • Điểm trung bình GPA đạt tối thiểu là 6.5
  • Học sinh trường chuyên phải có điểm trung bình các môn học đạt ít nhất 6.5
  • Học sinh học trường không chuyên điểm trung bình của một trong hai môn Toán hoặc môn Văn tối thiểu 6.5. Các môn còn lại từ 5.0 trở lên.

Xếp loại trung bình: với 3 điều kiện sau:

  • Điểm trung bình GPA đạt tối thiểu là 5.0
  • Học sinh trường chuyên phải có điểm trung bình các môn học đạt ít nhất 5.0
  • Học sinh học trường không chuyên điểm trung bình của một trong hai môn Toán hoặc môn Văn tối thiểu 5.0. Các môn còn lại từ 3.5 trở lên.

Xếp loại Yếu

Các môn học có điểm GPA đạt tối thiểu 3.5 và trung bình các môn học là 2.0 trở lên.

Xếp loại kém

Các trường hợp điểm số còn lại.

Phân loại sinh viên dựa trên thang điểm 10 bậc đại học

Cụ thể bậc học đại học các sinh viên được phân loại theo điểm trung bình tích lũy như sau:

Bảng xếp loại thang điểm 10 ở Việt Nam
Bảng xếp loại thang điểm 10 ở Việt Nam
  • Loại Xuất sắc: 9 – 10
  • Loại Giỏi: 8 – <9
  • Loại Khá: 7 – <8
  • Loại Trung bình khá: 6 – <7
  • Loại Trung bình: 5 – <6
  • Loại Yếu: 4 – <5 (không đạt)
  • Loại Kém: Dưới 4 (không đạt)

Thang điểm chữ

Thang điểm chữ thường được áp dụng ở bậc cao đẳng, đại học học theo hệ thống tín chỉ. Khi đó kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm chữ như sau:

  • Điểm A: tương đương với loại Giỏi
  • Điểm B+: tương đương loại Khá giỏi
  • B: tương đương loại Khá
  • C+: tương đương loại Trung bình khá
  • C: tương đương với loại Trung bình
  • D+: tương đương với loại Trung bình yếu
  • D: tương đương với loại Yếu
  • F: loại Kém (không đạt)

Thang điểm 4

Thang điểm 4 thường được sử dụng ở bậc cao đẳng, đại học. Đây là điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học áp dụng trên hệ thống học tín chỉ.

Xếp loại học lực theo thang điểm 4

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

Cách tính GPA chi tiết dễ hiểu

Tùy theo bậc học khác nhau sẽ có các cách tính GPA khác nhau:

Tính GPA bậc đại học

Cách tính điểm GPA đại học có cách tính gần giống với cách tính điểm của hệ thống giáo dục Mỹ. Ngoài điểm trung bình môn còn có điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ, cuối kỳ.

Tính GPA bậc THPT

Tại Việt Nam chương trình THPT học trong 3 năm nên tổng số sẽ chia cho 3 năm học.

Ví dụ cụ thể:

Trong tổng kết 3 năm học của bạn có điểm trung bình từ lớp 10 đến lớp 12 lần lượt là: 7.0 – 7.4 – 7.8

Tính GPA như sau: GPA = (7.0 + 7.4 +7.8)/3 = 7.4

Xét theo thang điểm 10 thì GPA = 7.4

Như vậy với 2 công thức tính GPA trên bạn có thể tính được chi tiết điểm số của mình. Để từ đó so sánh và lựa chọn các tiêu chí nhập học cũng như các điều kiện du học chính xác hơn.

Quy đổi điểm GPA

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc chưa biết quy đổi GPA. Dưới đây là bảng quy điểm điểm GPA chi tiết để bạn có thể dễ dàng tính được điểm cho mình.

Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 (GPA) Xếp loại
8.5 – 10 A 4.0 Giỏi
8.0 – 8.4 B+ 3.5 Khá giỏi
7.0 – 7.9 B 3 Khá
6.5 – 6.9 C+ 2.5 Trung bình khá
5.5 – 6,4 C 2 Trung bình
5.5 – 6,4 D+ 1.5 Trung bình yếu
4.0 – 4.9 D 1 Yếu
<4.0 F 0 Kém (không đạt)

Tùy theo trường đại học, các chương trình học yêu cầu về điểm GPA khác nhau. Do đó, bạn cần nắm chắc các thông tin tuyển sinh của trường mà bạn định nộp hồ sơ vào.

Giải đáp một số câu hỏi về điểm GPA khi đi du học

Có phải thi GPA để tính thêm điểm không? Thi GPA ở đâu?

Điểm GPA là điểm trung bình tích lũy của cả một khóa học. Do đó, không có một kỳ thi GPA nào để bạn có thể quy đổi sang điểm số này.

Điểm GPA có ảnh hưởng đến xin đi du học và học bổng không?
Điểm GPA có ảnh hưởng đến xin đi du học và học bổng không?

Điểm GPA thấp có xin đi du học và học bổng không?

Hầu hết tại các trường học điểm GPA là một trong những điều kiện để bạn có thể xin học bổng đi du học. Nhưng một vài trường hợp khác sẽ có một số trường học có các điều kiện đi kèm. Do đó tùy theo mức học bổng, mức độ quan trọng GPA sẽ cao hay thấp phụ thuộc vào nơi bạn có ý định apply vào.

Điểm GPA có quan trọng không? Đối với du học sinh GPA có ý nghĩa gì?

Dù bạn đi du học ở bất kỳ nơi nào thì ngôi trường nào cũng mong muốn nhận những học viên có điểm GPA cao. Chính vì vậy, họ thường đưa ra những học bổng hấp dẫn để thu hút nhân tài, thu hút sinh viên có năng lực.

Thông thường các trường đại học thường yêu cầu sinh viên phải có mức GPA 6.0 trở lên. Ví dụ: tại Mỹ nếu muốn nhận học bổng của trường đại học bạn cần có điểm trung bình từ 3.3 trở lên. Như vậy, tương đương với điểm số là 9.0/10 hay quy đổi sang thang điểm 4.0 là 4.0

Trên đây là những chia sẻ về GPA là gì? Cách tính điểm và quy đổi GPA chi tiết giúp bạn có thể tính điểm GPA chính xác cho mình. Hy vọng với những thông tin này bạn đã hiểu rõ hơn về GPa cũng như các thang điểm khác nhau. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác hãy thường xuyên truy cập vào tiemruaxe nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *