Điện trở là gì? Ký hiệu và các quy ước về điện trở

Điện trở là gì? Điện trở thuần là gì? Có mấy loại điện trở và vai trò của chúng trong mạch điện ra sao? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về điện trở nhé.

Điện trở là gì?

Điện trở được biết đến là linh kiện điện tử quan trọng có dụng giảm các dòng điện qua phụ tải, từ đó giúp bảo vệ phụ tải hoạt động ổn định và lâu dài.

điện trở là gì
Khái niệm điện trở là gì?

Chúng vừa có tác dụng cản trở, thay đổi vừa nhằm mục đích thiết lập dòng điện cung cấp cho các thiết bị. Đơn vị điện trở được gọi là ôm, đồng thời, điện trở của dây dẫn được tuân theo định luật ôm.

Điện trở tương đương là điện trở của toàn mạch. Khi thay thế điện trở này cho các điện trở thành phần với cùng một hiệu điện thế đầu vào thì giá trị của cường độ dòng điện là giữ nguyên.

Cả điện trở, tụ điện và cuộn cảm đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chúng đều là những linh kiện giúp điều tiết, thay đổi dòng điện của một mạch bất kỳ.

Xem thêm: Dòng điện xoay chiều là gì? cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Cấu tạo điện trở

Sau khi tìm hiểu khái niệm điện trở thì vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt đó là cấu tạo điện trở của dây dẫn là gì?

Thực chất, cấu tạo của linh kiện này rất đơn giản, nó bao gồm: than chì và bột gốm (hay còn gọi là chất tro). Hỗn hợp này trộn lại và tạo thành hình trụ là cấu tạo của tụ điện. Sau đó, nó được thiết kế với 2 dây kim loại nhỏ ở 2 đầu nối với nguồn điện.

Ký hiệu điện trở

Ký hiệu điện trở được chia thành hai loại, tùy thuộc vào tiêu chuẩn của từng đất nước. Đó là ký hiệu điện trở kiểu IEC và ký hiệu điện trở kiểu Mỹ. Tuy nhiên, kí hiệu được sử dụng nhiều nhất đó là dạng IEC. Theo đó, trên các thiết bị, IEC tiêu chuẩn thường là 6006. Và các giá trị sẽ được biểu thị như sau: 1R3 là 1.3 Ω, 10R là 10 Ω…

Đơn vị điện trở

Đơn vị điện trở là gì thì đó là Ohm (hay còn đọc là ôm). Xét theo hệ SI, đơn vị điện trở này được ký hiệu là Ω.

1Ω = 1V/A

Đối với những giá trị nhỏ hơn của đơn vị điện trở là Ω thì người ta còn dùng phép quy đổi như sau:

  • 1mΩ = 0.001 Ω
  • 1KΩ = 1000 Ω
  • 1MΩ = 1.000.000 Ω

Công thức tính điện trở

Xét với dòng điện 1 chiều là gì, thì đây là dòng điện mà không có sự tác động từ các yếu tố bên ngoài. Chuyển động của các hạt electron theo một chiều nhất định. Trong trường hợp này, công thức tính điện trở được xác định như sau:

R = U/I

Trong đó:

  • R là điện trở của dây dẫn, đơn vị đo là Ω
  • U là hiệu điện thế đặt vào dòng điện, đo bằng V
  • I là cường độ dòng điện, đơn vị đo là A

Khi điện trở mắc song song thì giá trị tổng điện trở giảm, nó được tính bằng:

1/R = 1/R1+1/R2+…+1/Rn

Khi điện trở mắc nối tiếp thì giá trị điện trở tổng sẽ tăng,điện trở bằng:

R = R1+R2+…+Rn

Còn đối với mạch điện có sự kết hợp của cả điện trở song song và nối tiếp thì giá trị điện trở tương đương sẽ bằng tổng giá trị của từng mạch nhỏ cộng lại.

Trị số điện trở

Trị số điện trở được xác định bằng các màu vạch thể hiện trên điện trở đó. Thông thường, vòng số 1 sẽ là hàng trăm, vòng số 2 là hàng chục, vòng số 3 là hàng đơn vị. Vòng số 4 thường là màu sắc thể hiện bội số của 10, còn vòng màu số 5 sẽ là giá trị sai số của điện trở.

Giá trị của trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3)x10 (mũ vòng 4)

Công dụng của điện trở

Điện trở trong mạch có ý nghĩa rất quan trọng. Nó đóng vai trò như là cầu nối giữa nguồn điện và các thiết bị điện để tạo thành mạng điện khép kín. Mạng điện này được hoạt động như bộ giới hạn dòng điện của mạch chính, giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của các thiết bị.

Ý nghĩa của điện trở trong mạch điện
Ý nghĩa của điện trở trong mạch điện

Điện trở ứng có tác dụng gì, dùng để làm gì hay nói cách khác là công dụng của điện trở là gì? Thì có thể thấy nó có tác dụng khống chế dòng điện qua tải sao cho cân xứng và phù hợp nhất. Đồng thời, nó còn tham gia vào các mạch để tạo dao động RC.

Các loại điện trở hiện nay

Điện trở quang

Là loại điện trở đặc biệt, có trở kháng thay đổi dựa theo nguồn ánh sáng chiếu vào, hay còn được gọi là cảm biến ánh sáng.

Điện trở nhiệt

Tên gọi của nó đã thể hiện tính chất, cụ thể khi nhiệt độ tăng hay giảm thì giá trị điện trở cũng sẽ biến thiên theo. Chính vì thế, điện trở này được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo các loại cảm biến nhiệt độ…

Điện trở công suất

Được xác định dựa trên công suất định mức mà nó hoạt động trên các thiết bị. Được chia thành các loại có công suất từ 1W, 2W, 10W…

Điện trở sứ

Được thấy nhiều ở các thiết bị tạo ra nguồn nhiệt lượng lớn như: lò sấy… Ở các thiết bị này, chúng đóng vai trò như những điện trở sấy, có tác dụng tỏa nhiệt cực lớn.

Điện trở thuần hay còn được biết đến là điện trở thường, có công suất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W. 

Điện trở xả

Loại điện trở thường thấy trong các mạch điều khiển biến tần. Tác dụng của điện trở này là tiêu thụ dòng DC dưới dạng nhiệt năng. Chính vì thế mà nó được ứng dụng trong các hệ thống để nâng hạ, thang máy… nhằm dừng nhanh các giá trị và đảo chiều dòng điện một cách linh hoạt.

Ứng dụng của điện trở xả
Ứng dụng của điện trở xả

Điện trở shunt 

Đây là một trong các loại điện trở được đánh giá cao bởi độ chính xác khi đo dòng điện DC. Cách đo của nó được thực hiện ở 2 đầu điện trở. Và thông thường giá trị của điện trở này rất nhỏ, không gây ra các ảnh hưởng đến dòng điện của cả mạch.

Điện trở dán

Được dùng để đo mức độ cản trở dòng điện của các loại linh kiện được dán ở trên bề mặt mạch in. Nó thường được sử dụng ở trong lĩnh vực điện tử, lắp ghép mainboard… 

Điện trở suất

Được biết đến là đại lượng biểu thị khả năng dẫn điện của từng chất riêng biệt. Thông qua giá trị, ý nghĩa của điện trở suất thì người ta sẽ biết được vật đó có tính chất dẫn điện hay không. Đối với chất có điện trở suất nhỏ thì khả năng truyền điện là lớn và ngược lại. 

Điện trở suất của đất được tính là điện trở trên một khối đất hình lập phương có diện tích là 1m3. Trong đó, dòng điện sẽ truyền từ một mặt này sang mặt đối diện. Đơn vị của điện trở suất là Ohm.met (Ω.m).

So với các loại điện trở thông thường thì điện trở suất còn cho biết cả chiều dịch chuyển của các hạt mang điện trong từng chất.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc hiểu hơn về điện trở là gì, các loại điện trở và công dụng của nó trong các mạch thực tế ra sao. Hy vọng những kiến thức này sẽ đem đến cái nhìn tổng quan cho người đọc, từ đó biết cách chọn lựa và sử dụng điện trở phù hợp vào từng mạch điện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *