Cháu đích tôn là gì? Các trách nhiệm của cháu đích tôn phải làm

Hiện nay theo phong tục tập quán của người Việt Nam, vẫn còn nhiều gia đình đặt nặng vấn đề về cháu đích tôn. Vậy cháu đích tôn là gì? Trách nhiệm của cháu đích tôn, quyền lợi được hưởng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về quan niệm này nhé!

Cháu đích tôn là gì?

Cháu đích tôn là từ Hán Việt 嫡孫 đọc là |dísūn| có nghĩa là con trai trưởng của người trưởng nam. Trong đó, 嫡 nghĩa là vợ cả, vợ chính còn 孫: Có nghĩa là cháu trai. Như vậy, cháu đích tôn được hiểu là con trai của vợ cả và người trưởng nam sinh ra. Trong trường hợp người trưởng nam trong gia đình đó không sinh được con trai thì người kế tiếp sinh được con trai thì bé trai đó sẽ là cháu đích tôn của dòng họ.

Cháu đích tôn là người con đầu tiên của con trai cả bên nhà nội
Cháu đích tôn là người con đầu tiên của con trai cả bên nhà nội

Quan niệm cháu đích tôn như thế nào?

Theo quan niệm dân gian trước đây cháu tích tôn còn được gọi là đế lư hương . Đế lư hương có nghĩa là cái đế của lư lương được sử dụng trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên nhằm ngụ ý là người sau này sẽ có trách nhiệm gánh vác việc thờ cúng của dòng họ. 

Cháu đích tôn là đứa trẻ sinh ra đầu tiên bởi con trai cả, trai trưởng bên họ nội. Trong khi con gái lớn phải gả chồng xa và không thể lo hương hỏa cho tổ tiên của gia đình nên sẽ không có cháu đích tôn là con gái. Trường hợp người con trai trưởng không sinh được con trai mà chỉ có người con trai thứ sinh con trai thì đứa bé này sẽ được xem là cháu đích tôn của dòng họ đó. 

Quan niệm này đã được duy trì và hình thành cho đến tận sau này và trải qua nhiều thế hệ trong văn hóa Việt Nam. Và dần dần đã trở thành suy nghĩ theo hướng lối mòn với một quan niệm lỗi thời mà bắt buộc phải có con trai trong gia đình. 

Theo quan niệm của Nho giáo, cháu đích tôn là con của con trai trưởng bên nội, còn lại bất kỳ trường hợp nào khác đều không được tính. Sau khi ông và cha đã mất đi thì người đó sẽ trở thành trưởng của dòng tộc.

Quyền lợi và trách nhiệm của cháu đích tôn là gì?

Sau khi đã tìm hiểu và biết được cháu đích tôn là gì thì trách nhiệm và quyền lợi của cháu đích tôn như thế nào? 

Trách nhiệm của cháu đích tôn

Cháu đích tôn sẽ phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm nặng nề của gia đình như: 

  • Có trách nhiệm trong việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, là người sẽ đứng ra lo liệu việc ma chay, giỗ cúng cho ông bà, cha mẹ sau này. 
  • Cháu đích tôn ngay cả khi lập gia đình hay chưa cũng đều phải sống với ông bà, cha mẹ chứ không tách riêng thành một gia đình riêng biệt. Nơi mà cháu đích tôn sinh sống chính là căn nhà do ông bà, bố mẹ để lại, cũng là nơi để gia đình tụ họp, nơi để mọi người trong dòng họ tới thăm nom mỗi dịp lễ tết, cúng dỗ trong nhà. 
Cháu đích tôn sẽ phải gánh nhiều trách nhiệm gia đình, dòng họ
Cháu đích tôn sẽ phải gánh nhiều trách nhiệm gia đình, dòng họ
  • Mọi người trong gia đình cũng sẽ đặt rất nhiều kỳ vọng lên cháu đích tôn, nên cháu đích tôn phải là người thành đạt, có danh tiếng, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ… 
  • Bên cạnh đó, họ cũng phải sinh ra được người con trai để nối tiếp mình, nếu không sẽ có tội lớn với gia đình, dòng họ.

Quyền lợi của cháu đích tôn

Theo quan niệm có từ thời xưa thì cháu đích tôn sẽ được hưởng những quyền lợi như:

  • Được ông bà nội yêu quý, được chăm chút, được hưởng điều kiện giáo dục tốt nhất  trong khả năng của gia đình.
  • Có quyền thừa kế sản nghiệp, tài sản mà ông bà cha mẹ để lại.
  • Trở thành người đứng đầu dòng họ sau khi ông nội, cha qua đời.
  • Có quyền tham gia vào những việc quan trọng của dòng họ, cũng là người có tiếng nói trong cả dòng tộc. 

Hệ lụy và những áp lực của tư tưởng cháu đích tôn

Cháu đích tôn hay cháu trưởng là quan niệm đã được hình thành từ rất lâu trước đây trong văn hóa Việt Nam. Theo thời gian quan niệm này đã có phần phai nhạt đi nhưng hiện nay vẫn không hiếm gia đình vẫn đặt nặng vấn đề này. Quan niệm đó đã tạo ra không ít những hệ lụy như: 

  • Có sự phân biệt đối xử của ông bà, bố mẹ trong cách đối xử với con cháu của mình. Những đứa cháu/con trong gia đình không được đối xử công bằng từ nên dẫn đến những mâu thuẫn về sau này.
  • Cháu đích tôn luôn nhận được sự yêu quý của ông bà, cha mẹ dễ dẫn đến việc chiều chuộng quá mức. Do đó hiện đã có không ít trường hợp cháu đích tôn trở nên hư hỏng, phá phách. 
Cháu trưởng thường gặp áp lực lớn trong gia đình có quan niệm này
Cháu trưởng thường gặp áp lực lớn trong gia đình có quan niệm này
  • Khi lấy vợ họ cũng gặp áp lực lớn trong việc sinh con bởi họ có nhiệm vụ phải sinh con trai. Nên người trong dòng họ cũng sẽ chú ý đến việc sinh nở của gia đình cháu trưởng khiến cuộc sống gia đình khó hạnh phúc khi không sinh được con trai. Nhiều gia đình lạc hậu còn cổ súy việc cháu đích tôn đi kiếm con trai bên ngoài nếu vợ sinh con 1 bề toàn nữ. 
  • Cháu đức tôn hay đích tôn cũng phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm nặng nề của gia đình mà không được sống theo mong muốn của mình. Họ sẽ phải học tập, làm những công việc theo ý muốn của ông bà, cha mẹ.
  • Ngoài trách nhiệm với gia đình làm cháu đích tôn còn phải có trách nhiệm với anh em, họ hàng, dòng họ. Điều này gây áp lực lớn cho gia đình cháu đích tôn. 
  • Quan niệm cháu đích tôn cũng là biểu hiện của việc trọng nam khinh nữ. Từ đó, dẫn đến việc chọn lọc giới tính cho thai nhi, điều này gây hệ lụy nghiêm trọng khiến cho việc mất cân bằng giới tính diễn ra trong xã hội. 

Cháu đích tôn được hưởng thừa kế theo di chúc không?

Theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 có:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm chuyển tài sản của họ cho người khác sau khi chết”.

Di chúc là văn bản nói về việc tài sản để lại có giá trị, mà người mất muốn chỉ định đối tượng được quyền quản lý, sử dụng tài sản đó của mình. Đây cũng là tâm nguyện cuối cùng của họ trước khi mất cũng như sẽ được pháp luật công nhận.

Cháu đích tôn là đối tượng được hưởng tài sản theo di chúc để lại
Cháu đích tôn là đối tượng được hưởng tài sản theo di chúc để lại

Cháu đích tôn là đối tượng đã được xác định vai vế trong gia đình. Trong trường hợp này ông hoặc bà nội có thể để lại di chúc đầy đủ các điều kiện theo Bộ luật dân sự 2015. 

Nếu trong nội dung di chúc cháu đích tôn được hưởng tài sản nhất định nào đó thì người cháu sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc đó và được pháp luật công nhận. Khi đó, những người này sẽ có đầy đủ các quyền lợi theo quy định về nhận di sản thừa kế. Miễn là các quyền lợi đều được đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thuộc hàng thừa kế mà pháp luật quy định.

Bên cạnh đó, cháu đích tôn cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc mà ông bà để lại. Miễn sao có thể đảm bảo sẽ không trốn tránh trong việc thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định.

Cháu đích tôn được hưởng thừa kế theo pháp luật không?

Trong trường hợp ông bà, bố mẹ không để lại di chúc cho cháu đích tôn thì di sản của họ sẽ được tiến hành áp dụng theo phương án thừa kế theo pháp luật được quy định tại các Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thừa kế theo pháp luật đó là việc xác định về quyền và phân chia di sản thừa kế theo Điều 649 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có nêu: “Thừa kế theo pháp luật là việc thừa kế theo hàng thừa kế, với điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Cụ thể như sau:

  • Di sản thừa kế sẽ được chia theo hàng thừa kế lần lượt như sau:
    • Hàng thừa kế đầu tiên gồm: chồng, vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi của người chết;
    • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, bà ngoại, ông ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu của người chết mà người chết là ông bà nội hoặc ngoại;
    • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác, chú ruột, cô, cậu ruột, dì ruột của người chết; là cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô, dì ruột; là chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội hay cụ ngoại.
Cháu trai trưởng là người ở hàng thừa kế thứ 2 theo quy định pháp luật
Cháu trai trưởng là người ở hàng thừa kế thứ 2 theo quy định pháp luật

Xem thêm:

  • Những người thừa kế ngang hàng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
  • Những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng quyền thừa kế, nếu những người ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng, hay bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận.

Theo đó thì cháu đích tôn sẽ thuộc vào hàng thừa kế thứ hai. Và các đối tượng thuộc hàng thừa kế này chỉ được nhận di sản thừa kế theo pháp luật khi những người ở hàng thừa kế thứ nhất đã không còn, hoặc không có quyền được hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc họ từ chối nhận di sản đó.

Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thừa kế thì:

“Trường hợp mà con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì hàng cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của người cháu được hưởng nếu họ còn sống”.

Theo đó, cháu đích tôn cũng có thể được nhận phần di sản thừa kế theo quy định của pháp luật của ông, bà nội thay cho bố nếu người đó chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà. Như vậy tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cháu đích tôn có thể nhận được quyền thừa hưởng tài sản theo pháp luật mà không hề có quyền ưu tiên nào ở đây. 

Qua những thông tin về cháu đích tôn là gì, các trách nhiệm và quyền lợi của cháu đích tôn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về về quan niệm này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *