Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng?

Yếm xe máy là bộ phận bao quanh xe, có tác dụng che chắn cho động cơ và tác dụng hướng gió vào để làm mát động cơ. Tuy nhiên, có nhiều người lại tháo bộ phận này ra khi tham gia giao thông. Vậy có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng hay không? Tiemruaxe.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.  

Công dụng của yếm xe máy

Trước khi bắt tay vào sản xuất một chiếc xe máy, các nhà thiết kế sẽ phải lên một bản vẽ cụ thể và chọn lọc các loại phụ tùng và động cơ phù hợp nhất. Vì vậy, trên chiếc xe sẽ không có bất kỳ một chi tiết, bộ phận nào dư thừa và yếm xe máy cũng vậy.

Khi thiết kế yếm xe, nhà sản xuất sẽ phải tính toán xem khi có yếm và khi không có yếm xe chạy như thế nào. Qua thử nghiệm, người ta thấy được khi có yếm, gió lướt qua xe sẽ dễ dàng hơn, không bị cản. Bên cạnh đó yếm còn có thể điều chỉnh được hướng gió để làm mát động cơ. Ngoài ra, có yếm xe sẽ giúp bạn giảm thương tổn khi xảy ra các tình huống va chạm không đáng có.

có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng
Một chiếc xe máy độ được tháo bỏ phần yếm

Vì vậy, bên cạnh tác dụng là làm đẹp, yếm xe còn có nhiệm vụ giảm sức cản của gió, điều hướng gió vào động cơ để giảm nhiệt độ của bộ phận này. Đồng thời, nó còn hạn chế tình trạng bụi bẩn, đất đá bám vào động cơ.

Xem thêm: Bugi xe máy là gì? bugi có tác dụng gì? thay mới hết bao nhiêu tiền?

Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng?

Dù mang lại nhiều công dụng nhưng nhiều người vẫn tháo yếm xe khi sử dụng. Tuy nhiên đây là điều không nên bởi những điều sau đây:

  • Thứ nhất, việc tháo yếm khi sử dụng khiến động cơ không được bảo vệ, nhanh bị bám bẩn.
  • Thứ hai, động cơ sẽ nhanh bị nóng và hỏng hóc.
  • Thứ ba, sức cản của gió sẽ bị tăng lên.
  • Thứ tư, tháo yếm xe máy chính là hành vi thay đổi kết cấu xe. Điều này khiến cho xe bị rung lắc và gây nguy hiểm do sai kỹ thuật.
Tháo yếm xe máy là vi phạm luật giao thông đường bộ
Tháo yếm xe máy là vi phạm luật giao thông đường bộ
  • Thứ năm, việc thay đổi kết cấu xe là vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo khoản 2, Điều 55 của Luật giao thông đường bộ. Nếu chủ phương tiện tự ý thay đổi kết cấu so với thiết kế ban đầu đã thẩm định là trái pháp luật do nhà nước ban hành.

Mức xử phạt đối với xe máy tháo yếm

Về mức xử phạt, cũng đã được quy định rõ trong Điều 30 nghị định 171/2013/NĐ-CP. Theo đó:

  • Xử phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức sở hữu xe thay khi đổi màu sơn, nhãn hiệu xe không đúng với giấy tờ đăng ký xe.
  • Xử phạt hành chính từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.600.000 – 2.000.000 đồng đối với tổ chức sở hữu xe khi thay đổi thiết kế, kích thước, khung máy so với ban đầu.

Cách hàn yếm xe máy

Trong trường hợp yếm nứt, vỡ thì bạn có thể sửa chữa theo các cách sau đây:

Dùng keo dán nhựa: Đầu tiên bạn chà nhám các vết rách nứt để nâng cao hiệu quả bám dính cho keo trên mặt nhựa. Sau khi vệ sinh sạch, thoa keo lên vị trí cần dán rồi giữ chặt từ 5-10 phút cho khô.

Vá yếm bằng mỏ hàn nhựa: Với cách làm này, đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 chiếc mỏ hàn, cưa sắt và một bình gas có gắn bật lửa. Dùng mỏ hàn rồi hơ nóng phần nhựa xung quanh vết nứt. Sau đó gắn các vết nứt liền với nhau. Đợi khoảng 5 phút rồi dùng dao gọt, tạo hình vết hàn.

Bạn có thể hàn yếm xe bằng mỏ hàn nhựa
Bạn có thể hàn yếm xe bằng mỏ hàn nhựa

Thay mới: Nếu vết nứt, vỡ quá lớn thì bạn nên thay yếm mới.

Như vậy có thể thấy được yếm xe máy là một bộ phận vô cùng quan trọng. Việc tháo yếm xe máy khi sử dụng hại nhiều hơn lợi. Nó làm ảnh hưởng đến chính sự an toàn của bạn cũng như người khác khi tham gia giao thông. Ngoài ra bạn còn có thể bị xử phạt hành chính nếu bị lực lượng chức năng hỏi đến. Vì vậy bạn không nên tháo yếm xe máy khi sử dụng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *