Câu đặc biệt là gì? Cho ví dụ minh họa

Câu đặc biệt là gì? Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm gì khác biệt? Trong chương trình học ở phổ thông chúng ta đã được học câu đặc biệt Ngữ Văn lớp 7. Nhưng vẫn còn khá nhiều bạn học sinh chưa nắm rõ và chưa biết cách vận dụng để làm bài tập. Dưới đây là những kiến thức mà chúng tôi tổng hợp về câu đặc biệt để bạn tham khảo.

Khái niệm câu đặc biệt là gì? Cho ví dụ

Theo sách Ngữ văn câu đặc biệt lớp 7 được định nghĩa là câu không có cấu tạo theo bất cứ một quy tắc ngữ pháp nào. Một câu đơn bình thường sẽ có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ nhưng cấu trúc của câu đặc biệt không nhất thiết phải có đầy đủ các thành phần của câu mà có thể thay thế bằng các từ ngữ ngắn gọn nhằm nhấn mạnh.

Câu đặc biệt là gì? Thế nào là câu đặc biệt?
Câu đặc biệt là gì? Thế nào là câu đặc biệt?

Ví dụ câu đặc biệt:

  1. “Thích quá! Hè năm nay được đi biển rồi!” – “Thích quá!” là câu đặc biệt.
  2. “Thôi! Thế là rơi hết tiền rồi” – “Thôi!” là câu đặc biệt.
  3. “Chán! Lần này thi lại được điểm 3” – “Chán” là câu đặc biệt.

Tác dụng của câu đặc biệt

Trong văn học hay trong giao tiếp hàng ngày câu đặc biệt được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể:

Xác định thời gian và địa điểm chính xác đang diễn sự việc

Câu đặc biệt có tác dụng đưa ra thông tin về thời gian, địa điểm nơi diễn ra các sự việc, sự kiện mà đoạn văn muốn nói. Với đặc điểm là không thể khôi phục được các thành phần trong câu nên thông tin muốn truyền tải cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác.

Ví dụ: “Một đêm mưa. Chú chó con lang thang ngoài đường trong sự cô đơn và lạnh lẽo.”.

=> “Một đêm mưa” là một câu đặc biệt dùng để xác định thời gian.

Dùng để thể hiện cảm xúc người nói

Câu đặc biệt dạng này không tuân theo bất cứ cấu trúc câu bình thường chủ – vị. Nó thường được dùng để diễn tả những cảm hứng, những cảm xúc chân thực của người nói. Do đó, người nghe hoặc người đọc vẫn có thể hiểu được ý của câu đó.

Ví dụ: “Chao ôi! Chị ấy xinh quá!”

=> “Chao ôi!” là câu đặc biệt thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của người nói.

Câu đặc biệt được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
Câu đặc biệt được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau

Xem thêm:

Chức năng gọi đáp

Câu đặc biệt trong trường hợp này là dạng hỏi đáp, chào, gọi…Đây còn được biết đến là câu đặc biệt ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ ý nghĩa giúp người nghe có thể hiểu được.

Ví dụ:

  1. Huy ơi! Huy ơi! Đi học nhanh lên không muộn.

=> “Huy ơi! Huy ơi” là câu đặc biệt có chức năng gọi đáp.

  1. A: Huyền ơi! Mang máy tính ra đây cho mẹ.

B: Dạ!

=> “Huyền ơi!” là câu đặc biệt với chức năng gọi.

       “Dạ!” là câu đặc biệt chức năng để đáp.

Liệt kê hoặc thông báo sự vật hiện tượng hoặc hành động

Việc sử dụng câu đặc biệt để liệt kê nhằm xác định sự tồn tại, hiện diện hay thông báo về một hành động nào đó liên tiếp của chủ thể được nhắc đến trong câu.

Ví dụ: Hoa đào. Hoa mai. Dấu hiệu của mùa xuân đã về.

=> “Hoa đào. Hoa mai” là câu đặc biệt dùng để liệt kê.

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt và câu rút gọn về mặt hình thức khá giống nhau. Nên có nhiều bạn khi sử dụng thường bị nhầm lẫn với 2 loại câu này.

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn tránh sử dụng sai
Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn tránh sử dụng sai

Giống nhau

  • Đều là câu có cấu trúc bất thường.
  • Cấu tạo 2 loại câu này có thể là 1 từ hoặc 1 cụm từ.
  • Đặc điểm chung của 2 loại câu này đều rất ngắn gọn.

Khác nhau

  Câu đặc biệt Câu rút gọn
Bản chất Câu có cấu tạo không theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ. Câu bị lược bỏ 1 số thành phần chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả 2.
Thành phần trong câu Từ hoặc cụm từ sẽ làm trung tâm của câu, không xác định được từ hoặc cụm từ đó ở thành phần nào của câu. Có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thuộc thành phần nào của câu dựa theo hoàn cảnh.
Khôi phục thành phần câu Không thể Có thể khôi phục lại thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Ôi trời! Vị của chiếc bánh này ngon quá!

“Ôi trời!” là câu đặc biệt không theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục được.

Ví dụ: “Ai là người được điểm Toán cao nhất lớp? – Tí.”

Thì “Tí” là câu rút gọn thành phần vị ngữ. Khôi phục dược thành câu đầy đủ: “Tí là người được điểm Toán cao nhất lớp.”

Các dạng bài tập về câu đặc biệt lớp 7

Dạng 1: Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn.

Đối với dạng bài tập này bạn cần nhớ lại kiến thức về câu đặc biệt, câu rút gọn như đã trình bày ở trên để phân biệt rõ 2 loại câu này tránh để xảy ra nhầm lẫn.

Dạng 2: Xác định tác dụng câu đặc biệt và câu rút gọn

 Đây là dạng bài tổng hợp về 2 loại câu này để giúp học sinh tăng khả năng cảm thụ văn khi gặp những câu dạng này.

Dạng 3: Viết một đoạn văn ngắn có câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng

Bài viết trên đây đã chia sẻ về câu đặc biệt là gì và các ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt được câu đặc biệt và câu rút gọn để vận dụng vào làm bài tập thật tốt nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *