Động từ là gì lớp 4,5? Phân loại và cách sử dụng động từ

Động từ là cái gì? Động từ được học trong tiếng Việt lớp 4, lớp 5 được phân loại theo nhiều dạng khác nhau. Động từ cũng được sử dụng rất phổ biến trong ngữ pháp tiếng Việt hay qua giao tiếp hàng ngày. Cùng với tiemruaxe tìm hiểu khái niệm động từ là gì? cách sử dụng và các ví dụ minh họa chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Động từ là gì?

Động từ được sử dụng để diễn tả hoạt động, trạng thái của con người, các loài vật, hiện tượng. Hay đơn giản hơn động từ là để chỉ những sự vật nào có thể di chuyển, chuyển động, tay đổi vị trí ban đầu đều là động từ.

Động từ là gì? Động từ là gì tiếng việt lớp 4
Động từ là gì? Động từ là gì tiếng việt lớp 4

Xem thêm:
Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? MẸO phân biệt cực dễ

Rộng hơn nữa động từ là những vật có cảm xúc, có thể thay đổi tâm trạng bằng các giác quan trên cơ thể.

Ví dụ:

– Động từ khi nói về hành động, chuyển động: nhảy, đi, chạy, bước, ngã, nằm, ngồi…

– Động từ chỉ về trạng thái cảm xúc: Lo âu, cảm động, hớn hở, yêu, ghét, hận, thẫn thờ, lầm lì…

Cách sử dụng của động từ

Động từ là gì lớp 4? Động từ trong tiếng Việt lớp 4, lớp 5 được sử dụng như thế nào? Động từ tồn tại trong giao tiếp, trong văn học ở mọi câu đơn, câu ghép. Có thể sử dụng một hoặc nhiều động từ trong 1 câu. Vì vậy, động từ được sử dụng trong câu như sau:

– Sử dụng làm chủ ngữ trong câu đơn thường thấy trong câu mệnh lệnh.

– Nhiều động từ có thể kết hợp với danh từ, tính từ để tạo thành các cụm động từ có ý nghĩa phong phú hơn.

Cách sử dụng các loại động từ trong Tiếng Việt
Cách sử dụng các loại động từ trong Tiếng Việt

– Phó từ có thể kết hợp với động từ để nhấn mạnh nội dung cần nói đến giúp người đọc, người nghe có thể hiểu nội dung rõ ràng hơn.

– Động từ được sử dụng làm vị ngữ trong câu để bổ sung thêm nghĩa cho các danh từ, tình từ khác trước nó.

Ví dụ:

– Động từ làm chủ ngữ trong câu: Học mang đến nhiều kiến thức cho con người.

– Động từ làm vị ngữ trong câu: Đứa bé đang chạy vào vòng tay của mẹ.

Các loại động từ trong tiếng Việt

Dựa trên những đặc điểm, tính chất về động từ có 2 loại chính là: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái, tính chất. Ngoài ra, có thể chia động từ theo cách khác là nội động từ và ngoại động từ.

Động từ chỉ hoạt động là gì?

Động từ chỉ hoạt động là những từ diễn tả, tái hiện lại những hoạt động, sự vật, hiện tượng di chuyển qua quan sát.

Trong văn học hay làm bài tập viết đoạn văn có thể áp dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ để mô tả hoạt động của sự vật, hiện tượng, con người. Nhằm tăng tính gợi hình, tăng giá trị nghệ thuật rất cao và giá trị.

Ví dụ: đi, chạy, hát, (gió) thổi, (tuyết) rơi….

  1. Mai là người hát hay nhất lớp tôi – Động từ là “hát”
  2. Con chó sủa inh ỏi khi phát hiện ra người lạ vào nhà. – Động từ là “sủa”
  3. Nước trên thác đổ xuống tung bọt trắng xóa – Động từ là “đổ”

Động từ chỉ trạng thái là gì?

Động từ chỉ trạng thái là động từ diễn tả trạng thái cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của con người, sự vật, hiện tượng xảy ra. Động từ trạng thái được sử dụng nhiều trong văn bản và giao tiếp hàng ngày.

Động từ chỉ trạng thái rất đa dạng, trong đó có các loại nhỏ hơn:

– Động từ chỉ trạng thái tồn tại hay không tồn tại: nghĩa là có thể nhìn và quan sát được bằng mắt qua sự thể hiện, hiện diện của sự việc đó. Các động từ dạng này như: mất, có, hết, thiếu, đủ, gần hết, còn….

Ví dụ:

  1. Tôi vẫn còn thời gian để đọc hết cuốn truyện này trước khi đi ngủ.
  2. Em trai tôi có gần đủ bộ truyện Doremon trong tủ sách của nó.
Các động từ chỉ trạng thái hay gặp trong tiếng Việt lớp 4, 5
Các động từ chỉ trạng thái hay gặp trong tiếng Việt lớp 4, 5

– Động từ chỉ trạng thái biến hóa thay đổi: là từ vật này biến thành vật khác hay thay đổi sự vật, hiện tượng. Các động từ dạng này: biến hóa, biến đổi, thay đổi, biến thành, trở thành, trở nên, sinh ra, hóa ra, hóa, thành…

Ví dụ:

  1. Cô hàng xóm nhà bên cạnh ngày nào đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp.
  2. Điểm Toán của tôi đã thay đổi nhờ sự kèm cặp, chỉ dạy tận tình của cô giáo.

– Động từ trạng thái chỉ sự tiếp thụ: tiếp thụ có nghĩa là sự cho nhận. Các động từ dạng này: cho, nhận, được, mất, phải, bị, còn…

Ví dụ:

  1. Tôi vừa nhận được lời khen của cô giáo tiếng Anh về bài kiểm tra 1 tiết.
  2. Nam được bạn bè trong lớp bầu làm lớp trưởng năm học này.

Động từ trạng thái chỉ sự so sánh: So sánh có nhiều dạng: ít, nhiều, ít hơn, nhiều hơn, bằng. Các động từ dạng này thường là: thua, thắng, ít, nhiều, bằng…

Ví dụ:

  1. Chiều dài của 2 chiếc bàn gỗ bằng nhau.
  2. Cuộc thi chạy đồng đội của trường lớp 7A đã thắng

Động từ trạng thái chỉ ý chí: diễn tả những suy nghĩ như: toan, định, nỡ, dám, quyết,…

Ví dụ:

  1. Cậu ấy quyết định đi vào miền Nam lập nghiệp dù bị mọi người ngăn cản.
  2. Cô bé không nỡ rời xa chú chó nhỏ của mình.

Động từ chỉ sự cần thiết như:  nên,cần, phi,….

Ví dụ:

  1. Học sinh nên học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt.
  2. Tôi cần làm nhanh bản báo cáo này để nộp vào chiều nay.

Động từ trạng thái chỉ nguyện vọng, mong muốn: ước, muốn, mong…

Ví dụ:

  1. Tôi ước được đặt chân lên mặt trăng như những nhà phi hành gia.
  2. Cô ấy mong muốn được quay trở lại trường học sau khi bệnh dịch đi qua.

Ngoại động từ là gì?

Ngoại động từ là những động từ hướng đến người khác hay là động từ mô tả hành động, tâm trạng diễn biến của người khác. Ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ nhưng vẫn có thể bổ nghĩa cho đối tượng trực tiếp.

Ví dụ:

  1. Ông bà ngoại rất yêu thương tôi thường cho tôi nhiều quà bánh.
  2. Trong làng mọi người đều tôn trọng ông Tiến.
Ngoại động từ, nội động từ trong Tiếng Việt là gì?
Ngoại động từ, nội động từ trong Tiếng Việt là gì?

Nội động từ là gì?

Nội động từ là động từ diễn tả hoạt động, trạng thái của người thực hiện hành động. Hay đơn giản dễ hiểu hơn ai thực hiện hành động đó thì gọi là nội động từ. Nội động từ khi sử dụng cần phải có sự kết hợp với các quan hệ từ khác để bổ nghĩa cho đối tượng được nói đến.

Ví dụ:

  1. Năm nay nhà tôi đã xây một căn nhà 5 tầng mới khang trang.
  2. Tôi đã đỗ vào trường đại học mà tôi yêu thích.

Cụm động từ là gì?

Cụm động từ là các cụm từ kết nối với nhau tạo thành với động từ là trung tâm. Cụm động từ có chức năng tương tự như động từ. Trong câu đóng vai trò chính ở các vị trí: vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ.

Một cụm động từ có cấu tạo: Từ Phụ trước + Động từ trung tâm + Từ Phụ sau

Phụ trước ĐT Trung tâm Phụ sau
– Từ chỉ quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ..)

– Từ chỉ sự tiếp diễn (còn, vẫn, cứ, cùng,…)

– Từ mang nghĩa mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,…)

– Những từ phụ trước mang theo nghĩa khẳng định hoặc phủ định (không, chưa, chẳng, có,…)

Các động từ – Những từ chi tiết về đối tượng (tính từ, danh từ)

– Các từ chỉ phương hướng (lên, xuống, thẳng, ra…)

– Từ chỉ thời gian

– Từ chỉ địa điểm

– Các phụ từ chỉ mục đích, nguyên nhân.

– Từ chỉ phương tiện

– Từ chỉ cách thức hành động

Trên đây là bảng cụm động từ đầy đủ nhất. Tuy nhiên cụm động từ cấu tạo có thể chỉ có phụ trước hoặc phụ sau vẫn được.

Ví dụ:

– Các phụ ngữ đứng trước động từ thường thấy: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn….

– Các phụ ngữ phổ biến thường đứng sau của động từ: thường là các danh từ, tính từ.

Ngoài ra còn có các phụ ngữ của động từ có vị trí tự do như: vội vã chạy => chạy vội vã, ăn thong thả => thong thả ăn.

Một số lưu ý khi sử dụng động từ trong Tiếng Việt

– Các động từ chỉ trạng thái không kết hợp với từ “xong” ở phía sau vì sẽ tạo nên một hành động vô nghĩa. Ví dụ: còn xong, bằng xong, buồn xong…

– Các động từ chỉ hành động kết hợp được với từ “ xong “ ở phía sau có nghĩa.

– Một số nội động từ có thể sử dụng như động từ chỉ trạng thái: đi, đứng, nghĩ, lo lắng, vui, buồn…

– Một số từ chuyển nghĩa có thể sử dụng như động từ trạng thái.

– Một số động từ chỉ trạng thái có đặc điểm về ngữ pháp và nghĩa như một tính từ.

Như vậy với những chia sẻ về động từ là gì? và những tổng hợp kiến thức, ví dụ dễ hiểu các dạng động từ trong tiếng Việt. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và vận dụng động từ chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *